Hôm nay,  

Thiền Viện Sùng Nghiêm Trang Nghiêm Đại Lễ Vu Lan

04/09/201909:22:00(Xem: 2721)

Thiền Viện Sùng Nghiêm

Trang Nghiêm Đại Lễ Vu Lan
 

GARDEN GROVE, 9/2019 (VB/PTH)- Không chỉ là một buổi lễ tôn giáo, nhưng cũng là một buổi thuyết giảng đầy xúc động về lòng biết ơn ba mẹ, biết ơn chư Phật và Bồ Tát, biết ơn thiện hữu tri thức và biết ơn tất cả chúng sinh trong cõi này. Không chỉ là một nghi thức trong mùa Lễ Vu Lan, nhưng cũng là một buổi trình diễn văn nghệ, cả thơ và nhạc, cả hợp ca và nhạc cảnh… Hy hữu. Đại Lễ Vu Lan tại Thiền Viện Sùng Nghiêm đã được trang nghiêm tố chức hôm Chủ Nhật 1 tháng 9/2019 -- vừa mang hương vị Thiền đạo, vừa lưu lại trong lòng người những giá trị nghệ thuật sâu lắng và xúc động.

 
blank

Ni Sư Chân Thiền và Ni Sư Chân Diệu mời Cụ Bà Vũ Bội Thừa (101 tuổi) và cụ em Cụ bà là Cụ Bùi Đông Tài (89 tuổi) lên trao tặng hoa mừng phước thọ. Từ phải: BS Hùng và thân mẫu cùng là Thiền sinh.

 

 

Khi đại lễ chưa bắt đầu, khi Phật tử còn lác đác tới, Ni sư Thích Nữ Như Như đã lên trình diễn một màn ngoài chương trình: Ni sư tình nguyện hát cúng dường Vu Lan ca khúc “Một Cõi Đi Về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một nghệ sĩ kham nhẫn nhất trong chương trình là nhạc sĩ Nguyễn Phú Hùng – anh đã ngồi với chiếc đàn keyboard từ đầu chương trình tới cuối, đệm nhạc không mệt mỏi cho trọn buổi lễ.  Phần khởi đầu chương trình cũng là màn văn nghệ đặc sắc: ca sĩ Hoàng Nam với giọng nam trầm ấm; ca sĩ Kiều Loan với hai ca khúc nổi tiếng đều hướng về quê hương, “Mời Em Về” và “Hải Ngoại Thương Ca”; ca sĩ Mỹ Nga với ca khúc “Bước Chân Ai” – một bài thơ của Ni sư Thích Nữ Chân Thiền phổ nhạc bởi Uy Thi Ca; nhà thơ Nguyễn Thị Mắt Nâu ngâm xong là hát một ca khúc do nhạc sĩ Giác An phổ thơ Ni sư Chân Thiền, nội dung rất xúc động về tình con với ba mẹ.

Sau văn nghệ mở đầu, các nữ thiền sinh trong Thiền Viện Sùng Nghiêm đi từng hàng để cài hoa cho chư tôn đức Tăng Ni. Anh Phước khởi đầu bằng lời giới thiệu 2 MC cho chương trình: chị Minh Hồng và Bác sĩ Hùng.

 

 blank

Cài hoa chư tôn đức.

 

 

Phần giới thiệu cho biết, chư tôn đức hiện diện có quý Thầy Phổ Thuận, Thầy Quảng Châu, Ni sư Tường Liên, Ni sư Như Như, Ni sư Chân Phụng, Ni sư Chân Liên, Reverend Tịnh Đạo, Ni sư Dina, Ni sư Như Ngọc, Ni sư Chân Thiền, Ni sư Chân Diệu. Phía quan khach tham dự có cựu Đại tá Lê Bá Khiếu, các nhà thơ như Nguyễn Thị Mắt Nâu, Nguyễn Tiến Quỳnh Giao, nhạc sĩ Hoàng Bá, các họa sĩ Chính Mung và Lam Thủy, Đạo diễn Đình Luân và vũ đoàn Việt Cầm, các ca sĩ Ngọc Quỳnh, Lâm Dung, Ái Liên, Phạm Tuấn, Kiều Loan, Diệu Mai, nhạc sĩ Cao Minh Hưng và ban nhạc Tình Nghệ Sĩ, các phóng viên như Phan Tấn Hải, Thanh Phong, Thanh Huy, Văn Lan, đại diện đài truyền hình VNA 57.3, quý Thầy cô dạy tiếng Việt và học sinh… Nhạc đệm do nhạc sĩ Nguyễn Phú Hùng.
 Đặc biệt có gia đình cụ Vũ Bội Thừa (cụ Thừa đã 101 tuổi), cụ em là Bùi Đông Tài 89 tuổi, và hai con của cụ là anh Vũ Bội Trung và cô Vũ Bội Trang…
 

Tiếp theo là nghi thức chào Quốc kỳ Hoa Kỳ, Quốc kỳ VNCH, Phật Giáo Kỳ và Phút Nhập Từ Bi Quán.

Ni sư Chân Diệu trong phần khai mạc buổi lễ, nói rằng Ni sư chắp tay bày tỏ lòng biết ơn Chư Phật, chư Bồ Tát, ba mẹ, thiện tri thức, bạn hữu, chúng sinh cõi hữu hình và cõi vô hình, chúng sinh hữu tình và vô tình, xin khởi tâm cầu nguyện để quý vị nơi âm cảnh và các cõi bất như ý được siêu sanh. Ni sư nói, “Tôi biết ơn quý vị nơi đây, và bây giờ xin tuyên bố khai mạc buổi lễ.”

Ni sư Chân Thiền trong phần chào mừng quan khách nói rằng mới vừa qua là Đại Lễ Phật Đản và tới bây giờ là Đại Lễ Vu Lan, sức mạnh vô thường quá nhanh, đời người quá ngắn, chúng ta rồi sẽ tới ngày vào nhà quàn, vậy mà đã vô lượng kiếp như thế, Đức Phật dạy rằng hằng hà sa số luân hồi đó  là do chính chúng ta tạo ra. Và rồi buổi lễ hôm nay chúng ta tưởng niệm ơn đức ba mẹ nhiều đời, chúng ta để tang ba mẹ -- tại sao không để tang trong từng giây phút trôi qua trong đời mình, vì chúng ta phải tạ ơn ngay bây giờ, và tự hứa là sẽ không làm khổ nhau. Và cho tới khi tiến lên một bước là xả tang – Vu Lan không phải chỉ một ngày, Vu Lan trong từng người chúng ta là từng sát na, nhớ ơn ba mẹ, nhớ ơn đất nước, nhớ ơn chúng sanh. Hãy dâng nén tâm hương, noi gương ngài Mục Kiền Liên, bỏ sạch tham sân si chính là xả tang vĩnh viễn…

Kế tiếp, MC Minh Hồng giải thích rằng khi Ni sư Chân Thiền nói xả tang vĩnh viễn chính là nói hãy xả luôn mái tóc này, và nếu có vị nào chưa xả được mái tóc, hãy sống theo hạnh ngài Duy Ma Cật.

Tiếp theo, Thiền sinh Lý Thu Vân đọc bài “Ý Nghĩa Lễ Vu Lan” của Ni sư Chân Thiền. Nội dung nói rằng hiếu hạnh không phân biệt tôn giáo, và giữ hạnh hiếu chơn thực là sẽ vượt hẳn không gian và thời gian, từng khoảnh khắc trong tâm giữ niệm mang ơn với ba mẹ nhiều đời, với Chư Phật và khắp pháp giới chúng sinh…

Một nhạc cảnh độc đáo gây nhiều xúc động do sáu nữ nghệ sĩ trẻ của Vũ Đoàn Việt Cầm thực hiện với hướng dẫn của đạo diễn Đình Luân, múa theo bài thơ  của Ni sư Chân Thiền, do Tuấn Khanh phổ nhạc. Điệu múa có ý nghĩa, thơ hay, nhạc hay, người đẹp và trang phục đẹp, bày tỏ được lòng biết ơn và lân mẫn.

Tiếp theo, Bác sĩ Hùng đọc bài “Đóa Hoa Cài Áo,” một sáng tác của Ni sư Chân Thiền, nội dung nói về truyền thống màu hoa cài trong Đại Lễ Vu Lan, hoa đỏ cho người còn ba mẹ, hoa trắng cho người mất ba mẹ, nhưng trong Thiền Tông là cõi tịch lặng của Tâm, nơi xa lìa nhị biên, nơi không chấp cõi này là thật hay giả, nơi trong bản thể không khác biệt gì giữa ta với người…

Một bất ngờ là nhạc sĩ Hoàng Bá lên hát bài Thiền ca “Đóa Hoa Bất Diệt” cho chính nhạc sĩ phổ thơ của Ni sư Chân Thiền.

Nhưng một điều ít người biết rằng rất nhiều Thiền sinh tại Thiền viện Sùng Nghiêm cũng là các ca sĩ có giọng ca truyền cảm. Ban hợp ca Thiền viện Sùng Nghiêm đã trình diễn thiền khúc “Cực Lạc Thế Giới” của nhạc sĩ Giác An phổ thơ Ni sư Chân Thiền. Người ta nhìn thấy trong Ban hợp ca cũng có mặt các nhà thơ như Hồ Thanh Nhã, Nguyễn Tiến Quỳnh Giao…

 blank

Hợp ca
blank

Nghi thức tụng kinh

 

 

Một dặc sắc của chương trình cũng là màn song ca thiền khúc “Đóa Hoa Mầu Nhiệm” do nhạc sĩ Uy Thi Ca phổ thơ Ni sư Chân Thiền, qua hai giọng hát truyền cảm nổi tiếng: ca sĩ Lâm Dung và ca sĩ Phương Thảo.

Thiền sinh Mỹ Nga cũng là một giọng ca truyền cảm khi trình diễn thiền khúc “Cha” – thơ Ni sư Chân Thiền, nhạc Tuấn Khanh.

Tiếp theo là vũ khúc “Dâng Hoa” do nghệ sĩ Diễm Xuân ca và trình diễn, thơ Ni sư Chân Thiền, nhạc Giác An.

Những khoảnh khắc xúc động và trang nghiêm: Ni Sư Chân Thiền và Ni Sư Chân Diệu mời Cụ Bà Vũ Bội Thừa (101 tuổi) và cụ em Cụ bà là Cụ Bùi Đông Tài (89 tuổi) lên trao tặng hoa mừng phước thọ.

Sau đó là nghi thức dâng hương cúng Phật, tụng Kinh Bát Nhã, Tam Quy & Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

 
blank

Nhạc cảnh Vu Lan

 

Tiếp theo, trong khi mọi người thọ trai, một chương trình văn nghệ thực hiện tiếp theo cho tới 5 giờ chiều.

Đặc biệt, trong khi nói chuyện với phóng viên VB giữa lúc thọ trai, nhà thơ Hồ Thanh Nhã nói rằng hạnh phúc của ông bên cạnh học Thiền cũng là làm thơ, hễ làm được bài thơ nào là gửi về Việt Báo liền.

Điểm ghi nhận rằng thơ anh Hồ Thanh Nhã là tuyệt vời, gắn liền với tình quê hương, tình người, và Việt Báo luôn luôn có mặt trong các sinh hoạt của Thiền Viện Sùng Nghiêm, điển hình Đại Lễ Vu Lan hôm Chủ Nhật 1 tháng 9/2019 có mặt nhiều người của VB: cô Hằng, các anh Khanh, Thanh Huy và Phan Tấn Hải.

Cũng nên nhắc tới trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 của phóng viên Việt Báo, nhà thơ Hồ Thanh Nhã cho biết ông là môn đệ Thiền Viện Sùng Nghiêm từ nhiều năm, nhận thấy không khí trong Thiền viện nghiêm trang nhưng thân thiện, sách tấn tu học nhưng đối xử và giúp đỡ nhau như người trong nhà, những giờ Thiền tập hàng tuần ban đầu là khó nhưng khi quen rồi thì cực kỳ hạnh phúc. Đặc biệt, nhà thơ Hồ Thanh Nhã cho biết quý Ni sư dạy Thiền rất kiên nhẫn, chú tâm hướng dẫn từng người, trả lời rất sâu sắc trong các giờ độc tham. Bản thân nhà thơ Hồ Thanh Nhã nói nhờ thế hiểu đạo thêm, và rồi sáng tác thơ càng lúc càng mang hương Thiền hơn.

 
blankblank

Các nghệ sĩ trình diễn

 

Được biết, Thiền Viện Sùng Nghiêm tu theo Thiền Tông, theo Tông phong từ cố Thiền Sư Philip Kapleau -- điều hành trực tiếp là Ni sư Thích Nữ Chân Thiền và Ni sư Thích Nữ Chân Diệu.

Thiền pháp do hai Ni sư nơi đây dạy là theo truyền thống của Thiền sư Philip Kapleau (1912-2004), vị thầy sáng lập Rochester Zen Center ở New York, cũng là nơi hai ni sư từng theo học Thiền. Tiểu sử của Thầy Kapleau ghi rằng truyền thống này là Thiền phái Sanbo Kyodan của Nhật Bản, kết hợp hai truyền thống Tào Động (Soto) và Lâm Tế (Rinzai).

Phật Tử có thể tới Thiền Viện Sùng Nghiêm hàng ngày hay tuần để học thiền, ngồi thiền, độc tham và nghe thuyết giảng theo các thời khóa biểu ghi sẵn. Thiền viện có lớp Thiền Trẻ Em, và các lớp thiền cho mọi trình độ. Cũng như lớp dạy Việt ngữ cho thiếu niên.

Thiền Viện Sùng Nghiêm hiện cũng có giờ trên một đài truyền hình ở Quận Cam. Phật tử có thể tới thỉnh miễn phí sách, thơ, CD nhạc ở:
 

Thiền Viện Sùng Nghiêm

11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841.

Tel: (714) 636-0118.

Email: sungnghiem@hotmail.com

https://thienviensungnghiem.org/ (.org -- không phải .com)

 

 



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.