Hôm nay,  

Ảnh hưởng của thời thế trong thơ Vũ Hoàng Chương

03/12/201907:04:00(Xem: 5332)

Ảnh hưởng của thời thế trong thơ Vũ Hoàng Chương

T
rần Từ Mai

 
 Thi sĩ Vũ Hoàng Chương mở đầu tập thơ Rừng Phong (Sàigòn : nxb Phạm Văn Tươi, 1954) bằng bài “Nguyện cầu.” Trong bài ấy, ông đã viết:
        Ta van cát bụi trên đường
        Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này
        Để ta tròn một kiếp say
        Cao xanh liều một cánh tay níu trời.

blankPhoto by Lê Văn Tư 
  
Tới đây, trong bản in đầu tiên của Rừng Phong, ông viết:
        Nói chi thua được với đời
        Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu …
Sáu năm sau, khi lại in bài ấy vào thi tập Cảm Thông (Sàigòn, 1960), ông đổi lại hai câu:
        Để ta tròn một kiếp say
        Cao xanh liều một cánh tay níu trời
        Thơ ta chẳng viết cho đời
        Không vang nhịp khóc dây cười nào đâu.
        Tâm hương đốt nén linh sầu
        Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi…
Thi sĩ như muốn nói, thơ của ông không phải là những tiếng cười nhịp khóc viết cho thế gian (không phải loại thơ “thương vay khóc mướn”), mà chỉ là nén tâm hương của một người “nhớ Quê” đốt lên để cầu nguyện.
Trong cuốn Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Sàigòn : Nam Chi Tùng Thư, 1970), họa sĩ Tạ Tỵ, một người bạn văn nghệ chí thân của thi sĩ Vũ Hoàng Chương từ năm 1943, một người tự thú là mê thơ VHC đến độ “thuộc hết tập Mây lúc nào không hay,” gọi thơ Vũ Hoàng Chương là “tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc.”
Khởi từ mối tình đầu tan vỡ:
        Yêu sai lỡ để mang sầu trọn kiếp
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đau buồn trong nhiều năm, rồi nhìn ra một xã hội với nhiều điểm yếu kém trong một đất nước đang bị đô hộ, ông có thái độ bi quan:
        Ôi lòng ta sao buồn không nguôi
        Niềm u uất dâng cao hề tháng ngày trôi xuôi
        Há vì cơm áo chẳng no lành
        Há vì đời không ai mắt xanh
        Nhớ thuở xưa chưa có ta hề đường đi thênh thênh
        Kịp tới khi có ta hề chông gai mông mênh…
                        (“Túy hậu cuồng ngâm”—Mây)
       
Ông băn khoăn về ý nghĩa của cuộc đời:
        Trải mấy hoang mang tìm kiếm
        Lòng sao khát mãi chưa vừa
        Đôi lẽ Có Không màu nhiệm
        Đêm đêm ta hỏi người xưa.
        Đuốc kim cổ, đây lòng ta thành kính
        Hội trầm luân cùng ý thức Huyền Vi
        Mà sáu nẻo hôn mê còn chửa định
        Ta về đâu? Kìa Ngươi đến làm chi?
        Phải chăng muôn kiếp nặng nề
        Từ Hư Không tới, lại về Không Hư
        Lẽ nào mộng cả thôi ư?
        Người ơi! giọt bể chứa dư tang điền.
                        (“Bài ca siêu thoát”—Rừng Phong)
Ông từng mơ một lối sống thoát tục:
        Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng
        Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài
        Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
        Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi
        Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh
Bể vô tận xá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền, theo gió hãy lênh đênh.
        Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền, xin ghé bến hoang sơ …
                        (“Phương xa”—Thơ Say)
Trong “Đào hoa nguyên ký” (bài ghi chép về chuyện “Nguồn hoa đào”), nhà văn Đào Tiềm (365-427) đời Đông Tấn kể lại rằng: Trong niên hiệu Thái Nguyên của vua Hiếu Vũ đế (376-396), có một người đánh cá ở Vũ Lăng (nay là tên một quận của tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa) đi ngược theo dòng khe khá xa, bỗng gặp một rừng hoa đào rất đẹp mọc sát bờ. Người ấy cho thuyền tiến thêm thì thấy hết rừng đào là một ngọn núi. Núi có hang nhỏ, mờ mờ như có ánh sáng. Người ấy bèn rời thuyền, theo cửa hang tiến vào. Lúc đầu hang rất hẹp, nhưng sau mở rộng ra, sáng sủa. Vào sâu bên trong thấy có nhà cửa tề chỉnh, dân cư sống vui vẻ. Hỏi ra mới biết tổ tiên của những người ấy trốn loạn đời Tần, đưa vợ con, thân quyến tìm tới nơi hiểm trở xa xăm này, rồi không muốn trở ra nữa. Họ “không biết là có đời Hán, nói chi đến đời Ngụy, đời Tấn.”Người đánh cá được cư dân trong động mời về nhà chơi, vui vẻ thết đãi suốt mấy ngày. Khi từ biệt ra về, có người căn dặn, “Đừng kể cho người ngoài hay làm gì.” Sau khi về, người ấy đến quận trình với quan Thái thú. Quan cho lệnh trở lại để tìm nhưng dấu vết đã mờ, không nhận ra đường cũ nữa.
Trong bài “Đào nguyên lạc lối” (Mây, từ trang 75), thi sĩ Vũ Hoàng Chương tóm lược lại câu chuyện ấy:
        Ven giải Đào nguyên buộc thuyền cửa động
        Dấn bước xem trời mở cuối hang sâu
        Ôi thời gian sông núi vẫn tươi màu
        Thuở Tần loạn xưa kia tìm trốn tránh
        Dắt díu nhau lạc vào nơi tuyệt cảnh
        Mươi lăm nhà riêng chiếm một Thiên thai
        Nỗi hưng vong chi xá việc bên ngoài.
Ông ao ước tới được chốn đó:
        Ôi lòng ta khao khát tới Đào nguyên.
Nhưng trên thực tế, Vũ Hoàng Chương đã không trốn được cuộc đời và việc đời. Thơ của ông vẫn bị thời thế chi phối một cách rõ nét. Vốn giàu tình cảm, thi sĩ Vũ Hoàng Chương luôn luôn tha thiết với người và với đời.
TỪ KHI CÒN TRẺ TỚI NĂM 1945 (khi Vũ Hoàng Chương được 30 tuổi)
Vũ Hoàng Chương cho biết ông sáng tác bài “Trả ta sông núi” (năm 1944, khi ông 29 tuổi) là do lời yêu cầu của Thế Lữ, người đang điều khiển ban kịch Anh Vũ và cần một bài khai từ cho vở kịch “Nguyễn Thái Học” sắp được trình diễn. Tuy nhiên, sự việc ông – ngay sau khi được yêu cầu -- phấn khởi thức suốt đêm, “sáng lúc nào không hay,” để hoàn tất một bài trường thi dài 120 câu với nhiều đoạn thật hứng khởi, đầy cảm động về những gương tranh đấu trong lịch sử dân tộc, cho ta thấy ông vẫn quan tâm đến đất nước, sẵn sàng góp tiếng nói trong việc tranh đấu cho nước nhà thoát cảnh bị đô hộ:
        Cửa HàmTử vắng teo vết Cáo,
Bến ChươngDương cướp giáo quân thù.
Trận Đà Mạc dẫu rằng thua,
Làm Nam quỷ, chẳng làm vua Bắc đình.
Chém kiêu tướng đồn binh TâyKết,
Triều Phú Lương gầm thét giang tân
"Phá cường địch báo hoàng ân"
Trẻ thơ giòng máu họ Trần cũng sôi.
Kìa trận đánh bèo trôi sóng dập,
Sông BạchĐằng thây lấp xương khô
Những ai qua lại bây giờ,
Nghe hơi gió thoảng còn ngờ quân reo.
hay:
       
Chống ngoại địch gươm mài quyết chiến,
Voi QuangTrung thẳng tiến kinh kỳ;
Phá Thanh binh trận Thanh Trì,
Sông Hồng khoảnh khắc lâm ly máu hồng.
Núi rậy sấm cho Sông lòe chớp,
Cờ TâySơn bay rợp BắcHà
Xác thù xây ngất Đống Đa
 Bụi trường chinh hãy còn pha chiến bào.
Tinh thần độc lập nêu cao,
Sài lang kia, Núi Sông nào của ngươi?
Ông kết thúc bản trường thi bằng một lời kêu gọi:
Ôi! Việt sử là tranh đấu sử
Trước đến sau cầm cự nào ngơi
Tinh thần cách mạng sáng ngời
Bao người ngã, lại bao người đứng lên.
Ngày nay muốn Sông bền Núi vững
Phải làm sao cho xứng người xưa
Yêu nòi giống hiểu thời cơ
Bốn phương một ý phụng thờ Giang sơn
Đùng lo yếu, hãy chung hờn
Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài.
Chúng ta có thể nói: thi sĩ Vũ Hoàng Chương vẫn luôn luôn quan tâm đến đất nước.
 
GIAI ĐOẠN 1945-1949
Các tài liệu về Vũ Hoàng Chương đều cho biết là trong giai đoạn này ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948.
Tập thơ này hiện vẫn chưa tìm ra. Chúng tôi mới sưu tầm được hai bài...
 
Xin mời xem tiếp:  http://tranhuybich.blogspot.com/
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.