Hôm nay,  

Thư Gửi Người Lính...

02/10/201910:25:00(Xem: 6344)

Ngày 29 tháng 9, 2019 Nhà Văn Giao Chỉ, San José gởi bài viết có tiêu đề “Nhớ Người Đã Chết” (Viết về các bạn mũ đỏ Trần quốc Lịch, Phan nhật Nam), phổ biến trên Việt Báo Online, 29/9/19. Bải viết có lời kết.. ” ...xin nhớ cho rằng chiến hữu đã ra di. Dù là tướng lãnh hay chỉ là trung đội trưởng, chúng ta mãi mãi nhớ đến người đã chết..”

Bài viết của Tác Giả Giao Chỉ, Niên Trưởng Đại Tá Vũ Văn Lộc tuy nội dung có khác biệt nhưng CÙNG TINH THẦN/MỤC ĐÍCH/YÊU CẦU của bài báo: “Với Những Người Lính Nhảy Dù vắng mặt..của Phan Nhật Nam phổ biến trên Người Việt Online, Ngày 5/9/2019. Thế nên tôi xin được phép trình bày Lá Thư Ngõ nầy gởi đến Niên Trưởng Giao Chỉ Vũ Văn Lộc - Tất cả những Chiến Hữu nào có liên quan. Vì xét thấy câu chuyện Tác Giả Giao Chỉ đề cập không chỉ liên quan đến hai cá nhân TQL và PNN, mà còn tác động đến những Người Lính khác: Người Lính QLVNCH đã HY SINH trong trận chiến để hôm nay chúng ta có được đời sống nơi đất Mỹ, ở hải ngoại nầy nếu nói thật lòng, rốt ráo câu chuyện.. 


Kính Gửi Niên Trưởng Vũ Văn Lộc,

Niên Trưởng đã có phổ biến lá thư đề cập (đính kèm trên) đến Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Trần Quốc Lịch và cá nhân tôi, PNN. Tôi xin trả lời về những điểm mà Niên Trưởng Vũ nêu ra một cách khách quan (vì không có gì để không khách quan) và cũng rất chân thực (cũng bởi không có gì để không chân thực). 


#1- Về vấn đế thứ nhất: “..Tâm trạng đó (của PNN) rất trong sáng hay có đôi chút “oán hờn cá nhân” cũng là chuyện thường tình.”  Tôi xin xác chứng: 


#11/Giữa bản thân tôi và Cựu Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND Trần Quốc Lịch (1968-1970) KHÔNG HỀ  CÓ MỘT “OÁN HỜN” NÀO GIỮA HAI CÁ NHÂN. Nếu có (có nhiều) những va chạm, khúc mắc, tranh chấp giữa cá nhân Lữ Đoàn Trưởng TQL là ĐỐI VỚI với các Tiểu Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn Trưởng đương nhiệm lúc ấy hiện còn sống ĐỦ nơi Nam, Bắc Cali; Oregon; Ông HTHÁi (hiện ở Sacramento) là một trường hợp điễn hình, cụ thể. Chứ không phải đối với cá nhân PNN, vì với chức vụ, qua công việc (của Đại Úy PNNam nơi Lữ Đoàn 2, 1968-1970) thì không hề có “LIÊN QUAN CÁ NHÂN” bất kỳ hình thức nào với LĐTrg/TQL. Những nhân sự của, từ những vụ việc “có liên quan” nầy ĐANG CÒN SỐNG ĐỦ NƠI NAM, BẮC CALI, Ở MỸ- Không phải sự việc của PNNam và vấn đề của lá thư nầy của Tác Giả Giao Chỉ.


#12/Vấn đề PNN ra khỏi binh chủng ND là do QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẠI TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM, TỔNG TRƯỞNG QUỐC PHÒNG chứ không hề là quyết định của LĐT/TQL cũng không do từ Tư Lệnh Dư Quốc Đống, hoặc của Đại Tướng TTMT/CVViên. 

Sau 27/1/1973, PNN là Thành Viên Thứ # 41 của BLHQS 4 & 2 Bên/ Trung Ương – Với Quyền Đặc Miễn Ngoại Giao theo quy định Hiệp Định Ba Lê, có hoạt động cấp quốc gia, nhận lãnh, hoàn tất những công tác quan trọng.. Đại diện VNCH đi Hà Nội lãnh Tù Binh Mỹ (Thiếu Tá John McCain; Pete Peterson..3/1973); Trao trả Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Long, Huỳnh Tấn Mẫm, thành phần trí thức, sinh viên phản chiến.. ở Lộc Ninh (7/1973). Dự thảo tổng kết các phiên họp cấp trưởng đoàn gởi đến Ủy Ban Thi Hành Hiệp Định Ba Lê (Tướng Cao Hảo Hớn) để nơi đây trình TT/TTKhiêm; TT/NVThiệu, gởi qua phái đoàn VN tại Pháp ở La Cell St Cloud. Bao gồm viết tham luận Công Tác Thi Hành HĐ/Tiểu Ban Tù Binh cho Trường Cao Đảng Quốc Phòng. Cuối cùng, kể từ 10/3/1975, ngày quân BV tấn công Ban Mê Thuộc là sĩ quan BLHTƯ đi đến các Quân Khu (I&II) lập tường trình vi phạm của CS tại thời điểm nguy ngập Tháng 3,  4, 1975. Công tác ngày chỉ chấm dứt trong sáng ngày 29/4/1975 để từ trụ sở BLHQS đến trình diện Đại Tá Tham Mưu Phó BTL/SĐND Nguyễn Phẩm Bường, Trại Hoàng Hoa Thám cùng trong Tân Sơn Nhất. Nói rõ như thế để NT thấy cá nhân tôi PNN KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI “OÁN HỜN” ông TQL khi ra khỏi Lữ Đoàn 2. Sau 27/1/1973, ở Ban Liên Hợp, tôi lại đặt dưới quyền của Trung Tướng Dư Quốc Đống. Tuy nhiên, vấn đề vì sao ra khỏi binh chủng? Và chuyển đi đâu, như thế nào.. KHÔNG PHẢI LÀ NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA LÁ THỨ NẦY.


#2- Vần đề thứ hai: “Nhưng anh (pnn) liền bị các chiến hữu phản đối mạnh mẽ và đến lượt chính anh bị tổ cáo vì coi thường kỷ luật trong nhiệm vụ dưới màu áo lính..” 


#21-Tôi và LQTrg (Hiện ở San José) là hai Thiếu Úy K.18 được đặc cách lên Trung Úy đầu tiên của khóa 18 ở Nhẩy Dù (19/6/1965); và được chỉ định giữ chức Quyền Đại Đội Trưởng ĐĐ50/TĐ5ND và Q.Đại Đội Trưởng ĐĐ/72/TĐ7ND (Biên Hòa). Tháng 12/1965. hai chúng tôi được đưa về Tiểu Đoàn 9 (Sài Gòn) tân lập để giữ chức ĐĐTrg hai Đại Đội 91, 93 của tiểu đoàn tân lập nầy. Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù không thể giao Đại Đội 93 tân lập cho một viên trung úy gọi là “coi thường kỷ luật!” Nói thêm chi tiết: Vào thời điểm 1965, các Khóa 14 Đà Lạt dẫu đã mang cấp bậc Đại Úy (Các Đại Úy Nguyễn Đình Bảo, Nguyễn Chí Hiếu, Đào Trọng Tuyển..) vẫn chỉ là những Đại Úy Đại Đội Trưởng. Đại Úy Nguyễn Khoa Nam là Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn 1 đến 1/11/1965 lên Thiếu Tá chuyển về giữ Tiểu Đoàn 5 ND..  


#22- Vấn đề thứ hai: “Chiến công hay tội ác” của Phan Nhật Nam là những tác phẩm phóng sự chiến trường đã đưa tên bạn bè của anh, đã đưa những địa danh chiến trường đất nước vào các trang sách bất tử.” 

Tôi không có “chiến công” nếu so sánh với các bạn đồng khóa: 5/12 Tiểu Đoàn Trưởng; 2 Trưởng Phòng 3 của SĐND (1965-1975); Sĩ Quan Thủ Khoa đầu tiên tử trận của 31 khóa Đà Lạt (ThÚy Ng Anh Vũ/TĐ1ND, tử trận 8/1964); Sĩ quan lên cấp nhanh nhất kể cả của quân sử thê giới (Thiếu Úy BĐQ NgVnÚc, 23/11/63 Thiếu Úy-1/1/65, Đại Úy thực thục); 13 tử trận của 15 Thiếu Úy về SĐ1BB sau 1963.. 

Tôi cũng không có “tội” nào xúc phạm, mất uy danh QLVNCH, qua văn phẩm đã viết nên và hành vi thực hiện  từ ngày mặc áo lính, 23/11/1961 cho đến hôm nay, 10/2019. Mà chỉ luôn xử dụng chữ viết, lời văn để xác chứng: Cuộc Chiến Đấu Chính Nghĩa của VNCH và Người Lính QL/VNCH  là một nhiệm mầu! 



#3- Vấn đề thứ Ba: Từ sư đoàn 5 Lịch b thuyên chuyển về làm chánh thanh tra quân đoàn 4 tại Cần Thơ. Rồi lại bị thanh tra trung ương điều tra và giam giữ... Đại tá Lịch nhận sư đoàn 5 tháng 9 năm 1972 đến tháng 11 lên chuẩn tướng nhiệm chức. Một năm sau tháng 11-1973 bàn giao cho Lê Nguyên Vỹ. Tài liệu an ninh cho biết tìm thấy gạo và thuốc tây trong mật khu xuất xứ liên quan đến sư đoàn 5 thời kỳ anh Lịch trách nhiệm. Quân đội bèn phạt quân kỷ và lấy lại ngôi sao nhiệm chức của chuẩn tướng Lịch. Tin đồn bán súng, bán xe và bán cả thiết giáp cho Việt Cộng là đồn láo.”  


Vấn đề nầy PHẢI ĐƯỢC nói rõ với những CHỨNG CỚ NHƯ SAU:

#31- Hình ảnh xe, gạo, quân trang dụng, quân khí đem đi bán.. ĐÃ ĐƯỢC CHỤP HÌNH DO CƠ QUAN AN NINH QUÂN ĐỘI, TÌNH BÁO QUÂN ĐOÀN III; CIA, CORPS/VÙNG III tập trung, phân loại. 

#32- Phó Giám Đốc Quân Lao, Thiếu Tá Trần Công Danh (K.18 của PNN;, cựu ĐĐTrg/TĐ2ND, thời Thiếu Tá Lê Quang Lưỡng (1965-1967) giữ hồ sơ có định rõ tội danh các quân phạm TQL, NCH.. 

#33- Từ vị thế #2, TT/TCDanh ĐÃ đưa các Luật Sư ĐXHiệp; NVNgân (hiện sống nơi Nam Cali) vào gặp các quân phạm trước khi đưa nội vụ ra Tòa Án Mặt Trận xét xử. 

#34-Nội vụ được Thẫm Phán Đại Tá Quân Pháp Từ Dương trách nhiệm thi hành. ĐT/TDg hiện đang sống nơi Cali)

#35- Quyết định giáng cấp từ Chuẩn Tướng–Đại Úy; Từ Đại  Tá - Thiếu Úy.. là biện pháp QUÂN PHÁP để VÔ HIỆU HÓA CÁC HUY CHƯƠNG BẢO QUỐC HUÂN CHƯƠNG TRƯỚC KHI XÉT XỬ, và tống giam tại QUÂN LAO GÒ VẤP không là hình phạt QUÂN KỸ. 

#35-Quả đúng là có chiến dịch Tố Tham Những cuối 1974 điễn hình với Linh Mục Trần Hữu Thanh, báo chí thiên tả Sài Gòn (Nhóm Hồng Sơn Đông, Lý Qúy Chung, Lý Chánh Trung, Ngọc Lan, Chơn Tín.. được CIA, phía Mỹ cung cấp hồ sơ..) Và vụ SĐ5BB/TQL nằm trong mục tiêu của chiến dịch nầy do phía Mỹ chủ trương để rút bỏ VN có chính danh.. Hơn thế nữa, LĐTrg/TQL đã bị BTL/QĐIII (Tướng ĐCTrí) nhắm sẵn từ 1968 ngay sau khi ông Lịch từ Tiểu Đoàn 3 về nắm Lữ Đoàn 2. Nội vụ nầy có nhiều chi tiết không nằm nội dung, tinh thần của lá thư niên trưởng gủi cho tôi.    


Thưa Niên Trưởng Vũ, từ 1970- 2019 tôi có gặp ông TQL một lần nơi bến Xe Đò Hoàng mấy năm trước. Nhưng do việc ông ấy xuất hiện nơi Đại Hội Nhảy Dù lần thứ 39 (30; 31/8/2019) ở Nam Cali là vi phạm đến NGUYÊN TÁC VÀ CHÍNH DANH - Cựu Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng/LĐ2ND # Đại Úy Quân Phạm khiến tôi phải nói lên nhân danh những Người Lính Vắng Mặt (Còn sống hay đã chết).


Xin xác nhận thêm một lần: TÔI LÊN TIẾNG THAY NHỮNG NGƯỜI VẮNG MẶT KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI LÀ SỰ VIỆC TÔI KHÔNG CÓ LIÊN HỆ


Kính thư 

Thiếu Úy Phan Nhật Nam,

Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù –KBC 4919

*****

Ghi chú của tòa soạn Việt Báo: Bài này là bài cậy đăng không phản ảnh quan điểm và lập trường của Việt Báo.

Ý kiến bạn đọc
20/02/202018:43:06
Khách
Tay PNN này biện minh lung tung về việc sa thải binh chủng ND. Dựa dẫm vào trang nhà của tay Nguyễn Văn Tín rồi xả xú bắp chứ có tài liệu con mẹ gì đâu. Khi viết hồi ký hay bút ký chiến trường cũng phải để rõ người đươc phỏng vấn là ai. Viết chung chung làm như mình đang tham dự tại khắp các chiến trường thì chẳng được dùng bút ký hay tư cách phóng viên mà nên gọi là thiểu thuyết thì chính xác hơn. Bây giờ có tiếng tăm nói chuyện như một Đại Chiên Lược Sử Gia về QLVNCH, cựu ĐU ND/ĐPQ có tư cách gì mà đánh giá luôn cả cấp chỉ huy ND cấp LĐT thay cho Tr.T DQĐ. Từ 1968 -1972 anh thực sự có mặt ở măt trận nào của ND đã tham chiến?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mạng Lưới Tuổi Trẻ VN Lên Đường (MLTTVNLĐ) sẽ tổ chức Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới kỳ 5 tại Kuala Lumpur
Chỉ hai tiếng đồng hồ trước khi đứng cùng lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ để chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma trong sảnh đường Rotunda của tòa nhà Quốc hội
Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện
Những cuộc biểu tình kéo hàng vạn, hàng triệu người xuống đường, gây nghẽn tắc giao thông, ngừng trệ các sinh hoạt xã hội, những chính phủ sụp đổ
Tôi đọc những dòng thơ tù của Hòa thượng Thích Quảng Độ thấy xót xa cho quê hương ngày hôm nay, vào thế kỷ 21 này trong khi nhiều quốc gia trên thế giới
Ngày xưa, có một cậu bé nóng tính. Bố cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng: Cứ mỗi lần mất bình tỉnh, mất kiên nhẫn, hoặc cãi nhau với ai
Có phải Trung Quốc sắp ra nghị quyết quan trọng về Đài Loan và Trường Sa" Sau đây là Đài RFA phỏng vấn nhà bình luận Trần Bình Nam
Để nuôi dưỡng tình thân thương giữa chị em, cũng như để có cơ  hội ôn lại những kỷ niệm êm đẹp trong thời gian phục vụ trong QLVNCH
Như ta đã biết Xã Hội Dân Sự là một trong ba thành phần của Không gian Xã hội (social space) cùng song hành với Khu vực Nhà Nước (the State)
Biến cố làm chấn động dư luận trong và ngoài nước suốt cả tháng nay là vụ cầu Cần Thơ bị sập hai nhịp cầu dẫn đang thi công
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.