Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn 2019- Ái Liên Kể Chuyện Vượt Biển Ly Kỳ 1979

28/11/201909:14:00(Xem: 5446)
LỄ TẠ ƠN 2019- ÁI LIÊN KỂ CHUYỆN VƯỢT BIỂN LY KỲ 1979

                                                                            
 Trần Củng Sơn
 

Mùa Lễ Tạ Ơn ThanksGiving 2019 ở Hoa Kỳ đang đến; là thời gian để nghỉ ngơi và hồi tưởng và tỏ lòng biết ơn những người đã cứu giúp mình. Thuyền nhân Ái Liên vượt biển tháng 6 năm 1979 cả đêm trước Lễ Tạ Ơn không ngủ được vì bồi hồi chuyện vượt biển năm xưa.
 
blank
 

Câu chuyện vượt biển của Ái Liên lúc đó 18 tuổi thật đặc biệt. Xin tóm tắt như sau:

Ghe chở khoảng trên 100 người khi ra biển thì gặp hải tặc Thái Lan. May mà bọn hải tặc này chỉ cướp đô la và vàng cùng nữ trang. Lúc đó thì cô gái Ái Liên uống thuốc chống say sóng thì thân thể giựt giựt giống như bị bệnh kinh phong cho nên mấy chỉ vàng mang trong người còn giữ được. Ghe bị chết máy giữa khơi, sóng đưa vào bờ biển Mã Lai. Lúc này các trại tị nạn Mã Lai quá tải cho nên họ không cho thuyền nhân Việt Nam vào và họ nhốt những người cùng ghe Ái Liên trong rừng cả tháng. Một số người bị bệnh chết và Ái Liên buồn quá một ngày bơi ra biển thật xa và thả mình xuống đáy biển để tìm cái chết.
 

Khi thân thể chìm xuống đáy nước đen lòm thì bất ngờ có con cá thật to từ dưới đáy biển trồi lên đưa người Ái Liên lên khỏi mặt nước. Cô tỉnh hồn và bơi mau vào bờ và tỉnh thức biết rằng ý định tự tử là không đúng. Mấy ngày sau, hải quân Mã Lai kéo ghe cùng những thuyền nhân VN ra khơi rồi cắt dây. Ghe được sóng đưa vào bờ. Và hải quân Mã Lai một lần nữa kéo ghe ra khơi bỏ mặc ghe giữa đại dương sóng gió.
 

May mà lúc đó có chiếc tàu Ý đi ngang qua vớt thuyền nhân VN trong đó có Ái Liên. Lúc này cô bị sốt mê man và được đưa về nước Ý sau cả tháng hải trình. Khi bình phục thì Ái Liên được Đức Giáo Hoàng John Paul 2 tiếp kiến và có chụp bức hình kỷ niệm. Sau này Ái Liên định cư đoàn tụ cùng thân nhân tại Hoa Kỳ và đang cư ngụ tại Quận Cam.
 

Câu chuyện vượt biển của Ái Liên hiếm thấy vì trải qua nhiều tình tiết ly kỳ, gặp hải tặc, bị Mã Lai nhốt trong rừng, ghe bị kéo ra khơi, được tàu Ý cứu và được gặp Đức Giáo Hoàng, kết thúc có hậu. Nhưng ly kỳ như phim ảnh là con cá to đáy biển trồi lên cứu Ái Liên khi cô trầm mình tự tử. Một văn sĩ Hoa Kỳ thập niên 80 viết sách kể chuyện này, việc chưa xong thì bà qua đời.
 

Trong đêm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân 20-7-2019 tại Hội Trường Việt Báo Quận Cam, Ái Liên đã kể câu chuyện vượt biển này trong nước mắt.

Mời quí độc giả vào Youtube để xem lại câu chuyện vượt biển ly kỳ nhân mùa Lễ Tạ Ơn 2019: TRẦN CHÍ PHÚC- 40 NĂM QUỐC TẾ CỨU THUYỀN NHÂN- ÁI LIÊN VƯỢT BIỂN

 
TRẦN CHÍ PHÚC- 40 NĂM QUỐC TẾ CỨU THUYỀN NHÂN- ÁI LIÊN VƯỢT BIỂN

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây đúng một năm, Iraq qua báo chí Mỹ là một biển máu. Mỗi tháng, trung bình có khoảng 2.000 thường dân Iraq và 200 lính Mỹ bị chết
Từ mấy tuần qua, một số dư luận quan tâm về kinh tế của Hoa Kỳ - và thế giới - có nhắc đến viễn ảnh của cuộc Tổng khủng hoảng 1929-1933.
Năm Mậu Tý 2008 là đúng 40 năm sau biến cố Tết Mậu Thân và cuộc thảm sát tại Huế. Đúng vào thời điểm này, sau 17 năm yên lặng làm chủ nhiệm Việt Báo
Chiến tranh lạnh Đông Âu chưa kịp nguội thì lại đến nạn diệt chủng ở Kosovo. Khối Bắc Đại Tây Dương với sự dẫn đầu của Chú Sam đã oanh tạc trừng phạt đất Serbia
"Giải Khăn Sô Cho Huế," là bút ký về những ngày địa ngục tại Huế Tết Mậu Thân 1968 khi cộng quân chiếm thành phố. Toàn bộ tác quyền từ sách này được góp vào việc trùng tu
Ai có khả năng ra lệnh cho bộ công an, viện kiểm sát , tòa án đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến vụ án giết người" Ai chỉ thị công an tịch thu xác một cách bất bình thường"
Có lẽ trong đời, nhiều người đã từng nói, hoặc từng nghĩ tới câu này “Đi tìm quê hương”. Ai đi tìm quê hương" Chắc hẳn phải ngầm có chủ từ Tôi, Anh, Chị
“Little Saigon” là một cái tên để chỉ nơi có nhiều cơ sở thương mại của người Việt trên đất Mỹ
Karmapa có nghĩa là “bậc hoằng hoá công hạnh của chư Phật” hay là "hiện thân của tất cả các họat động của chư Phật”.
Vụ Trung quốc cưỡng chiếm Trường Sa bằng nghị quyết sát nhập rơi vào quên lãng. Và chính quyền Việt Nam đã không có một hành động nào về mặt quốc tế
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.