Hôm nay,  

Cali tháng Mười, tiết trời động đất

17/10/201921:10:00(Xem: 3330)

Cali tháng Mười, tiết trời động đất

 

Bùi Văn Phú

 

Ngày 14/10/2019 vừa qua, lúc 10 giờ 33 phút tối, cư dân vùng Vịnh San Francisco đã cảm thấy mặt đất rung chuyển bởi một chấn động địa chất. Không mạnh, nhưng làm giật mình và lo lắng vì sắp đến ngày kỷ niệm 30 năm trận động đất lớn ở miền Bắc California vào năm 1989.

 

 

 blank

Bảng cảnh báo sóng thần có thể xảy ra tại ven bờ biển ở Berkeley, California (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

 

Tối hôm đó tôi đang ngồi làm việc, bỗng chiếc bàn như sàng qua sàng lại. Biết là động đất vì đã nhiều lần cảm nhận được như thế, nhưng trong đầu vụt lên nỗi lo. Sẽ có động đất lớn không?

 

Sống ở vùng này, theo dự báo của các nhà điạ chất thì một trận động đất lớn – “Big One” như danh từ riêng các nhà khoa học, giới truyền thông dùng để gọi – có thể xảy đến bất cứ khi nào. Rồi đất rung lắc mạnh hơn. Tôi la to: “Earthquake. Earthquake” để người nhà nhanh tìm chỗ an toàn nhất mà trú, trốn; thường là dưới cửa phòng hay chui xuống gầm bàn là những nơi dân California đã nhiều lần thực tập hoặc được nghe giới chức thẩm quyền khuyến cáo nên làm khi động đất đang xảy ra.

 

Tôi cảm nhận đó là chấn động mạnh hơn bình thường. Nhưng chỉ vài giây đồng hồ thì ngưng. Bình tâm. Nhưng tôi vẫn chờ đợi xem thật sự mặt đất đã ngừng rung hẳn chưa.

 

Vùng này thường có động đất hơn 3.0 và nếu ở gần tâm chấn động sẽ thấy rung rinh màn cửa hay đèn treo trong nhà. Nhưng tối hôm qua đất rung mạnh hơn. Khi bắt đầu cảm thấy vật dụng rung rinh, trong đầu thầm cầu nguyện cho độ rung không tăng lên. Mà có mấy ai biết được nó sẽ tăng hay ngừng lại. Chỉ trời biết.

 

Tôi viết lên FB: “Earthquake. Earthquake” thì có bạn ở San Jose gửi lời nhắn ngay là cũng cảm thấy đất rung. Một bạn khác không cảm thấy gì, tuy cũng ở San Jose.

 

Số đo đầu tiên được truyền hình địa phương đưa tin là 4.7 độ Richter, với tâm chấn động ở thành phố Pleasant Hill, cách San Francisco 30 dặm, San Jose 40 dặm. Thời đại của Twitter, Facebook nên trong vòng vài phút đã có hình ảnh gửi vào đài. Một nhà ở gần trung tâm địa chấn có các ngăn tủ quần áo bị sức rung đẩy ra. Một nhà khác có vết nứt nhẹ trên tường. Nhà nữa có đèn chùm rớt xuống bể tan tành. May mắn không thiệt hại nhiều hay lan rộng.

 

Khi động đất xảy ra tại vùng Vịnh San Francisco, phóng viên thường liên lạc với trung tâm khảo sát địa chất USGS ở Menlo Park hay Đại học UC Berkeley là những nơi có các thiết bị khoa học đo độ rung của đất và xác định khu vực của tâm chấn động. Truyền thông đưa tin 4.7, rồi sau điều chỉnh lại là 4.5 theo độ Richter.

 

Những nhà khoa học đưa tin về tâm chấn động rất chính xác, nhưng điều chỉnh độ chấn động luôn xảy ra và con số thường xuống thấp hơn những đo lường ban đầu.

 

Sau trận nhỏ 4.5 ở Pleasant Hill, lúc 12 giờ 42 phút trưa 15/10 lại có động đất 4.7 gần thành phố miền quê Hollister, cách San Jose chừng 50 dặm về hướng nam.

 

Cứ tháng Mười ở đây nghe đến cụm từ “earthquake weather” – thời tiết của động đất. Nói cho vui vậy, chứ chưa ai tìm ra được cách tiên đoán động đất, như khoa học đã có mẫu dự báo cho nắng mưa, gió bão. Căn cứ vào dữ liệu có được, nhiều nhà địa chất học chỉ dự đoán là cứ chừng một trăm năm sẽ có một “Big One” – động đất trên 7.0 – từ đường nứt San Andreas Fault hay Hayward Fault. Năm 1906 một “Big One” 7.9 đã san bằng San Francisco. Đến nay hơn 100 năm qua rồi nên không biết khi nào sẽ có trận động đất lớn ở đây, nếu những dữ liệu thu thập được là khả tin.

 

Cách đây đúng 30 năm, lúc 5 giờ 4 phút chiều 17/10/1989 có động đất ở miền bắc California, mức độ 6.9 nên chưa được gọi là “Big One”. Động đất năm đó tâm chấn động nằm ở Loma Prieta, gần Santa Cruz, nhưng gây thiệt hại nhiều nhất là cho hai thành phố ở phiá bắc là San Francisco và Oakland, cách tâm chấn động 100 dặm về hướng bắc, với 63 người chết và gây thiệt hại trên 5 tỉ đôla. Cầu Bay Bridge đã phải đóng một tháng vì một mảng cầu bị xập.

 

Hè năm 2014 có động đất 6.0 ở thung lũng rượu vang Napa làm một người chết, hơn trăm bị thương và gây thiệt hại vài trăm triệu đôla.

 

Động đất và núi lửa là những thiên tai gây thiệt hại lớn, có khi hủy diệt cả một vùng đất trên mặt địa cầu.

 

Thời cổ xưa, núi Vesuvius phun lửa chôn vùi cả thành phố Pompeii bên Ý năm 79 AD.

 

Ngày nay nhiều ngọn núi trẻ trên mặt địa cầu thỉnh thoảng cũng nổ và phun lửa. Năm 1980 núi St. Helens ở tiểu bang Washington phun khói và lửa cao ngút lên không, tro bụi bay phủ tới hơn chục tiểu bang trong nhiều ngày.

 

Núi Pinatubo ở Philippines phun lửa năm 1991 mà người Việt tị nạn ở trại chuyển tiếp Bataan chắc còn nhớ.

 

Núi lửa phun ít gây thiệt hại nhân mạng vì có thể tiên đoán được, qua những trận động đất trên miệng núi trước khi phát nổ.

 

Nhưng động đất là việc khó tiên đoán, dù các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều nỗ lực để nghiên cứu mà vẫn chỉ có thể khuyến cáo cách xây cất nhà cửa, đường xá để giảm thiệt hại sinh mạng cũng như vật chất. Bao giờ thiên tai ập đến thì chẳng mấy ai hay.

 

Trận động đất mạnh nhất ghi nhận được xảy ra năm 1960 tại Chile, với độ rung 9.5 và tạo ra sóng thần tsunami cao hơn 10 mét ở Hawaii, Nhật và Philippines. Tuy nhiên thiệt hại nhân mạng không cao, chỉ vài nghìn.

 

Năm 2004 động đất hơn 9.0 dưới lòng biển Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần cuốn trôi hơn 200 nghìn người trong các vùng cư dân ven biển từ Thái Lan, Indonesia sang đến Tích Lan.

 

Năm 2010 động đất 7.0 ở Haiti làm thiệt mạng trên 100 nghìn người. Động đất 8.8 ở bờ biển Chile khiến hơn 500 người chết.

 

Động đất Tohoku ở Nhật vào tháng Ba 2011 là trận động đất cực lớn, với độ 9.0 và kéo dài đến 6 phút. Sau đó sóng thần ập vào làm thiệt mạng 16 nghìn người, gây thiệt hại trên 350 tỉ đôla. Sóng thần đã lan đến cả vùng bờ biển Oregon và California trong những ngày sau đó.

 

Tôi đã trải nghiệm qua trận động đất 6.9 ở miền bắc California cách đây 30 năm, nó chỉ kéo dài chừng 10 giây. Lúc đó đang đi trên lề đường tới chỗ đậu xe gần Lake Merritt ở Oakland thì đất rung mạnh như muốn quật tôi ngã xuống. Hốt hoảng ngó quanh thì cột đèn đong đưa, dây điện rớt xuống trước mặt mà không biết chạy đi đâu. Như thế mới hiểu được sự kinh hoàng của trận động đất Tohoku mạnh 9.0 và kéo dài đến 6 phút mà người dân Nhật đã phải trải qua.

 

Tôi cũng là người may mắn, vì nếu rời Oakland sớm hơn chút nữa thì xe của tôi cũng đã nằm dưới đường xa lộ Cypress hai tầng bị xập khi động đất, làm 42 người thiệt mạng. Đó là con đường tôi đi về mỗi ngày.

 

Các trận động đất trên 7.0 đều gây thiệt hại vật chất lên đến hàng chục, có khi hàng trăm tỉ đô la.

 

Miền đất bên phía Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Mexico và các nước châu Mỹ cũng thường có động đất. Năm 2010 động đất 7.2 ngay biên giới hai nước làm rung chuyển từ Los Angeles, San Diego qua đến Las Vegas. Năm 1994 động đất 7.1 ở Northridge, gần Los Angeles, gây nhiều thiệt hại cho khu vực này.

 

Động đất 8.0 ở Mexico City năm 1985 làm thiệt mạng cả vạn người. Thành phố này năm 2017 và năm nay cũng có động đất lớn.

 

Nói theo khoa học, chúng ta đang sống trên những mảng đất đá bồng bềnh trôi vì trong lòng đất là khối chất lỏng nóng bỏng tạo áp xuất cao nên được gọi theo danh từ khoa học là hiện tượng đất trôi (plate tectonic).

 

Dựa vào lý thuyết này, các nhà khoa học cho rằng triệu triệu năm trước đây thì vùng đông bắc châu Phi và châu Âu liền với nhau. Hay vùng nam Mỹ và tây châu Phi cũng dính liền với nhau. Theo thời gian, đất từ từ trôi và tách ra các châu lục như bản đồ ngày nay.

 

Biển Thái Bình, cái tên nghe êm đềm nhưng bao quanh là một vòng tròn lửa “Ring of Fire” theo cách nhìn địa chất. Ven theo hình tròn này là những quốc gia châu Mỹ từ Hoa Kỳ xuống đến Chile và bờ bên kia là Nhật Bản, Indonesia, Philippines thường có động đất vì sự chuyển động, cọ sát giữa những mảng đất khổng lồ.

 

California nằm trên “Ring of Fire” và có rất nhiều đường đất nứt. Dài nhất là San Andreas Fault từ Los Angeles lên San Francisco. Xa lộ 280 từ San Francisco xuống San Jose là con đường dọc theo triền núi và đó chính là một phần của đường nứt San Andreas. Nếu đất cứ từ từ trôi vài xen-ti-mét mỗi năm thì một ngày nào đó, triệu năm sau Los Angeles sẽ cùng San Francisco là hai thành phố nằm cạnh nhau.

 

Trên miền bắc California còn đường nứt Hayward Fault, chạy ngang Đại học Berkeley và nhiều khu đông dân cư. Xa lộ 580 từ San Rafael chạy đến Hayward là dọc theo hành lang của đường nứt này. Dọc theo đường Mission ở thành phố Hayward, nơi sinh viên lớp địa chất của California State University, Hayward (nay là CSU East Bay) thường xuống khảo sát để thấy đất di chuyển chừng 2 cm một năm, làm cho nhiều ngôi nhà ở đây có cửa ra vào bị lệch theo thời gian, khó đóng mở, hay đường phố có những vết nứt do mặt đất di chuyển.

 

Theo các nhà địa chất học, đất California bị nhiều vết chém nát. Hai đường chém rõ nhất là đường San Andreas và Hayward, còn lại vô số đường nứt nhỏ, ngắn hơn thường gây chấn động từ 3 tới 4.0.

 

Cách đây chừng một thập niên, Hollywood tung ra chiếu “2012” là một phim giả tưởng về dự báo ngày tận thế, tính theo lịch Maya là ngày 21/12/12.

 

Đó là ngày với thiên tai xảy ra khắp nơi trên địa cầu: động đất, núi lửa phun, sóng thần ập tới. Tổng thống Barack Obama lo cứu dân mà bị bỏ lại cho thiên tai, không kịp thời giờ theo vợ con lên chiếc Air Force 1 để được đưa đi lánh nạn trên một con tàu khổng lồ và hiện đại do Trung Quốc đóng, cùng với vài nghìn người khác.

 

Khi đất thôi nứt, núi lửa ngừng phun, sóng gió bình yên trở lại trên biển là lúc trục xoay của địa cầu cũng đã chuyển hướng. Ý khoa học của phim dựa vào hiện tượng đất trôi của nhiều triệu năm. Còn hiểu phim theo tinh thần tôn giáo là con người đã trải qua một trận đại hồng thuỷ có ghi trong cựu ước của Thiên Chúa Giáo.

 

Nghĩ về động đất, chúng ta chỉ biết chờ. Cần chuẩn bị vì chẳng biết khi nào thiên tai sẽ xảy đến.

 

[Ghi để nhớ 30 năm trận động đất Loma Prieta ở miền bắc California ngày 17/10/1989]

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.