Hôm nay,  

Những Gã Du Tử Mang Nghiệp Chữ

18/10/201900:00:00(Xem: 2629)

Thế là gã thành thi sĩ, sau bao nhiêu năm đăng rải rác trên báo. Giờ gã in riêng cho mình một tập. Bạn bè, người thân chúc mừng nhiều lắm. Gã không thật sự biết mình vui hay buồn. Trong lòng gã tự nhủ:

 -Người ta thành thương gia nghiệp chủ, ông nọ bà kia. Mình cứ quẩn quanh với mớ chữ nghĩa có làm chi nên đời! Người ta thành đạt, vợ con sung sướng nở mày nở mặt. Mình thì chỉ làm vợ con thêm bận lòng: “Ông suốt ngày mơ mộng thơ thẩn” hoặc  là: “Bài naỳ ông viết cho con nào?”… đaị loaị như thế! 

 Nhưng người ta cũng bảo:  “Nghiệp chữ”, đã là nghiệp thì dù muốn hay không cũng không thể tránh. Nghiệp là kết quả tạo tác, mình không thể chối từ. Mình đã sanh vào cõi Sa Bà này thì cuộc trăm năm này cũng lý thú lắm chứ! Với những kẻ mang nghiệp chữ thì cuộc trăm năm này là một cuộc rong chơi đầy cảm hứng. Người ta bảo gã là nhà thơ, gã không dám nhận, chỉ đơn giản là một gã du tử rong chơi mà thôi, chỉ đơn giản là một tay mang nghiệp chữ tài tử mà thôi! Gã rong chơi cuối trời phương ngoaị, tháng năm quên đi, đôi khi chỉ là kẻ vớt lấy làn hương, chỉ là kẻ múc  mảnh trăng đáy nước! Sẽ có người bảo:” Hương làm sao vớt? trăng đáy nước làm sao múc?” ấy mà vớt được, ấy mà múc được, bởi vì những kẻ du tử mang nghiệp chữ “ biết” cách. Nếu không “vớt”, không “múc” được làm sao họ có thể viết cho đời những bài thơ hay, những câu tuyệt cú… Kẻ du tử rong chơi trời phương ngoaị nhớ về cố quận. Cố quận oằn mình núi rừng loang lổ, sông ngoì, biển cả…ô nhiễm trầm trọng, khí trời cũng không còn trong lành để thở nữa. Muôn loaì trên rừng dưới biển bị tàn sát không thương tiếc. vật đã thế, môi trường đã thế thì con người làm sao an. Cho dù có sống trong những biệt phủ nguy nga nhưng đồng loại bất an một mình an được sao? Giặc phương Bắc như tằm ăn dâu, vẫn ngày đêm xâm thực. Kẻ du tử lòng đau nhưng không thể làm gì hơn được, thế thì những vần thơ, những bài văn laị là sóng âm khêu gợi lòng người!

 Năm xưa khi đánh giặc Tống bên bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt viết thơ thần. Ngài đã thể hiện “nghiệp chữ” trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng một cách tuyệt vời. Thơ thần như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Khi đánh đuổi được giặc Minh. Nguyễn trãi ( một đaị du tử) đã viết Bình Ngô Đaị Cáo. Một áng văn tuyệt tác vô tiền khoáng hậu. Nguyễn Trãi phô bày nghiệp chữ một cách trác tuyệt. Bình Ngô Đaị Cáo là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt! Nghìn năm phong kiến vốn trọng văn khinh võ coi thường kinh kỹ…Có lẽ đó là thời kỳ huy hoàng của kẻ mang nghiệp chữ. Bởi vậy dân gian mới bảo:

Văn thì tứ phẩm đã sang

Võ thì nhị phẩm còn mang gươm hầu

 Hoặc như kẻ “Du tử” Lý Bạch thì quả thật xưa nay chưa hề thấy: Y là kẻ thư sinh, uống rượu làm thơ ấy vậy mà được thái uý cởi giày, tể tướng mài mực cho, đã thế còn được kim bài uống rượu suốt đời không phải trả tiền! Bên trời Tây thì những kẻ mang nghiệp chữ cũng vinh quang không kém. Bọn du tử với nghiệp chữ được giới quy tộc, triều đình nuôi dưỡng. Bọn họ chỉ mỗi việc uống rượu và viết thơ, nhạc ngợi ca, trong vô số những bài tụng ca có không ít những tuyệt tác vượt thời gian!

 Thời gian như nước chảy mây bay, như hoa rơi diệp lạc… mình đến rồi cũng sẽ đi mau thôi, những tháng ngày rong ruổi có đôi khi níu kéo một vầng mây trắng mà ca ngợi đời này, có đôi khi lắng lòng nghe hơi thở đất trời, có đôi khi chia sẻ với tiếng đời bất hạnh…Cánh chim bay qua bầu trời không lưu dấu vết nhưng đã có những kẻ du tử giữ hộ rồi. Hết mùa thì hoa tàn hương tận nhưng những kẻ mang nghiệp chữ đã kịp lưu laị cho đời. Những kẻ rong chơi ở giữa con đường bất tận quên tháng ngày laị là hạnh phúc, an lạc lắm thay. Nào ai hay, tâm hồn đồng điệu rung lên như tơ đàn hoà nhập với đất trời, với cung bậc thanh âm của kiếp người. Giữa con đường ấy là đường naò? đường tình, đường đạo, đường đời… sẽ mãi mãi không bao giờ đến đích, vì một khi đến đích rồi thì có còn là du tử nữa! Con đường bất tận, kẻ rong chơi giữa con đường với:” Mùa xuân phía trước miên trường phía sau”- Buì Giáng. Trên con đường những vết trầm như dấu ấn chứng in sâu trong tâm hồn, trong tim dù thời gian năm tháng có bôi xóa thế nào cũng không thể nhạt nhoà hay phai được. Những gã du tử rong chơi với tháng năm đến cõi này:

 Tôi đến nơi này một sớm mai

Rong chơi kể chuyện với muôn loài

Thơ- TLTP

 Những gã rong chơi kể chuyện với muôn loài hay muôn loài tâm sự với bọn họ? có ai mà biết được, chỉ có bọn họ mới biết mà thôi! Họ sống với một trời phương ngoại. Trời phương ngoại hay vùng phương ngoại ấy ở đâu? Có trên cõi đời này thật sao? Trời phương ngoại đẹp lắm, yên ả lắm. Trời phương ngoại sáng lạng và thanh khiết lắm, ở đấy không có năm tháng bao giờ, ở đấy không có những kẻ thô tục, không có bon chen, không có khổ đau…Trời phương ngoaị không phải là thiên đường, thiên thai. Trời phương ngoaị không có ở trên mặt đất này và cũng không ở ngoài thế gian này. Dù có chỉ bảo, giải thích thế nào người khác cũng không sao hiểu hay thọ hưởng được. Chỉ có tự chính bản thân mình đạt được thì mới biết vùng phương ngoaị ấy đẹp biết dường nào! Vùng phương ngoại vốn không có ở trên mặt đất này, ấy vậy mà:

 Rong rêu một giải giang hà

Phần hoa chi mộ dưới tà dương huy

Say hồ điệp khúc lưu ly

Hồn hoa lay động người đi chửa về

Thơ- TLTP

 Vốn không ấy thế mà có, vốn có nhưng thật laị là không, có- không vốn không là một mà cũng chẳng là hai. Người đi đâu về đâu mà phần hoa chi mộ vẫn thiết tha dưới ánh tà dương!

 Thành Ất Lăng này từng bị đốt cháy và san thành bình địa trong cuộc nội chiến năm nào. Trang trại Tara ở miền Jonesboro của gia đình nàng Scarlet cũng thăng trầm theo thế cuộc. Thời gian bôi xoá và vùi lấp đi tất cả, may mà có nữ du tử Mitchell với nghiệp chữ của mình đã giữ lấy tất cả nhữnh hình ảnh, hơi thở  của thành Ất lăng cho thế hệ mai sau. Nữ du tử đã đi rôì nhưng tháng năm rong chơi trong cuộc hồng trần naỳ vẫn còn mãi mãi. Vùng phương ngoaị xa xôi, vùng phương ngoại lung linh… Bảo chỉ chỗ nào làm sao ta biết, chỉ tự mình mở lấy cữa mà vào thôi! Những kẻ du tử gìn giữ lấy làn hương, vớt trăng dưới nước, chao ôi khờ khạo một cách dễ thương biết dường nào!

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 7/2018

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.