Hôm nay,  

Cuộc Chiến Ở Ngoại Quốc Lâu Nhất Của Hoa kỳ

22/10/201900:00:00(Xem: 2308)

Một cái nhìn nhanh về lịch sử cận đại của Afghanistan

 

Afghanistan nằm giữa Ả rập Saudi và Ân độ, và dính liền biên giới ở phía tây với Iran, ở phiá đông với Pakistan, ở phía bắc Với Nga; nó cũng có một phần nhỏ biên giới giáp với China.  Năm 1979, khối Sôviết chiếm Afghanistan để dựng lên một chánh phủ theo cộng sản.  Cuộc chiến kéo dài 10  năm  và với sự yểm trợ phe Hồi giáo nổi dậy của Hoa Kỳ.  Trong những năm 1990, phe Sôviết rút đi, phe Mỹ cũng chán ngán và rồi phần lớn xứ này bị rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô trật tự.

Kế đó là sự xuất hiện của nhóm Taliban. Taliban có nghĩa là “môn sinh”, và thành viên của nó tụ họp nhau trong giáo điều nhgiêm nhặt của các trườg học Hồi giáo.  Họ chống lại các lãnh chuá và áp đặt luật cấm của mình, cấm nhạc và buộc phụ nữ phải ăn mặc kín đáo từ đầu tới chân.  Lúc đầu, Hoa Kỳ ủng hộ nhóm Taliban. Nhưng sau này không còn nữa khi nhận thấy là họ ép chế phụ nữ và vi phạm nhân quyền. Năm 1996, Taliban chiếm thủ đô Kabul – gần như cùng lúc mà Osama Bin Laden tới Afghanistan sau khi bị đẩy ra khỏi Sudan.   Nhóm theo Bin Laden là al-Qaida dựng lên các trại huấn luyện tại Afghanista  và lên kế hoạch tấn công ngày 11 tháng Chín năm 2001, tại các nơi này. 

Sau khi cuộc khủng bố xảy ra, HK chiếm Afghansitan, đánh bật Taliban và đuổi Bin Laden vào vùng nuí ở biên giới Afghan và Pakistan.  Từ đó quân đội HK có mặt ở Afghan cho đến giờ.

Cuộc chiến ở Iraq và việc  Barrack Obama thắng cử

Tháng Ba, 2003, HK phát động chiến tranh với Iraq, cho là tìm thấy nhà độc tài Saddam Hussein có vũ khí tàn sát hàng loạt.  Sau đó, không có vũ khí nào được tìm thấy. Nhưng đây là một cách đánh lạc hướng sự chú ý và tài vật khỏi chiến trừơng Afghan.  Thăm dò ý kiến hiện nay cho thấy phần đa số công luận Mỹ cho là cuộc chiến ử Iraq là một sai lầm.  Khi Obama vận động ra ứng cữ năm 2008, ông nói rằng TT George W. Bush đã ‘né tránh vấn đề’ khi xâm chiếm Iraq. Obama nói là kẻ thù thực sự của Mỹ đang lẫn trốn ở vùng biên giới giữa Afghan và Pakistan.  Ông ha sẽ có vài hành động:  gởi thêm hai lữ đoàn tới Afghan để duy trì ổn định, và khuyến khích khối NATO gởi thêm lực lượng, huấn luyện quân đội Afghan đảm trách về an ninh.  Ông cũng nói là sẽ tăng viện trợ cho Pakistan, với điều kiện xứ này nỗ lực chống khủng bố.   Obama biết vấn đề ở Afghan không phải là đơn giản.  “Các bộ tộc ở đó coi biên giới chỉ là lằn mực vẽ trên bản đồ, và quân đội của các chánh phủ tới rồi lại bỏ đi.”  Obama noí trong bài diễn văn năm 2007: “ Vấn đề liên hệ huyết thống của người ở đây là chặt chẽ hơn liên minh, và những phần tử tôn giáo cực đoan chọn cách dùng bạo động.  Đây là một nơi khó nuốt trôi.  Nhưng đó không là cái cớ để thoái thác... Chúng ta không thể để bị thất bại vì sự khó khăn.”

   Hai tháng sau khi nhậm chức, Obama ra lệnh điều hai lữ đoàn tới Afghna và coi như là ông giữ đúng lời hứa.  Obama cũng thay thế Tướng David McKiernan, sĩ quan quân sự tối cao tại Afghan với Tướng Stanley McChrystal.

Bao nhiêu quân thì đủ?

Sau đó, sự tranh luận chính về Afghan là về quân số Mỹ cấp cho cuộc chiến ở Afghan.  Tướng Chrystal báo cáo là có đề nghi xin 40 ngàn  lính, thêm vào cho số lính khoản 68 ngàn- của thời đó -  hiện có để đánh quân nổi dậy mà số nhiều có liên hệ tới nhóm Taliban.  Sau đó Tướng McChrystan xuất hiện trên chương trình tryền hình tên 60 Minutes và thảo luận là làm sao lại cần thêm lính cho chiến lược tổng quát của mình.  Công luận không hài lòng với những đòi hỏi cao như vậy của nhóm lo về an ninh QG của Obama. 

Ngay sau đó, Bộ Trưởng QP là Robert Gates nói là các cố vấn cho TT, về vấn đề quân sự cũng như về dân sự, nên đưa ra những lời khuyên, đề nghị “một cách thẳng thắn nhưng theo cách  chỉ trong riêng tư thôi.” Thật ra quan điểm của ông tướng này mang nhiều ẩn nghĩa và đáng chú ý hơn là chỉ thuần mang nghĩa “thêm nhiều lính.” Người ta cần suy luận kỹ mới nhận ra được ẩn ý của ông.  Ông muốn nói rằng những hoạt động ở Afghan thừơng dẫn theo những hậu quả ngoài dự tính cho nên HK cần phải thận trọng.  Ông nói: “Nếu ta đào một cái giếng không đúng nơi trong một làng, ta có thể là thay đổi căn bản lực lượng trong làng đó.  Do vậy, với một mục đích vô vị lợi như đào một cái giếng, ta có thể gây ra chia rẽ, hay gây ấn tựơng sai với người bên ngoài nhìn vào, không hiểu việc gì đang xảy ra: ta theo bên này mà bỏ bên kia.  Đồng thời, ông đặt nghi vấn cho  xứ Afghan này là “một nghĩa địa cho các đế quốc.” 

Phần đông người Afghan không muốn nhóm Taliban trở lại. Họ muốn đất nứơc mình được tự trị và đó là cái lợi cho HK.  Để chống quân nổi dậy, ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc giữ an ninh cho người Afghan, và điều này phải đi trước sự an toàn của binh sĩ.  Ông đặc biệt chỉ trích quan niệm của liên quân quốc tế về điểm này.  Ông nói: “Cứ nghĩ là bảo vệ cho binh sĩ phe ta trước, thì ta sẽ hành động làm cách xa chúng ta với dân bản địa về mặt xã hội cũng như về mặt tâm lý.  Quân đội nên tăng cường trách nhiệm, và chánh phủ Afgnah cũng phải là một chánh phủ có trách nhiệm.”

Một chánh phủ cho Afghanistan

Sự đòi hỏi một chánh phủ cho Afghan là điều khẩn thiết khi nước này bầu cử  trong năm 2009.  TT H. Karzai lãnh đaọ Aghan với sự yểm trợ của chánh quyền Bush, nhưng bị kết án là  tham nhủng và không có khả năng.  Khi Karzai thắng cứ hồi tháng Tám, 2001, có nhiều cáo buộc về sự gian lận.  LHQ có điều tra, nhưng một vài viên chức bị cách chức hay từ nhiệm vì cách hành xử của cuộc điều tra.  Tiếng xấu về chánh phủ Karzai làm mạnh thên ý kiến là HK nên rút quân ra khỏi Afghan.  Theo lập luận này thì chiến lược chống quân nổi dậy không có kết quả gì khi chánh phủ Afghan bất lực. Lúc đó, phó TT J. Biden tỏ ra thiên về ý kiến này. Normna Kurz, cố vấn của Biden viết: “ ... làm sao chiến thắng khi ta không có bạn, và khi ta không tin vào khả năng của Karzai trong việc thành lập một lực lượng bản xứ có khả năng, và ngay cả một lực lượng cảnh sát có qui cũ cũng không có. Khó mà tin rằng tốt hơn ta nên chú trọng nổ lực của HK vào mục tiêu nhỏ hơn là diệt Taliban và đám al-Qaida dọc theo biên giới Afghan và Pakistan, để hạn chế sự can thiệp của bọn chúng vào nội tình của hai xứ này.”

Điểm gây ra tranh cãi nóng bỏng là Taliban có ít nguy hiểm hơn bọn al-Qaida hay không, và Taliban có thể cho gia nhập vào tình hình chánh trị  của Afghan được hay không. 

Điểm quan trọng khác là: sự kế cận biên giới của Pakistan và Ấn Độ.  Pakistan là kình địch của Ấn Độ.  Một trong những mục tiêu quan trọng của HK là không để al-Qaida có võ khí nguyên tử trong tay.

Cuộc chiến ở Afghan đã kéo dài 18 năm. Năm 2017, Trump cho tăng số lính Mỹ từ 8.000 lên 14.000 dù thực sự chỉ muốn rút hết quân ra.  Tháng Mười Hai năm 2018, Trump ra lệnh cho Ngũ Gíac Đài rút đi số nầy còn phân nữa nhưng không thực hiện được. Trump định điều đình với Taliban ở Doha nhưng lại phải hủy bỏ, sau khi Tali ban tấn công giết chết binh sĩ Hoa Kỳ. Tháng Chín, ngày 09, Trump tuyên bố cuộc nói chuyện cho hoà bình với Taliban và TT Afghan là Ashraf Ghani ‘bị chết.’ Trước đó, nhân viên trong nội các luôn chống lại việc điều đình với Taliban là cựu Cố vấn An ninh QG là John Bolton đã bị mất chức.

Đến nay thì đã có 2,400 lính Mỹ bị chết trong số 14.000 lính tại Afghan.  Quân số cuả Liên Quân là 22,000.  Quân số của Mỹ là 14.000, Trump nói là sẽ rút xuống còn 8.600.

 

Nguồn:  Angie Hobnic Holan, www. politicalfact.com/truth

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử
Bản đồ Việt Nam đây, cụ Hồ vừa ý chưa" (Ảnh Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PDDDD HVK Thoại) là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.