Hôm nay,  

Nhìn về Hồng Kông: Bài học nào cho Việt Nam? Bớt hóng chuyện người, thêm làm việc mình

18/09/201910:32:00(Xem: 6553)
Nguyen Dinh Thang

Trong mấy tháng qua, các cuộc biểu tình triền miên và rầm rộ ở Hồng Kông thu hút sự chú ý của không ít người Việt ở trong và ngoài nước. Cũng như nhiều người, tôi theo dõi khá sát những diễn tiến ở thành phố cảng này, phần vì tinh thần đấu tranh của người dân ở đấy rất đáng để chúng ta cổ suý, phần vì tôi đã từng lui tới vùng đất này khá thường xuyên từ 1988 đến 1996 – đó cũng là thời kỳ Hồng Kông chuyển tiếp từ thuộc địa của Anh Quốc thành khu tự trị của Trung Quốc.

Câu hỏi lớn cho tất cả những ai trong chúng ta đang mưu cầu dân chủ cho quê hương là: Bài học nào ở Hồng Kông có thể ứng dụng cho Việt Nam?

Tôi tách câu hỏi lớn này làm 3 phần.

(1) Phải chăng dân Hồng Kông có nhiều kinh nghiệm về tự do, dân chủ hơn người Việt?

Một nhận định mà tôi thường nghe là, nhờ sống 150 năm dưới chế độ thuộc địa của Anh quốc nên người Hồng Kông đã làm quen với sự tự do và nền dân chủ; và đó là yếu tố tạo nên các cuộc biểu tình rầm rộ năm 2014 và năm nay. Thực là nhầm lẫn khi nhận định như vậy.

Như một thuộc địa của Anh quốc, Hồng Kông đã thừa hưởng thể chế pháp quyền nhưng không vì vậy mà có tự do hay dân chủ. Chính quyền thuộc địa cho người dân Hồng Kông quyền hoạt động kinh tế nhưng hạn chế các quyền chính trị. Vì kém dân chủ, xã hội Hồng Kông đã phân giai cấp rõ rệt: Người Anh quốc da trắng nắm quyền chính trị và giới “xì thẩu” (taipan) sở tại nắm quyền kinh tế -- hai thành phần này liên kết với nhau để kiểm soát phần lớn đời sống xã hội, kinh tế, chính trị của Hồng Kông. Người dân rất ít quyền, kể cả quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí... Trong những tháng ngày lui tới Hồng Kông trước đây, tôi cảm nhận được nỗi sợ hãi nơi người dân và không khí ngột ngạt của thời thuộc địa.

Thực ra, có một số người Hồng Kông đã sinh sống hoặc du học ở các quốc gia dân chủ, nhất là các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung. Đến sát năm 1997, là năm Hồng Kông bị giao trả cho Trung Quốc, nhiều trăm nghìn người Hồng Kông đã di cư đến Canada, Úc, Anh… Khoảng chục năm sau, khi tình hình ổn định, nhiều người trong số này quay về lại Hồng Kông. Từng được tiếp cận tự do và dân chủ, các nhóm người này góp phần thổi luồng gió ý thức vào xã hội Hồng Kông.

Nhưng con số này không thấm vào đâu so với 4 triệu người Việt ở hải ngoại đã hít thở không khí tự do và hưởng đời sống dân chủ hàng mấy mươi năm tại những quốc gia với nền dân chủ tiên tiến nhất  hành tinh. Tuyệt đại đa số những người Việt này còn là công dân chính thức của các quốc gia dân chủ tiên tiến ấy. Và ngay ở Việt Nam cũng còn nhiều triệu người đã từng sống ở miền Nam trước năm 1975. Dù chưa hoàn chỉnh, nền dân chủ dưới chế độ cộng hoà khi ấy vẫn vượt xa Hồng Kông thời thuộc địa. Và cũng như người Hồng Kông, chúng ta có không ít các “du sinh” Việt Nam đã từng tiếp cận nền dân chủ ở các quốc gia khác, và cũng không ít những người Việt hải ngoại đã trở về sinh sống ở Việt Nam.

Nếu so sánh khối người có hiểu biết về quyền tự do và kinh nghiệm sinh hoạt dân chủ, chúng ta vượt xa người Hồng Kông về cả phẩm lẫn lượng. Do đó, câu hỏi không còn là liệu người Việt chúng ta có bằng người Hồng Kông về ý thức và kinh nghiệm về tự do dân chủ. Chúng ta vượt xa họ.

Câu hỏi cần câu trả lời là: Cách nào truyền những kiến thức và kinh nghiệm có sẵn ấy đến đồng bào trong nước, nghĩa là để khai dân trí?

(2) Phải chăng người Hồng Kông dám hành động vì đã vượt qua sợ hãi?

Nhận định thứ hai mà tôi thường nghe là, người Hồng Kông vượt qua nỗi sợ hãi vì tiếp cận được với quốc tế và được quốc tế quan tâm. Họ có lá chắn trước mối đe doạ đến từ Trung Quốc. Nếu đúng vậy thì người Việt có nhiều cơ hội hơn để vượt sợ hãi.

Có thể hiện nay Hồng Kông đang là điểm nóng được quốc tế quan tâm hơn Việt Nam. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, Trung Quốc là một đại cường đủ lớn mạnh để bất chấp sự lên án hoặc áp lực của quốc tế. Còn Việt Nam thì không.

Việt Nam ngày càng phải cầu cạnh các khoản viện trợ, vận động mậu dịch, và tranh thủ sự chống đỡ của quốc tế để cứu vãn chế độ, nhất là trước chính sách bành trướng ngày càng lộ liễu của nước đàn anh phương Bắc. Việt Nam không thể không quan tâm trước sự lên tiếng của các quốc gia trong thế giới tự do, của các định chế Liên Hiệp Quốc, và của công luận quốc tế.

Với tư thế là công dân của các quốc gia dân chủ ở khắp địa cầu, khối người Việt hải ngoại hoàn toàn có khả năng huy động quốc tế không chỉ quan tâm mà còn tác động mạnh đến Việt Nam. Nói cách khác, chúng ta có nhiều thuận lợi và nhiều cơ hội hơn người Hồng Kông để giúp người dân vượt sợ hãi.

Câu hỏi cần câu trả lời là: Làm cách nào khai thác những thuận lợi và cơ hội đang có để tạo lá chắn cho người dân bớt dần sợ hãi, nghĩa là để chấn dân khí?

(3) Hay là vì tuổi trẻ Việt Nam không được như tuổi trẻ Hồng Kông?

Về lực chúng ta hơn dân Hồng Kông, về thế chúng ta cũng hơn dân Hồng Kông. Thế thì tại sao người dân Hồng Kông đang làm được những việc mà chúng ta chỉ biết mơ ước?

Tôi thấy không ít người đổ cho thanh niên Việt Nam bạc nhược, thờ ơ trước vận nước, sống thiếu lý tưởng. Họ chỉ biết hóng sao Hàn hoặc đi bão khi đội nhà thắng một trận banh. Đối lại, giới trẻ Hồng Kông thể hiện ý thức đấu tranh cho tương lai của thế hệ mình và các thế hệ mai sau. Sự quả cảm và dấn thân của họ đã truyền cảm hứng cho toàn thể xã hội Hồng Kông ở mọi giai tầng, trong mọi lứa tuổi. Nhận định này có lẽ đúng về giới trẻ Hồng Kông, nhưng có 2 khuyết điểm khi so sánh với Việt Nam.

Khuyết điểm thứ nhất là kết luận khập khễnh về giới trẻ Việt Nam. Lượng thanh niên tụ tập để hóng sao Hàn giỏi lắm chỉ chục nghìn, hoặc số người đi bão cho đội banh nhà giỏi lắm chỉ trăm nghìn nếu cộng lại trên cả nước. Trong khi ấy số thanh niên Việt Nam lên đến vài chục triệu. Chúng ta không thể lấy con số dưới 1% để tổng quát hoá cho toàn thể.

Nhưng khuyết điểm thứ hai mới đáng quan tâm hơn vì tâm lý “hóng” không chỉ có ở những thanh niên đang bị chê trách mà còn thể hiện rất phổ quát, rất sâu đậm nơi những người phê phán họ. Chẳng phải thế sao khi chúng ta say mê theo dõi từng phút từng giờ những diễn tiến ở Hồng Kông, chạy tút liên tục ngày đêm về thời sự Hồng Kông, truyền tụng miên man những giai thoại đấu tranh của người Hồng Kông? Những thể hiện này có khác gì mấy cô cậu thanh niên hóng sao Hàn hoặc bị cuốn hút vào các trận đấu U19, U22? Điểm giống nhau là thái độ khán giả bàng quan -- cổ võ cho người, còn việc nhà mình thì chẳng động tay động chân đến.

Đó là tâm lý công kênh thần tượng trên sân khấu hoặc hào hứng ké chiến công của người khác ngoài đấu trường. Sự khác biệt giữa người Hồng Kông và chúng ta là ở điểm đó: Số đông họ không đứng dưới sân khấu để tán thưởng hay bình phẩm; họ dấn mình vào sân đấu và tự tay tạo nên chiến công.

Và họ đã có cả một nỗ lực chuẩn bị dài hơi để nhập cuộc. Hai năm trước khi “phong trào dù vàng” rộ lên, hàng trăm học sinh, sinh viên Hồng Kông đã chia nhau đi học kinh nghiệm của các phong trào dân chủ, cả thành công lẫn thất bại, trên thế giới. Họ đã tranh thủ từ trước sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế qua Phong Trào Thế Giới cho Dân Chủ (World Movement for Democracy). Sau thất bại năm 2014, họ lại tung thêm nhiều người hơn nữa để học hỏi về vận động quốc tế và tổ chức cơ sở.

Nhiều người không hiểu sự tình thì cho rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông không có thủ lĩnh. Không đúng. Họ liên tục đào tạo rất nhiều thủ lĩnh với khả năng hành động biệt lập nhưng có phối hợp. Họ không là rắn không đầu, mà là rắn trăm, nghìn đầu.

Người Việt chúng ta có nguồn lực, có thế đứng và có cơ hội hơn hẳn người dân Hồng Kông. Liệu chúng ta có thể tạo nên phong trào dân chủ cho đất nước của mình thay vì cứ phải hào hứng ké chuyện của người?

Câu trả lời cho câu hỏi ngàn cân ấy, rút từ kinh nghiệm của Hồng Kông, là, hãy “bớt hóng chuyện người, thêm làm việc mình”.

Còn làm gì, làm cách nào thì tôi đã viết khá nhiều về đề tài này, dựa vào những việc mà chúng tôi đã thử nghiệm và đã có kết quả.

Ngày 17 tháng 9, 2019

http://machsongmedia.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi yêu biển. Tôi yêu biển từ bao giờ tôi cũng không nhớ, có lẽ từ lâu lắm, từ khi tôi còn bé. Trường tiểu học của chúng tôi thường tổ chức cho học trò đi cắm trại ở biển Vũng Tàu, có lẽ tôi yêu biển từ lúc đó. Khi vượt biên, sóng gió hãi hùng, nước biển gần tràn vào thuyền, những người trẻ thay nhau tát nước, thuyền nghiêng nghiêng gần chìm, nhưng tôi không nhớ biển đáng sợ khi đó bằng tình yêu muôn đời của tôi đối với biển. Tôi yêu màu xanh của biển và tôi yêu những đàn chim trắng bay bay trên biển.
Rất nhanh, tiếng còi trận chung kết giải đá banh của các câu lạc bộ chuyên nghiệp ở Châu Âu vừa kết thúc, 5 phút sau, Yahoo đã cho pháo bông màu xanh dương (cùng màu với đồng phục của đội vô địch Chelsea) lên trang thể thao chào mừng thắng lợi của Chelsea. Đây là lần thứ hai Chelsea (full name là Chelsea Football Club, vẫn được viết tắt là CFC) có cúp vàng của giải vô địch các câu lạc bộ chuyên nghiệp đá banh của Châu Âu. Lần vô địch giải UEFA Champions League đầu tiên của Chelsea vào năm 2012.
Phong trào xuống đường ở Myanamar chuyển qua “bất tuân dân sự”. Công nhân thợ thuyền, công tư chức, y tá bác sĩ cùng nhau đình công, chợ búa, trường học, bệnh viện, ngân hàng đều một loạt đóng cửa, mọi sinh hoạt đều bị ngưng lại hoàn toàn bị tê liệt. Dân chúng đông đảo tham gia vào phong trào “bất tuân dân sự” mặc dù biết rằng sẽ mất đi nguồn tài chánh vốn đã ít ỏi mang lại cơm áo cho họ và gia đình họ. Kinh tế Myanmar đang lao xuống dốc hay đúng hơn Myanmar đang đứng trước một nền kinh tế hoàn toàn sụp đổ. Hậu quả là dân Myanmar đã nghèo lại càng nghèo hơn và số người không đủ cơm ăn sẽ tăng lên nhiều hơn. Sự bắn giết bừa bãi của quân đội đã đẩy những người người biểu tình ôn hòa thành những người chống đối bằng vũ lực. Một cuộc nội chiến sẽ khó tránh khỏi điều mà bà Suu Kyi mong muốn không bao giờ xảy ra.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng đã góp lời. Qua Thông Điệp nhân Ngày Trái Đất Ngài đã viết: Sự phụ thuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Sự thiếu hiểu biết về vấn đề phụ thuộc lẫn nhau đã gây ra sự tổn hại không chỉ cho môi trường tự nhiên của chúng ta, mà còn cho cả xã hội loài người của chúng ta nữa (...). Nhân Ngày Trái Đất này, tất cả chúng ta hãy cam kết thực hiện phần việc của mình để giúp tạo ra sự khác biệt tích cực cho môi trường của ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta – trái đất xinh đẹp này. (Trích theo https://vn.dalailama.com/news)
Bởi vì, sau hơn 60 năm có chủ trương “qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” từ thập niên 60 của ông Hồ Chí Minh được cổ võ, thực hiện và học tập ở miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), và từ sau 1975 trên cả nước, nhằm tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, nhiều lãnh đạo CSVN dù đã vất vả “qúa độ” trăm chiều mà vẫn chưa biết “ngưỡng cửa Thiên đàng của Xã hội Chủ nghĩa” ở đâu. Bằng chứng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận với cử tri Hà Nội ngày 23/10/2013. Ông nói:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (theo báo Thanh Niên, ngày 24/10/2013)
“Rạch Gốc chẳng chợ búa gì hết, mọi thứ phải chạy đò lên Năm Căn mua… Một buổi sáng, bước ra trước sân Ủy ban, tôi ngạc nhiên thấy treo cờ tang. Hỏi sao vậy … trả lời: Ông Andropov chết. Tôi hỏi lại: Ông Andropov là ai thế? Trả lời: Không biết, nghe đài Hà Nội biểu treo cờ tang thì mình treo… Cờ tang cho ông Andropov nào đó treo rất đúng quy cách, chỉ kéo tới nửa cột, thòng kèm một dải vải đen nhỏ phất phơ trong gió biển…”
Nhưng Gangnam Style là câu chuyện âm nhạc vô hại, còn trong những vụ đã kể tại Việt Nam, khi người ta đăng đàn đăng tin giả mạo hay công khai chửi rủa, sỉ nhục lẫn nhau để được hàng ngàn người hào hứng vỗ tay, theo dõi, thậm chí cổ vũ, bênh vực và biến chúng thành hiện tượng như hiện nay, nó cho thấy có điều gì đó dường như chưa đúng lắm trong xã hội. Bởi đó là cách ứng xử bộ lạc, "đầu gấu" của giang hồ.
Có muôn vàn lý do, nhưng cốt lõi là nhân dân đã chán Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản của ông Hồ đến tận mang tai. Kế đến là tình trạng cán bộ càng giữ quyền cao chức trọng thì càng mất đạo đức, sa đọa và tham nhũng hành dân nên bàn dân thiên hạ phát chán, chả ai còn hồ hởi phấn khởi thực hiện phương châm “cán bộ đi trước làng nước theo sau” nữa.
Nói đến tỉnh Bạc Liêu thì đa số người hiểu biết không thể quên hai nhân vật điển hình, là ông Cao Văn Lầu và công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông Cao Văn Lầu là tác giả của bài Dạ Cổ Hoài Lang, được gọi chung là vọng cổ mà đào kép cải lương phải ca trên sân khấu. Ở Mỹ Tho cũng có một công tử, cũng nổi tiếng ăn chơi, tên là Lê Công Phước, được là Phước George. Người trắng trẻo, đẹp trai nên được gọi là Bạch công tử, để phân biệt với Hắc công tử Bạc Liêu.
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.