Hôm nay,  

Một Chuyến Về Quá Khứ

12/09/201900:00:00(Xem: 2893)

Tôi đến New Orleans vào một ngày hè tháng chín, đây không phải là mùa lễ hội của thành phố nhưng vẫn rất sôi động và náo nhiệt. Khách du lịch vẫn nườm nượp trẩy hội mùa không có lễ hội gì, phải nói là”: Ngựa xe như nước áo quần như nêm” Kiều - Nguyễn Du. Thành phố đầy âm thanh, màu sắc và người ăn xin

 Năm xưa khi người Pháp đến đây khai phá và định cư, họ mang theo văn hoá của họ đến miền đất này. Người Pháp vốn lịch lãm, hào hoa, yêu nghệ thuật nhờ thế mà New Orleans đã trở thành một thành phố nghệ thuật. Ở đây những nghệ sĩ đường phố nhiều lắm, họ vẽ tranh, chơi nhạc…khắp nơi. Những nghệ sĩ khá giả hơn thì họ có xưởng vẽ hoặc cữa hiệu riêng, còn phần lớn là vẽ và trưng bày ngay trên vỉa hè. Không biết ở Paris thế nào chứ ở đây phải nói là: trên trời dưới tranh, tranh nhiều lắm, bày la liệt. Những nghệ nhân khác thì làm những món đồ thủ công mỹ nghệ…Tôi đi quanh quẩn nhìn ngắm mê mẩn, chưa bao giờ mà đôi mắt được hưởng một bữa “đaị tiệc” no nê đến như vậy! Những nghệ sĩ nhạc Jazz biểu diễn nhiều nơi trong thành phố. Nhạc Jazz là sản phẩm độc đáo của người Mỹ gốc Phi, mang nhiều âm điệu trầm buồn và thống thiết ( cảm nhận riêng của tôi). Du khách yêu nghệ thuật đến đây nạp thêm nguồn năng lượng cho tinh thần, khai mở thêm nhiều nguồn cảm hứng để mà sáng tác.

 Những toà nhà cũ kỹ, những con phố nhỏ hẹp, những cửa hiệu truyền thống… vẫn hoạt động như ngày xưa (dĩ nhiên nó không còn hưng thịnh như thời hoàng kim). Kiến trúc Pháp thì rất đẹp và hữu dụng, những bức tường gạch rất dày giúp cho mùa nóng sẽ mát và mùa lạnh sẽ ấm. Người Pháp cất nhà luôn luôn có ban công, ngoài ban công ấy đặt những bộ bàn ghế xinh xinh và trên ban công máng những lẵng hoa, nhờ thế mà những ngôi nhà và những con phố trở nên đẹp và lãng mạn biết bao! ( kiến trúc Mỹ mang tính hiện đaị và thực dụng, những hộp kiếng kín mít từ móng cho đến nóc). Có những góc phố , những con đường ở New Orleans giống hệt như dãy phố lầu ở Chợ Lớn như: Trang Tử, Châu Văn Liêm, Học Lạc, Đồng Khánh… Có lẽ vì cùng chung kiểu thức kiến trúc của Pháp. Nhiều lúc lang thang ở New Orleans tôi laị thấy giống Hội An chi lạ, chỉ có điều nó quá to lớn so với Hội An. Có những căn gác xép và những khoảng sân, giếng trời giữa các toà nhà… Nó không khác gì Chợ Lớn và Hội An cả!

 New Orleans có một dĩ vãng vàng son vô cùng rực rỡ,  nó từng là hải cảng lớn, một thành phố lớn của miền Nam. Dòng sông Mississippi cuộn mình bọc qua thành phố. Ngày ấy những con tàu hơi nước từng ngược xuôi khắp nơi, mang theo những hiệp khách giang hồ, thợ thuyền, di dân… cùng hàng hoá. Dòng sông Mississippi cùng với nhạc Jazz đã đi vào văn học qua:” “ House of the rising sun” và “ Band the animals”. Dòng Mississippi mang phù sa bồi đắp tạo nên vựa lúa lớn cho nước Mỹ, có thể ví nó như dòng sông Cửu Long của miền Tây Nam Bộ nước ta vậy. Thời gian liên tục biến thiên và thay đổi, lẽ vô thường chẳng có ngoại lệ bao giờ, quy luật thành- trụ- hoaị - không chẳng có thiên vị… New Orleans dần dần lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho những đô thị khác phát triển. Cố quận mình cũng thế, ngày xưa cũng có những đô thị sầm uất trên bến dưới thuyền như Phố Hiến, Hội An, đô thị Nước Mặn, Cù Lao Phố… sau đó đều lùi vào dĩ vãng nhường chỗ cho những đô thị khác vươn lên.

 New Orleans vào mùa lễ hội Mardi Gras thì khỏi phải nói, vô cùng tưng bừng, náo nhiệt. Thành phố tràn ngập màu sắc và âm thanh, người khắp nơi đổ về, phải đặt phòng trước mấy tháng chứ để cận ngày thì có mà ngủ ngoài phố luôn. Những ngày lễ hội cả phố như không ngủ, khách chơi và người phục vụ đều cháy hết mình. Đặc biệt khu French Quarter với  con đường Bourbon như trái tim của của nó vậy, tập trung rất nhiều những nhà hàng tiệm rượu, quán bar, tiệm bán quà lưu niệm, tiệm tranh, hiệu đồ cổ… Đứng ở đây cứ ngỡ như khu phố Tây Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão của Sài Gòn vậy! Người ta chơi suốt cả ngày đêm, gần như không lúc nào ngớt cả. Không biết khi các vĩ tu sĩ đến đây sẽ như thế nào nhỉ?  (chỉ là giả thuyết thôi!) chứ còn những tín đồ đến đây thì dễ dàng phá bỏ những điều cấm, những luật lệ của tôn giáo chỉ dạy cấm đoán!

 Những ngày lễ hội thì ồn ào náo nhiệt là dĩ nhiên rồi, nhưng những ngày không có lễ hội New Orleans vẫn cứ náo nhiệt như thường. Tuy nhiên nó không thể khỏa lấp được cái gì đó rất man mác buồn, cái gì đó chứa đầy hoài niệm. Tiếng nhạc Jazz mang âm hưởng châu Phi như gợi nhớ quê hương, như tả nỗi lòng của những người xa xứ. Nhạc Jazz trầm buồn thống thiết như thân phận người da đen thời thuộc địa, như kiếp người lưu lạc, như cuộc sống mong manh đối diện với vô thuờng. Ngày xưa, khi New Orleans còn huy hoàng rực rỡ trên phố có nhiều người ăn xin không nhỉ? Hôm nay thì ăn xin nhiều quá, tôi chưa từng thấy thành phố nào mà nhiều ăn xin như thế. Những mảnh đời cơ cực lầm than, nằm vật vạ khắp mọi nơi. Người ta thường nghe tán thán sự giàu có hùng mạnh của Mỹ, nếu mà lần đầu đến đây ắt hẳn sẽ thất vọng lắm!

 Con tàu hơi nước trên sông Mississippi như chứng tích một thời lịch sử vàng son, nó giờ như ông cụ lão làng, ngày ngày vẫn kéo còi trên bến. Nó vẫn còn đó, ngày ngày đưa khách dạo chơi một khúc sông. Guồng bánh xe nước khổng lồ chầm chậm quay, đưa con tàu chạy ngược dòng chảy. Khách du trên tàu nhìn guồng bánh xe nước quay cứ ngỡ nó đang đưa mình về quá khứ xa xưa. Ba trăm năm trôi qua, so với những thành phố khác thì có lẽ cũng còn trẻ lắm, nhưng New Orleans đã làm xong trách vụ của mình. Bây giờ nó vẫn nằm bên dòng Mississippi ngày đêm nghe tiếng nhạc Jazz và mơ về một thời dĩ vãng.

 

Tiểu Lục Thần Phong

New Orleans, 9/2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nghe tiếng khoá lách cách bên ngoài, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Dù sắp phải đối phó với những màn ép cung mà một lời nói sơ suất có thể mang lại
Ông Alan Greenspan là một người Mỹ độc đáo, do sự nghiệp đưa đẩy. Ông được tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào chức vụ Thống đốc Ngân hàng
Như tôi đã trình bày trước đây là các tôn giáo lớn trên thế giới đều chú tâm đến sự quan trọng của việc phát triển tình thương và lòng từ bi
Tương lai của nền học vấn nước nhà sẽ ra sao, khi mà cả “Thầy” và “Trò” đều là nạn nhân của một chế độ xã hội lạc hậu, làm hủy hoại các giá trị truyền thống
Dù còn khoảng bốn tháng nữa thì đảng Dân Chủ mới chính thức bắt đầu đi bầu người đại diện để tranh chức tổng thống Mỹ với đảng Cộng Hòa
Nếu muốn đi cho đúng con đường của mình đã chọn để làm tròn nhiệm vụ thì phải tập sống vượt trên cảm quan của người.
Chuyến đi New York của Nguyễn Tấn Dũng để vận động cho nhà nước CHXHCN Việt Nam vào ghế uỷ viên không thường trực
Một kinh tế gia nổi tiếng của Anh đã nói như vậy. Nhưng về dài thì mỗi quốc gia lại có thể sống hay chết một cách. Một trong những yếu tố quyết định
Sự kiện cầu Cần Thơ bị sụp Bộ Công An còn trong vòng điều tra. Tuy nhiên, đây là điểm báo để Đảng CSVN thấy được tai họa về lâu dài.
“Liên Xô - quê hương của Cách mạng Tháng Mười đã không còn nữa, nhưng bản chất ưu việt và những cống hiến to lớn của chủ nghĩa xã hội đối với nhân loại
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.