Hôm nay,  

Những Cột Mốc Thời Gian / Từ Biệt Thi sĩ Du Tử Lê

05/01/202000:27:00(Xem: 16229)


blankBìa sách Người Về Như Bụi, tuyển tập tưởng nhớ Du Tử Lê
 

Những Cột Mốc Thời Gian

  

Tin anh Du Tử Lê ra đi tôi nhận được sáng hôm nay qua text của Tô Đăng Khoa trên điện thoại. Tuy không đợi một tin buồn như thế, tôi đã chuẩn bị tinh thần trước vì những tháng gần đây sức khỏe của anh Du Tử Lê không ổn định, thêm nữa anh hút thuốc lá thoải mái chứ không hạn chế như những tháng trước và làm những bài thơ kiểu linh cảm. Bài mới nhất (30/9/2019) Chiều rớt/xanh/lưỡi dao phản ảnh bóng một người chờ ra đi, và anh đã ra đi thật vào lúc 8 giờ 6 phút đêm thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2019 (theo tin của con gái cho biết trên báo Người Việt). Được tin tôi lặng lẽ ra ngồi phòng khách, bên ngoài nắng sáng đang lên trên tàng trắc bá và một chiếc lá vừa rơi trên mặt bàn ngoài sân trước mắt tôi. Một ngày bắt đầu như thế, và trong tôi hôm nay có một khoảng trống. Tôi hình dung chiếc bàn tại quán café Hạt Ngò có một chiếc ghế trống: Chỗ ngồi thường ngày của anh Du Tử Lê. Từ hôm nay, ghế sẽ trống mãi miết, nhạt nhòa rồi cuối cùng biến mất vì ký ức cũng chỉ là một chỗ ngổi và không ai ngồi mãi bao giờ! Bài thơ cuối cùng của anh có bốn câu:
 

đợi nắng về bầu bạn

cuối đời / tôi ngồi đây /

bằng hữu như sẹo cây:

bị xóa dần dấu vết.

 

Nắng cũng có hợp tan, bằng hữu nào khác trong cuộc đời mỗi người! Bài thơ mô tả tâm trạng hết sức cô đơn của anh và anh đang đợi ra đi. Nhớ đến anh Du Tử Lê, có lẽ bốn câu thơ của Trần Kiêu Bạc trong bài thơ Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống diễn tả trung thực tâm trạng:

                               

Chỉ thương chiếc ghế còn bỏ trống

Bạn không về nữa biết ai ngồi

Biết đến khi nao mà hò hẹn

Hay là tay trắng sẽ buông xuôi?

 

Sống trong đời, bằng hữu là những cột mốc thời gian. Tôi quan niệm như vậy vì một khi nhớ đến ai đó trong đám bạn bè, trước tiên gợi trong tôi bóng thời gian liên hệ với bản thân mình sau đó mới đến trạng huống của sự hồi tưởng. Như anh Du tử Lê luôn cho tôi hình ảnh một trung úy chiến tranh chính trị năm 1968, và tôi một học sinh trung học đang hành trang chuẩn bị thi vào cao đẳng mỹ thuật Gia Định. Gia đình tôi năm ấy sống ở Pleiku. Chị tôi, Lê Phương Châu là bạn làm thơ của anh Du Tử Lê đã nhờ anh giúp tôi những ngày chân ướt chân ráo vào Sài gòn trọ học. Lúc bấy giờ tôi chưa có xe và anh đã chở tôi bằng chiếc vespa cũ đến trường Mỹ Thuật xin đơn và thủ tục để thi. Thường sau mỗi lần đi như thế anh và tôi đi ăn phở, uống café. Có những hôm anh rảnh rỗi đến nhà trọ chở tôi đi La Pagode uống café máy lạnh. Tại đấy, qua anh tôi bắt đầu quen biết một số các khuôn mặt văn nghệ sĩ cầm bút tại Sài gòn.
 

Năm 1973 tập Thơ Tình Du Tử Lê được giải văn chương toàn quốc, lúc bấy giờ tôi bị tổng động viên và đang tập huấn quân sự khóa 5/72 Thủ Đức. Về phép ghé chúc mừng anh vào buổi trưa, anh chở tôi đến một kho hàng bên bờ sông Sài gòn. Kho hàng cửa mở nhưng bên trong tối đen, tôi và chiếc xe vespa của anh dựng bên ngoài chờ trong khi anh vào kho tìm sách để tặng tôi. Anh đi khá lâu mới trở ra cùng vài tập thơ trên tay. Tôi cảm động xiết bao khi anh đặt tập thơ lên yên xe vespa và cúi xuống cặm cụi viết: Với tất cả tình riêng tặng Lê Lạc Giao. Đưa sách cho tôi, anh giải thích “thùng sách nhà xuất bản bỏ trong kho lẫn lộn với bao nhiêu hàng hóa, anh tìm muốn chết mới ra!” Sau đó anh chở tôi ra Thanh Thế ăn bít tết rồi chúng tôi đi uống café. Đặc biệt anh bao giờ cũng trả tiền, khi tôi ngỏ ý muốn trả anh bảo, “Khi nào em đi làm hãy hay. Giữ tiền mà xài.”


blank

Lê Lạc Giao, Du Tử Lê, Lê Phương Châu 25/5/2013
  

Trong những năm 1970, tôi thường uống café la Pagode, Hân và Duyên Anh với anh. Thỉnh thoảng lại đi ăn phở và đặc biệt có một lần anh chở tôi trên chiếc Vespa cũ mèm đi ăn phở Hoàn Kiếm trên đường Hai bà Trưng, anh khen: Phở Hoàn Kiếm mang hương vị Hà Nội! Khi tôi được biệt phái trở về học tiếp đại học Văn Khoa, năm 1973 có làm tờ bán nguyệt san Tự Thức khổ lớn như báo Khởi Hành, anh giới thiệu họa sĩ Lê Vĩnh Ngọc vẽ bìa tờ báo và anh gửi truyện ngắn “Bước Qua Tháng Mười Một” cho số báo khổ lớn đầu tiên. Tôi nhớ tờ báo Tự Thức số cuối cùng đầu tháng 4 năm 1975, anh Du tử Lê nhờ anh Kim Tuấn mang về Pleiku phát hành 100 tờ. Những năm tháng ấy anh Du tử Lê lúc nào cũng xem tôi như người em văn nghệ cần được giúp đỡ.
 

Tháng Tư năm 1975, anh di tản sang Mỹ. Tôi kẹt ở lại đi tù vì là viên chức chế độ cũ. Thời gian này thông tin rất khó khăn nhưng sau khi ra khỏi trại cải tạo, tôi vui khi biết tin anh Du Tử Lê sống tại Mỹ và vẫn tiếp tục làm thơ trái với tin đồn anh chết trên xa lộ trong những ngày hỗn loạn cuối tháng Tư năm 1975. Đến tháng ba năm 1993, tôi sang Mỹ trong chương trình HO. Hai tháng sau qua Phan Tấn Hải, anh hẹn tôi tại một quán café cạnh ngả tư Brookhurst và Hazard, tôi nhớ quán café có cả lò làm bánh mì. Gặp nhau vui mừng thăm hỏi rồi anh bảo vừa thoát chết vì bệnh bướu cổ.  Sau mười tám năm gặp lại, anh Du Tử Lê vẫn gầy ốm và luôn nói chuyện với nụ cười như ngày xưa. Hôm gặp lại anh có cả Lê Giang Trần. Anh giới thiệu tôi như một người đang hoạt động văn nghệ trong khi chính tôi đã gần hai mươi năm không cầm bút. Lúc chia tay anh lại trả tiền café sau khi nhắn nhủ tôi ổn định cuộc sống và viết lại truyện ngắn.  Lúc này tôi đã lập gia đình, và sang xứ người phải ráng hết sức vừa học vừa làm việc nên tôi cũng không có cảm hứng sáng tác, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn nói chuyện với anh trên điện thoại. Bao giờ anh cũng an ủi tôi và nói chuyện văn chương khiến có lúc tôi cảm giác mình không còn khả năng viết lách. Bẵng đi chừng sáu năm, tôi không liên lạc với anh vì dọn nhà nhiều lần và lo toan công việc gia đình trừ một lần đi bác sĩ gặp anh đưa chị đi khám bệnh. Qua lần gặp ấy tôi mới biết anh Du Tử Lê lập gia đình lần nữa. Tuy vậy tôi không liên lạc với anh thường vì quá bận công việc. Sau khi nhà tôi mất, tôi bắt đầu viết trở lại và tập truyện “Một Thời Điêu Linh” chính anh Du Tử Lê giới thiệu trong buổi ra mắt sách ngày 28 tháng 9 năm 2013. Từ đó tôi thường đi uống café với anh và chúng tôi hay nhắc chuyện cũ rồi cười với nhau. Có lần tôi bảo, “Mỗi lần uống café nói chuyện cũ, ngày hôm sau em cứ nghĩ hôm trước chúng ta đã khóc chứ không phải cười!” Nghe tôi nói anh gật đầu bảo, “Em nói không sai vì hình như chúng ta tưởng niệm một thời chứ không phải kể chuyện một thời!”


 

Nhắc đến một thời là cách diễn tả cột mốc thời gian và cũng chỉ cách đó thời gian mới dừng lại để rồi người trong cuộc cười khóc với nhau. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, tình bạn chân thành giữa anh Du Tử Lê và tôi không hề thay đổi và chúng tôi đã cười khóc với nhau bao lần? Tập thơ “em cho tôi mãi nhé: ấu thơ mình” (tháng 4/2019) của anh là những lời tâm sự cuối cùng của một cột mốc thời gian vì một con người muốn xin lại tuổi thơ có nghĩa thâm tâm mong thực tại dừng lại để trở về. Lúc này ý nghĩa chân thật đời người rõ nét “ở đâu đến thì hãy trở về!”
 

Anh Du Tử Lê là một thi sĩ bình dị, hòa đồng, giỏi kham nhẫn. Tuy anh mất nhưng anh đã để lại một di sản thi ca to lớn cho nền văn học Việt Nam mai sau. Là bạn của anh, tôi rất vinh hạnh và luôn yêu quí anh. Mong anh miên viễn bình an nơi thế giới bên kia, anh Du Tử Lê!
 

Lê Lạc Giao

… o …

 

Từ Biệt Thi sĩ Du Tử Lê

 

Sáng sớm thứ ba 9.10.19 đọc trang báo Người Việt online tôi thật xúc động khi nghe tin anh Du Tử Lê giã từ cuộc chơi nơi cõi tạm... anh đã nhẹ nhàng quay gót phiêu du cùng trời trăng mây gió, cùng sông nước xôn xao chờ khách du ngoạn cảnh, ở đó tôi biết chắc rằng anh đang tay bắt mặt mừng cùng những tri âm tri kỷ đang chờ người hội ngộ ...
 

Tôi nhớ anh phì phà điếu Lucky, đôi mắt đa tình giọng nói sơn ca thỏ thẻ bên luống dã quỳ vàng rực miền Tây nguyên gió lạnh mưa mùa cách đây nửa thế kỷ ... và hôm nay: năm mươi năm sau gặp lại nhau, anh vẫn còn nhắc đến loài hoa vàng dã quỳ trên những tác phẩm anh tặng tôi ... Tôi gọi tên anh: Du Tử Lê và nén nhang lòng thương nhớ vô cùng.
 

chiều rớt/xanh/ lưỡi dao,

tôi khứng! chờ ... mưa tới.

 

Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!

 

Lê Phương Châu

Ventura 9-10-2019

   

 

GHI CHÚ:

 

 

Sau đây là Thư Mời từ một nhóm văn nghệ sĩ trong Ban tổ chức một đêm nhạc và ra mắt tuyển tập tưởng nhớ Du Tử Lê.

.

Người Về Như Bụi: Đêm Nhạc, và Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê

 .
blank

Kính mời đồng hương tham dự Đêm nhạc tưởng niệm thi sĩ Du Tử Lê (1942-2019) --- trong đêm nhạc cũng sẽ ra mắt tuyển tập “Người Về Như Bụi” gồm 39 văn nghệ sĩ góp bài văn, thơ, họa để tưởng nhớ nhà thơ DTL.

 

Trong đêm nhạc, thơ Du Tử Lê được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc sẽ được các ca sĩ hát trong buổi tưởng niệm và ra mắt sách. Chương trình đêm nhạc với MC Bùi Đường... với các bài thơ Du Tử Lê được phổ nhạc bởi Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Từ Công Phụng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức, Hoàng Quốc Bảo… qua các giọng ca của các ca sĩ Nguyên Khang, Thu Vàng, Nam Trân, Thái Hoàng, Thúy An, Nguyễn Hoan, Đồng Thảo … vào lúc 5:30 chiều ngày Thứ Ba 14-1-2020 tại:

 

 

Hạt Ngò Bistro Restaurant
10752 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92843
Telephone: 714-260-5872

 

Để chia sẻ, chi phí in sách, tiền thuê dụng cụ âm nhạc và nhà hàng phục vụ là 50 USD cho một thiệp mời một người. Các bạn sẽ được tặng một quyển sách tưởng niệm nhà thơ Du Tử Lê “Người Về Như Bụi” gồm nhiều bài viết của các văn, thi sĩ cùng bữa ăn chiều ba món trong khi thưởng thức các giọng hát, ngâm thơ của những ca sĩ nổi tiếng về những bản tình ca như “Trên ngọn tình sầu”, “Khúc thụy du”, “Đêm nhớ trăng Sài gòn”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, “Dòng suối trăm năm”, “Tan theo ngày nắng vội”, “Người về như bụi”….

 

Để có thiệp mời, xin liên lạc qua điện thoại Kim Hương 714-260-5872, Tô Đăng Khoa: 949-232-7089, Huỳnh Duy Thuận: 956-489-1598. Sẽ tới nhà trao thiệp mời tận tay nếu người đặt thiệp mời ở trong khu vực Little Saigon.

Ban tổ chức trân trọng kính mời.

.

Được biết tập sách “Người Về Như Bụi” do Văn Học Press xuất bản, gồm thơ, văn, họa của 39 tác giả, 39 dòng cảm nhận về Du Tử Lê trong đó có bài viết của:

Cung Tích Biền  Nguyễn Thị Thanh Bình  Lê Phương Châu  Nhật Chiêu  Đinh Trường Chinh  Nguyễn Đức Cường  Võ Chân Cửu  Duyên  Khuất Đẩu  Lê Lạc Giao  Bùi Bích Hà  Lê Minh Hà  Phan Tấn Hải  Trần Yên Hòa  Tô Đăng Khoa  Đặng Mai Lan  Trần Vấn Lệ  Trần Thị Nguyệt Mai  Nguyễn Thị Khánh Minh  Đỗ Hồng Ngọc  Như Quỳnh de Prelle  Đỗ Quyên  Orchid Lâm Quỳnh  Hoàng Xuân Sơn  Phan Ni Tấn  Song Thao  Nguyễn Xuân Thiệp  Trịnh Thanh Thủy  Trịnh Y Thư  Vũ Hoàng Thư  Đỗ Quý Toàn  Xuyên Trà  Lê Giang Trần  Lý Kiến Trúc  Trần Mộng Tú  Nguyễn Đức Tùng  Hạnh Tuyền  Trần Dạ Từ  Nguyễn Lương Vỵ

 

Sách in đợt đầu không bán, chỉ để tặng. Muốn có sách tặng, xin tham dự đêm tưởng niệm thi sĩ tại:

 

Café Hạt Ngò Bistro
10752 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92843
lúc 5:30 chiều ngày 14/1/2020.
714-260-5872

 

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.