Hôm nay,  

Người Kurds Và Cuộc Chiến Ơ Syria

05/11/201900:00:00(Xem: 2493)

Người Kurds là ai?

* Có khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurds sống trong vùng núi tiếp giáp ở hai bên biên giới của xứ Thổ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là nhóm sắc tộc đông thứ tư tại vùng Trung Đông, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia.

   Người Kurds là một trong số dân bản điạ ở vùng châu thổ Lưỡng Hà và cao nguyên mà hiện nay nằm ở đông nam Thổ nhĩ Kỳ, đông bắc Syria, bắc của Iraq, tây bắc của Iran và tây nam của xứ Armenia.

  Hiện nay, họ kết thành một công đồng có sắc thái đặc biệt đồng nhất về mặt chủng tộc, văn hoá và ngôn ngư, dù họ không có thổ ngữ chung.  Đa số họ theo tôn giáo Sunni đạo Hồi.

  Hồi đầu thế kỷ thứ Hai Mươi, đã có nhiều người Kurds nghĩ đến việc thành lập quốc gia cho mình với tên là “Kurdistan”.  Sau Thế Chiến I và sự thất trận của đế quốc Phổ, phe đồng minh thắng trận phương Tây đưa ra một dự thảo cho một xứ Kurds theo Hiệp Uớc Sevres năm 1920.

    Tuy nhiên hy vọng này bị tan vỡ ba năm sau đó, khi Hiệp Ước Lausanne ấn định biên giới cho xứ Thổ, mà không dành cho họ một chỗ đứng xứng đáng cho một quốc gia trong lãnh thổ của mình.  Trong 80 năm kế tiếp, bất cứ dự tính nào để thành lập một quốc gia của họ đều bị bóp bể không nương tay.

  Tại sao người Kurds lại đứng ở tuyến đầu đánh lại ISIS?

  Vào giữa  năm  2013 , nhóm Hồi giáo IS nhắm vào ba khu vực của ngừơi Kurds ở dọc theo vùng biên giới nằm dưới sự kiểm soát của chúng ở dọc miền bắc của Syria.  Chúng tấn công liên tục cho đến giữa 2014 thì bị đơn vị Kurds là YPG đẩy lui – YPG là một cánh của đảng Thống nhất Dân chủ Người Kurds gốc Syria là PYD. 

      Tháng Sáu năm 2014, IS tiến vào phiá bắc Iraq đưa đẩy ngừơi Kurds vào cuộc chiến.   Chánh phủ của Vùng Tự trị Kurdistan gởi quân Peshmerga của họ đến vùng bị quân Iraq bỏ rơi.  Tháng Tám 2014, quân Hồi Cực đoan bất ngờ tấn công vào khu vực làm quân Peshmerga phải rút lui ở một vài nơi.  Một số thành phố của các bộ tộc, nhất là Sinjar, bị đám IS giết và bắt giữ hằng ngàn người Yazidis.

 Để đáp trả, một cuôc không tập liên minh đa quốc do HK lãnh đạo xuống bắc Iraq và gởi cố vấn quân sự sang giúp quân Peshmerga.  Lực lượng YPG và Đảng Công nhân Kurdistan từng chiến đấu cho vùng Kurd tự trị trong ba thập niên qua có căn cứ ở Iraq cũng sang tiếp trợ.

  Tháng Chín năm 2014, Đám IS mở cuộc tấn công vào các khu cư trú chung quang thành phố ngưười Kurds ở Kobane, khiến hàng mười ngàn ngừơi phải chạy sang biên giới gần Thổ, dù vậy mà Thổ không chịu tấn công đám IS này hay để cho quân Kurds ở Thổ vượt qua bảo vệ.

  Người Kurds chiến đấu bên cạnh vài lực lượng nghĩa quân của Ả rập dưới cờ của liên minh Lực lượng Dân chủ Syria và được hổ trợ bởi các cuộc không tập, võ khí và cố vấn của liên minh Âu-Mỹ đã đẩy luì đám IS xa ra cả hằng mười ngàn kilo mét vuông ở vùng đông bắc Syria, và thiết lập vùng kiểm soát một dãy dài dọc biên giới giáp Thổ.

Tháng Mười năm 2017, Lực lượng Syria SDF chiếm được thủ đô Rappa của IS, và tiến về phía đông nam  vào tỉnh Deir al-zour, cứ điểm cuối cùng của nhóm ISIS ở Syria.  Cứ điểm cuối cùng trong lãnh thổ thuộc IS ở Syria  ở quanh làng Baghouz bị SDF chiếm tháng Ba năm 2019.  SDF ăn mừng là “ loại bỏ hoàn toàn” IS, nhưng cũng cảnh báo là những tổ nằm vùng đám cực đoan  Jihadist vẫn còn là “ mối đe doạ lớn”.

  Lực lựơng SDF noí trên còn phải đối phó với hằng ngàn chiến binh tình nghi theo IS bắt được trong chiến trận hai năm qua, cộng với cả hơn mừơi ngàn đàn bà và trẻ con có liên hệ với chiến binh IS. Hoa kỳ kêu gọi các nước nhận những dân có liên hệ với họ về nhưng bị từ chối.

  Tháng Mười năm 2019, lính Mỹ kéo lui về khỏi biên giới giáp với Thổ, sau khi TT Thổ nói là phát động cuộc hành quân để thiết lập “vùng an toàn” dài 32 kilô mét không có chiến binh YPG trong đó, để tái định cư 2  triệu dân của Syria nơi vùng này.  Lực lượng SDF nói là bị “HK đâm sau lưng”, và báo động là cuộc tấn công của Thổ sẽ tạo ảnh hưởng bất lợi trong việc diệt IS, vì họ không còn tập trung vào mục tiêu này đựơc nữa.  Họ đành phải quay qua liên minh với chánh quyền Syria của Assad, để lính của Syria đóng dọc biên giới. Chánh quyền Syria nói chắc là sẽ lấy lại sự kiểm soát của toàn Syria.

  Mối thù nghịch giữa Thổ và người Kurds là thâm căn.  Người Kurds có từ 15%   đến 20%  trong dân số.  Nhiều thế hệ qua, người Kurds chịu sự đối xử hà khắc từ chính quyền Thổ.  Trong những cuộc nổi dậy của những năm 1920 và 1930, dân Kurds bị đưa đi tái định cư, tên họ và cách ăn mặc bị cấm, tiếng Kurds bị giới hạn và ngay cả dân tộc tính Kurds cũng bị phủ nhận và bị gọi là “ dân Thổ Miền Nuí.”

      Năm 1978,  Abdullah Ocalan thành lập đảng PKK, kêu gọi cho một thực thể độc lập Kurds bên trong xứ Thổ. Tháng Sáu năm sau nhóm người Kurds bắt đầu võ trang bị hoá.  Kể từ đó, hơn 40 ngàn người Kurds đã bị chết và hàng trăm ngàn phải tản cư.

  Trong những năm chín mươi, đảng PKK rút lại đòi hỏi độc lập và chỉ yêu cầu có được độc lập về văn hoá và chính trị nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Năm 2013, sau những mật đàm, một cuộc hưu chiến được thực hiện. 

   Cuộc hưu chiến tan vỡ vào tháng Bảy 2015, sau khi IS nổ bom giết chết 33 người tại thành phố người Kurds gần biên giới Syria.  Đảng PKK lên án là chánh quyền Thổ đồng loã, rồi tấn công quân đội và cảnh sát Thổ.  Sau đó, chánh quyền Thổ đồng loạt tấn công quân của IS và của PKK.

Chánh quyền Thổ cho rằng YPG và PYG là chi nhánh của lực lượng PKK chủ trương dùng đấu tranh bằng võ lực và là những tổ chức khủng bố cần phải bị tiêu diệt.

  Người Kurds ở Syria chiếm từ 7% đến 10 % dân số Syria. Họ bị chèn ép , chối bỏ quyền căn bản, một số bị chối bỏ quốc tịch và đất đai của họ bị tịch thu và phân phát cho người Ả rập.  Đảng Dân chủ Liên  Minh PYD nói là họ không tìm kiếm sự độc lập, nhưng cương quyết là mọi dàn xếp chính trị cho cuộc xung đột ở Syrya phải gồm có sự bào đảm pháp lý cho các quyền của người Kurds và sự công nhận quyền tự quyết của người Kurds.

  TT Assad của Syria thề sẽ lấy lại từng tấc đất của lãnh thổ Syria dù cho bằng thương thuyết hay võ lực.  Chánh phủ của ông ta cũng bác bỏ đòi hỏi quyền tự quyết của người Kurds và nói là:    “ không có ai ở Syria chấp nhận các thực thể độc lập .”

Chánh quyền Trump và cuộc chiến ở Syria, viết theo thông tín viên về an ninh quốc gia Greg Myre của đài NPR, ngày 12 Oct. ’19.

     Hồi đầu tháng Mười này, sau khi có cuộc điện đàm giữa Trump và Erdogan, TT Trump ra lệnh rút quân Mỹ ra khỏi vùng biên giới phía bắc nơi quân Kurds, chiến đấu với sự yễm trợ của HK,  đang chiến đấu với quân Syria và ISIS.  Quyết định này đưa đến việc quân Thổ tràn qua biên giới để ào ạt tấn công quân Kurds.  Khi mà quân Mỹ rút đi thì quân Kurds coi như bị bỏ rơi để tự mình phải chiến đấu chống lại quân của Nga và Iran đang yễm trợ cho chánh quyền và quân Syria.  Quân Kurds và chánh quyền Afghan bị rơi vào tình trạng bấp bênh , nguy khốn.  Hành động rút quân này khiến cho quân đồng minh đang chiến đấu ở Afghan xem chánh sách ngoại giao của HK là ‘ tuỳ hứng và định đoạt bằng những cái tweets’, thay vì có đừơng lối rõ ràng. Ký giả Greg Myre nhận xét là TT Trump d8a4 hành xử làm cho các quốc gia khác thấy bị báo động.   Ngay cả TT mới của Ukraine là Zelenskiy phải tìm cách điều đình với Putin của Nga sau khi bị HK ngưng viện trợ quân sự.  Tướng Joe Votel, cựu Tư Lệnh Trung ương tại Trung Đông,  cho đây là một quyết định vội vã và tại hại. 

  Tại sao lại có quyết định không ai hiểu nổi này của Trump?

   Trump có hai cao ốc mang tên mình tại Turkey xây hồi 2012  do tài phiệt Thổ tên là Aydin Dogan và TT Thổ là Erdogan làm chủ. Erdogan nổi danh về những hành động đầy bạo lực và hiếu chiến trên trường quốc tế.  Trump cho lấy tên mình như là một thương hiệu đặt cho toà cao ốc đó để ăn bạc triệu dollars với tên là “Trump Towers”.  Năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn, Trump nói:  “Tôi hơi có bị tương phản lợi lộc một chút, vì tôi có xây dựng building lớn, thật lớn, ở Istambul”. Để hóa giải vấn đề tương phản lợi lộc sai khi lên TT, Trump đã từng nói là sẽ chuyển hoạt động thương mại , làm ăn cho các con, chỉ đứng điều hành, nhưng thực tế thì vẫn làm chủ hòan toàn các tài sản. 

Lùi lại tháng Sáu năm 2016, khi Trump  ủng hộ lệnh cấm các di dân từ ‘các xứ khủng bố’ thì Erdogan doạ sẽ bỏ tên “Trump”  ra khỏi toà cao ốc.  Sau đó Trump thay đổi lập trường, khen Erdogan là “ a very good friend”, “very high marks”, khen ngợi ông này về việc cai trị Turkey.  Khi Erdogan sang thăm Mỹ gặp Trump, thì các hộ vệ của ông này công khai hành hung các ký giả mà chánh quyền Mỹ không có biện pháp gì với chúng. 

     Mới đây Tòa Bạch Ốc nói sự kiện có số tù nhân ISIS thoát ra khỏi ngục ở vùng có quân Kurds chiếm đóng là do quân Kurds làm, để buộc HK đưa quân trở lại giúp mình. Điều mỉa mai là TT Trump vừa ra lệnh áp đặt trừng phạt kinh tế Turkey, trong đó Endogan tuyên bố là sẽ thực hiện mục tiêu chiếm đóng của mình cho tới cùng dù HK có như thế nào!  Mới ngày 14 tháng 10, thật là “dở khóc dở cười”  khi phe người Kurds phải nhượng bộ để cầu cứu quân của chánh quyền thù địch Assad của Syria đem quân giúp mình sau khi bị HK bỏ rơi!                            

Tình hình ở Trung đông trở nên hỗn loạn cách nguy hiểm, mà trong đó Putin là kẻ hưởng lợi to lớn. Trong khi Hoa Kỳ bị nhìn với con mắt chê trách và nghi ngờ từ phiá đồng minh.  Các đồng minh của HK lo ngại cho sự trổi dậy của ISIS và cho an ninh của quốc gia mình.

         Đến ngày  24 tháng 10 2019, TT Trump tuyên bố là đã đạt được ‘kỳ tích’ khi được Thổ ưng thuận một cuộc ngưng chiến lâu dài ở vùng vừa chiếm đóng. Trump nói HK không chiến đấu tại ‘vùng cát đẫm máu này’ nữa. Lực lựơng chiến đấu người  Kurds bị bỏ rơi, và cờ của lính Nga phất phới tiến vào trám chỗ trống!

  Và rồi vào ngày 28 tháng 10, nhờ sự chỉ điểm của tình báo người Kurds, lực lượng Hoa kỳ đã tấn công vào sào huyệt của thủ lãnh nguy hiểm hàng đầu của IS là Abu Bakr al-Baghdadi, khiến hắn phải nổ mìn tự sát.

Dưới thời tổng thống Trump, người ta không còn biết rõ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là theo định hướng nào nữa! (Nguồn: www.bbc.com/world-middle-east)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vâng, thật vậy, bạn hãy cùng tôi tham dự lễ An Vị Quán Thế Âm Bồ Tát nơi Lễ đài lộ thiên vào ngày 14 tháng 10 năm 2007
Ngày 10 tháng 10 năm 2007, chính quyền Bắc Kinh công bố cho biết vào cuối năm nay sẽ cho mở các tour du lịch ở quần đảo Tây Sa.
Mạng Lưới Tuổi Trẻ VN Lên Đường (MLTTVNLĐ) sẽ tổ chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5 tại Kuala Lumpur
Chỉ hai tiếng đồng hồ trước khi đứng cùng lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ để chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong sảnh đường Rotunda của tòa nhà Quốc hội
Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện
Những cuộc biểu tình kéo hàng vạn, hàng triệu người xuống đường, gây nghẽn tắc giao thông, ngừng trệ các sinh hoạt xã hội, những chính phủ sụp đổ
Tôi đọc những dòng thơ tù của Hòa thượng Thích Quảng Độ thấy xót xa cho quê hương ngày hôm nay, vào thế kỷ 21 này trong khi nhiều quốc gia trên thế giới
Ngày xưa, có một cậu bé nóng tính. Bố cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng: Cứ mỗi lần mất bình tỉnh, mất kiên nhẫn, hoặc cãi nhau với ai
Có phải Trung Quốc sắp ra nghị quyết quan trọng về Đài Loan và Trường Sa" Sau đây là Đài RFA phỏng vấn nhà bình luận Trần Bình Nam
Để nuôi dưỡng tình thân thương giữa chị em, cũng như để có cơ  hội ôn lại những kỷ niệm êm đẹp trong thời gian phục vụ trong QLVNCH
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.