Hôm nay,  

TQ Xây Cao Tốc Biên Giới, Bệ Phi Đạn, Chuẩn Bị Đánh VN

28/09/201909:41:00(Xem: 8138)

TQ Xây Cao Tốc Biên Giới, Bệ Phi Đạn, Chuẩn Bị Đánh VN
 

Trung Quốc chuẩn bị đưa binh lực tràn qua biên giới để tấn công Việt Nam một lần nữa.

Đó là nhận định của nhà phân tích chiến lược David Archibald trong bài viết nhan đề “Advice for Our Vietnamese Friends on China” (Lời Khuyên Gửi Các Bạn Việt Nam Của Tôi về TQ) đăng trên tạp chí American Thinker ngày 27/9/2019. Sáu đây là bản dịch các đoạn văn quan trọng về cuộc chiến sắp tới TQ đang chuẩn bị tấn công VN.
 

Bây giờ hãy nhìn từ quan điểm TQ. Trong tận cùng, TQ muốn thống trị thế giới. Trở ngại lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong thời gian gần, TQ muốn chiếm hai chuỗi quần đảo phía đông chạy tới phía đông TQ: [chuỗi đảo] phía trong từ Okinawa chạy tới Philippines và phía ngoài chạy dài tới Guam. TQ muốn làm chủ mọi thứ trong Biển Đông và có khả năng cấm tất cả Hải quân các nước không cho đi ngang qua đó. Đó là mục tiêu ngắn hạn. Để tới mục tiêu đó, TQ đã xây một căn cứ trưc thăng trên đảo Nanji Islands, vùng thuộc TQ kiểm soát gần nhất tới đảo Senkaku Islands, nơi Nhật kiểm soát. Căn cứ này sẽ tái tiếp nhiên liệu cho trực thăng trên đường tấn công Senkakus.
 

Để xâm chiếm Việt Nam, TQ đã xây một căn cứ lớn, cách 10 kilomet tới biên giới VN, ở tọa độ 24° 24’ N, 106° 42’ E với các nhà kho và dãy nhà quân đội với diện tích các mái nhà rộng tới 50 acres. Nơi này để che giấu các đơn vị xe tăng và pháo binh TQ không bị vệ tinh nhìn thấy, và các đơn vị này vận chuyển tới căn cứ này ban đêm. TQ cũng dựng các bệ pháo binh dọc biên giới. Và một dặm phía đông bắc khu nhà quân sự lớn này, TQ đã xây các tòa nhà chiếm diện tích khu vực rộng 8  acres, trông như các tòa nhà này sẽ chứa các dàn phi đạn IRBM (ghi chú của người dịch: intermediate-range ballistic missile (IRBM) is a ballistic missile with a range of 3,000–5,500 km – phi đạn đạn đạo tầm trung có tầm bắn xa 3,000–5,500 km) được đưa tới biên giới để sửa soạn tấn công. Như thế sẽ tối đa hóa tầm bắn nhắm vào dọc bờ biển VN. Rút kinh nghiệm bài học tiếp vận [quân nhu, chiến cụ] từ cuộc chiến năm 1979, TQ đang xây một xa lộ cao tốc dài 50 dặm từ phía nam thành phố Chongzuo tới thị trấn biên giới của VN là Po Thiung. Hình ảnh chụp từ vệ tinh của Planet Labs cho thấy xa lộ này chưa hoàn tất; khi xa lộ này chưa xây xong, dự kiến TQ sẽ chưa tấn công VN.

Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh trên bờ Hoa Lục phía nhìn sang Eo Biển Đài Loan (Taiwan Strait) không thấy chuẩn bị nào cho một trận đánh vào Đài Loan. Không có gì trông như một bệ đáp trực thăng hay một bbệ cho dàn  phóng phi đạn. Và nơi này [Đài Loan] được tin là trận đánh khó nhất của TQ. Chủ tịch Nước TQ Tập Cận Bình từng tuyên bố quân đội TQ phải sẵn sàng chiếm Đài Loan vào năm 2020, nhưng không thấy mảng đất nào đào lên và không tảng bê-tông này đặt xuống để chuẩn bị cho trận đánh? Trông có vẻ như chiến thuật cổ điển giương Đông kích Tây. Quân lực TQ sẽ trải quá mỏng nếu tấn công Đài Loan trong khi họ làm mọi thứ cần để có một kết quả thành công. Đài Loan có thể thoát trận chiến này. Nếu không bị tấn công quân sự, Đài Loan nhiều phần chỉ chờ xem. Nhiều phần TQ sẽ tấn công dàn radar Đài Loan trên đỉnh núi Leshan (Taiwan’s phased array radar on top of Mt. Leshan), nơi có thể thấy tất cả các hoạt động trên bầu trời Hoa Lục xa 5,000 km.
 

CSTQ đang kích động cuộc chiến đối với dân của họ về Hán tộc ưu việt về chiến tranh, với các mục tiêu tuyên truyền sẽ – trả thù Nhật Bản vì bị cai trị tàn ác thời Đệ Nhị Thế Chiến, chứng minh TQ sẽ đánh bại Mỹ, và sẽ cai trị các nước phía nam như thuộc quốc. Tấn công đồng  chủng TQ trên Đài Loan sẽ là một thông điệp phức tạp và không ai muốn chết cho chủ nghĩa cộng sản nữa. Đài Loan có thể bị bao vây, rồi phong tỏa tớo chết đói để buộc đầu hàng, nếu phần cuối kế họach TQ sắp xếp cho cuộc chiến.
 

Có 2 lý do vì sao TQ nhiều phần sẽ đánh VN trong cuộc chiến kế tiếp. Một lý do là sẽ cho bộ binh TQ một vai trò trong cuộc chiến mà tất cả hào quang dự kiến có thể trao hết cho Hải quân và Không quân. Lý do thứ nhì sẽ buộc VN rút binh ra khỏi 17 căn cứ trong Biển Đông. Các nước khác, kể cả Malaysia và Brunei, đều có các căn cứ ở Biển Đông, nhưng VN đặt bin lực hùng hậu nhất trong việc bảo vệ các căn cứ nơi đây. Các lực lượng thủy bộ TQ nhiều phần sẽ bị tổn thương khi tìm cách chiếm các đảo này. Nếu TQ thành công trong việc chiếm vùng phía Bắc VN, nhiều phần sẽ buộc VN rút khỏi các căn cứ trên các đảo để làm điều kiện trao đổi các nơi [phía Bắc] bị chiếm.
 

VN sẽ là quốc gia duy nhất trong phía Đồng Minh [với Hoa Kỳ] trong một cuộc bộ chiến chống TQ. Nếu phía VN giúp thêm hay đề nghị giúp thêm và được xem như giúp Mỹ trong Trận Chiến Trên Không và Mặt Biển chống TQ, nhiều phần Hoa Kỳ sẽ giúp VN trong các trận   bộ chiến. Điều  này sẽ có việ yểm trợ không lực trên mặt trận và cung cấp một số thiết bị kỹ thuật cao để chận đường tiến của TQ: vũ khí và thiết bị thả từ không vận, vũ khí tối tân chống xe tăng, đạn chùm chống tấn công, và phi đạn hành trình chống xe tăng từ loại AT4 tới vũ khí của hãng Raytheon như BGM-71 TOW. VN có thể đã có thể sản xuất phiên bản phi đạn Kornet kiểu Nga chống xe tăng, loại đã chứng tỏ hiệu quả ở Syria.
   

VN nên mời các sĩ quan cao cấp của Bộ Binh Hoa Kỳ tới quan sát các chiến trường tương lai ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Hãy đưa họ tới xem trực tiếp sẽ lôi kéo họ giúp phòng thủ. Bộ Binh Hoa Kỳ nghĩ rằng có thể bị cho ra rìa trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Nhưng sẽ không ra rìa, nếu họ [Bộ Binh Mỹ] có các căn cứ phi đạn trên bờ biển VN và giúp cố vấn những cách tốt nhất để bắn hạ các đơn vị xe tăng TQ. Họ [Bộ Binh Mỹ] sẽ biết ơn nếu được [VN] yêu cầu dính vào cuộc chiến.

Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, nói rằng ông muốn các dàn phi đạn IRBM mới với tầm xa hơn 500 kilometers đặt ở Châu Á “trong vài tháng tới.” Bộ Binh Mỹ nói là muốn tham chiến bằng cách bắn chìm các tàu chiến bằng các hệ thống phi đạn đặt ở bờ biển. Có 2 nơi tốt để đặt các dàn phi đạn này: các đảo Palawan và Luzon của Philippines nơi phía đông Biển Đông, và bờ biển VN từ Vịnh Cam Rang tới Đà Nẵng. Như thế sẽ là sát thủ đối với tàu chiến và chiến đấu cơ TQ trên Biển Đông.

 

Và sau khi cuộc chiến kết thúc, sẽ là quan trọng đặt điều kiện cho hòa bình lâu dàu. Thứ nhất, Mỹ nên chiếm các đảo nhân tạo của TQ ở Biển Đông. Không để nước nào liên hệ tới. Thứ nhì, TQ phải co cụm về các đường biên giới năm 1949 trước khi xâm chiếm Tây Tạng và một phần Ấn Độ. Thứ ba, tất cả tích sản và tài sản hải ngoại của TQ. bao gồm mọi thứ thuộc sở hữu của công dân TQ, sẽ bị tịch thu để bồi thường. Thứ tư, tất cả các khoản nợ TQ giăng bẫy bắt bí các nước khác trong chương trình Belt and Road (Nhất Đới Nhất Lộ) sẽ được xóa nợ. Thương mại đối với quốc gia TQ hậu chiến nên tối thiểu hóa.
 

(Bản dịch của VB - trích dịch từ “Advice for Our Vietnamese Friends on China”. Toàn văn tiếng Anh ở link:

https://www.americanthinker.com/articles/2019/09/advice_for_our_vietnamese_friends_on_china_.html)

   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cổ nhân ta thường khuyên khi ta không tự chế được sự tức giận thì trí  ta sẽ mất khôn và dễ đưa ta đến việc làm  xằng bậy để bị người khinh
Vào tháng trước, sau khi đắn đo trong phiên họp mùng bảy tháng Tám của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng (FOMC), Hội đồng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ quyết định
Sự việc này tưởng chừng là nhỏ nhưng thật ra không nhỏ chút nào và có thể gây hậu quả lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát và dự kiến của người trong cuộc
Thảm kịch dân oan đang là vấn đề nhức nhối của dân tộc. Chính vì thế, những người dân chủ nên để tâm suy nghĩ về vấn đề này để xác định cho mình
Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ngày 27-8-2007 vừa qua, nhân kỷ niệm 62 năm "cướp chính quyền"
Trăn trở trước hiện trạng các đoàn biểu tình khiếu kiện đông người ngày càng rầm rộ kéo về 110 Cầu Giấy - Hà Nội và trụ sở Văn phòng 2 của Quốc hội
Đao, thương, kiếm, kích, súng đạn...dĩ nhiên là dụng cụ dùng để giết người. Còn ngòi bút của văn nhân, ký giả có thể giết người không"
Mùng sáu vừa qua, trùm khủng bố Al-Qaeda là Osama bin Laden công bố băng hình với các lập luận vừa đe dọa, vừa đả kích, vừa tuyên truyền
Rechungpa, cậu bé chăn dê và sau này trở thành đệ tử tâm truyền nhất của Milarepa, đã hội ngộ với đạo sư của mình năm lên 11 tuổi
Tu Chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa kỳ xác địng rằng “Quốc Hội không được làm luật để  ngăn cấm hoặc giảm bớt 1) tự do ngôn luận
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.