Hôm nay,  

Những Bài Ca Về Triết Lý Nhân Sinh Quan

27/08/201900:00:00(Xem: 2402)

Đây là những bài ca có tiếng ngoại quốc về triết lý nhân sinh quan hồi thập niên sáu, bảy mươi nói lên tâm trạng của giới trẻ thời đó mà mình còn ghi đậm trong ký ức.  Hình như nhạc của thời này rất hay, và lời thật là có ý nghĩa tiêu biểu cho tâm trạng mất hướng đi trong đời của tuổi trẻ thời đó.  Cái thời chiến tranh Việt Nam đang làm xáo trộn xã hội Mỹ, thời của phản chiến, của phong traò hiện sinh Hippie thịnh hành trong giới trẻ, trong các đại học Mỹ, đưa đến cái chết của một vài sinh viên biểu tình do đạn bắn của Vệ binh quốc gia.  Thanh niên nam nữ lúc đó mất lý tưởng, hoang mang chỉ muốn thoát ly thực tế và chỉ muốn hưởng thụ.

Trong khung cảnh lịch sử, đó bài “ What’s Up” ra đời do ban 4 Non Blondies với giọng ca nữ chính và  cũng là tác giả rất ‘hip’ của bài ca này là Linda Perry, một tay cự phách trong làng ca nhạc rock thời kỳ đó – Linda đã được thu nhập vào Sảnh Đường Danh vọng, Songswriters Hall of Fame, của những Ngừơi Viết Bài ca, năm  2015.  Xin được nói thêm là bài này đã được hơn 747 triệu lượt (Vâng thưa bạn, số views là hơn bảy trăm triệu lượt!) người xem trên Youtube.  Sau đây là ý chính trong bài “ What’s Up?” của một người gào thét lên tâm trạng hoang mang để đi tìm một lý tưởng cho đời mình:

...  Hai mươi lăm năm mà cuộc đời tôi vẫn cố gắng trèo lên ngọn đồi cao của Hy vọng để tìm cho mình một điểm đến.  Tôi nhận thấy ra nhanh khi tôi biết mình nên biết là thế giới đựơc hình thành bởi tình huynh đệ của con người hay là gì gì đó.

  Và đôi khi tôi khóc khi tôi nằm trên giường  để trút hết ra những gì trong đầu tôi và tôi cảm thấy có gì đó là lạ.

  Và tôi thức dậy vào buổi sáng rồi bước ra ngoài , hít một hơi sâu vào và cảm thấy vô cùng phấn chấn lên và tôi la lên thật là to: cái gì đang xãy ra đây?

Và tôi cố gắng , ôi Thượng đế ơi, tôi cố gắng hết mình, luôn cố gắng trong cái khuôn khổ định kiến này.

Và tôi cầu nguyện, ôi Thượng đế ơi, tôi thật lòng cầu nguyện.  Tôi cầu xin mỗi ngày cho một sự thay đổi tận gốc rễ và đôi khi tôi khóc...

Hai mươi lăm năm mà đời tôi vẫn còn cố gắng trèo lên ngọn đồi cao Hy vọng đó để tìm cho mình một điểm đến...

(Mời bạn vào Youtube bấm: what’s up  4 no blondies để tiếng gào thét vô vọng cho một chân lý khó tìm được này.)

Thập niên bảy mươi có ban nhạc Anh Quốc tên là Marmalade nổi danh được xếp hạng rất cao trong nhiều tuần với bài  Reflections of My Life, nói lên phản ánh về đời mình trong tâm trạng chán ngán đời nhưng vẫn muốn sống.  Tâm trạng nghịch lý  dằn vật đó được nói ra trung thực trong bài ca này với phần đệm ghi-ta , nhất là của cây bass làm người nghe vô cùng bị thu hút.  Xin được diển ý một trong những bài ca mình ưa thích nhất này cùng bạn sau đây:

... Sự đổi thay từ ánh mặt trời sang ánh trăng là phản ánh của đời tôi.  Ôi, làm sao tôi có thể làm đầy được mắt tôi. Những lời chào hỏi nhau của những con người đang khốn đốn là phản ánh của đời tôi.  Ôi, chúng làm đầy mắt tôi. 

Tất cả những mối sầu của tôi về ngày mai u tối.  Hãy đem tôi trở lại mái nhà xưa của tôi. 

Tôi than khóc nhiều, cảm thấy như mình đang chết dần, chết dần...

Tôi thay đổi...đang xấp xếp... tôi đang thay đổi mọi sự... Đúng vậy, mọi sự chung quanh tôi ... Thế giới này là một nơi tệ bạc, một nơi đáng kinh sợ để sống... Ôi, nhưng tôi lại không muốn chết  ... Tất cả những mối sầu của tôi về ngày mai u tối... Hãy đem tôi về lại mái nhà xưa...

(Mời bạn vào Youtube bấm: reflections of my life  the marmalade để thưởng thức khúc ca u sầu về một tâm trạng sầu đời và thưởng thức khúc guitar dạo đầu với tiếng bass ‘nhức nhối’ ở phần dạo đầu và theo trình tự hợp âm như sau: G  Bm  Em  G7  C-Em- Am  G7 G7).

Trước khi giới thiệu đến cac bạn bài “ I am a Rock” của Paul Simon, xin được nói qua về tác giả bài này.  Paul Simon sinh năm 1941, trong suốt bảy thập niên qua, Paul là ca sĩ và nhạc sĩ.  Năm 1956, Paul kết hợp với Garfunken thành đôi song cả nổi tiếng thời đó. Sau này hai ngừơi chia tay thì Paul vẫn tiếp tục hoạt động trong ngành âm nhạc.  Paul viết phần lớn các bài ca. Có ba bài nổi danh mà giới nghe nhạc đều biết đến là: The Sound of Silence, Mrs. Robinson và Bridges Over Troubled Water.  Paul đã đoạt được mười sáu giải âm nhạc Grammys, được thu nhận và Sảnh Đừơng Dang Vọng nhạc Rock’n’ Roll năm  2001. Tạp chí Rolling Stone  bầu Paul là một trong những tay đàn giỏi nhất. Năm 2006,  tuần báo Time chọn Paul là một trong số 2006 người làm thay đổi thế giới.  Năm 1986, Paul Simon được Đ.H. Âm nhạc Berkley bầu làm Tiến sĩ Danh dự về Âm nhạc  và hiện ở trong Ban Quản Trị của Trường.  In được giới thiệu đến các bạn một trong các bài tiêu biểu về nhân sinh quan của Paul Simon vào thời kỳ đó.  Bài có tựa đề là “I am a Rock”, một lối sống thu co mình vào trong cái vỏ cuả “cái tôi” để không phải va chạm với tha nhân và ngoại cảnh quanh mình:

... Một ngày muà Đông trong cái tối tăm buồn thẵm của tháng Mười Hai.  Tôi ngồi một mình, nhìn ra cữa sổ xuống đường xá bên dưới đang phủ tuyết  mới lăng lẻ rơi.  Tôi tạo xây bức tường.  Một thành trì thật kiên cố mà không ai xuyên qua nổi.

Tôi không cần bạn bè vì tình bạn đem lại cho tôi nổi đau.  Tôi khinh miệt tiếng cười và tình yêu.

Tôi là một tảng đá.  Tôi là một hoang đảo.

Đừng nói tới tình yêu vì tôi đã từng nghe tiếng đó trước kia rồi.  Nó thấm sâu vào ký ức của tôi. Tôi không muốn làm quấy rầy những cảm xúc đang ngáy ngủ đã chết từ lâu.  Nếu tôi không yêu, tôi không bao giờ than khóc.

Tôi là một tảng đá.  Tôi là một hoang đảo.

Tôi có sách vở và thư văn bảo vệ mình.  Tôi che kín trong aó giáp và dấu mình trong căn phòng, được an toàn nơi ẩn náo này.  Tôi không đụng chạm đến ai và không ai chạm đến tôi.

Tôi là một tảng đá.  Tôi là một đảo hoang.  Và đá không bao gì biết đớn đau và hoang đảo không bao giờ khóc than...

  (Mời bạn có dịp xin vào Youtube bấm: i am a rock  paul simon để cảm nhận nhân sinh quan chán chường của thế hệ Mỹ cách đây vài ba chục năm.)

 Ngược lại với tâm trạng bi quan trên, bài ca “Born Free’ sau đây nói lên một cái nhìn đầy lạc quan về cuộc đời có được Tư Do không sợ sệt cho một ngày mai đen tối.  Mời xin được phóng dịch bài Born Free như sau:

... Sinh  ra được tự do, tự do như gío thổi muôn chiều, tự do như cây cỏ mọc lên, tự do theo đuổi ý muốn của trái tim mình.  Sống tư do và cái đẹp bao quanh mình.  Cuộc đời luôn làm ta ngạc nhiên mỗi khi ta nhìn lên ngôi sao ở trên cao.  Sống tự do khi không có tường vách nào chia cách ta;  ta tự do như sống gầm mà không cần gì phải trốn tránh. Sinh ra được tự do là điều đáng sống nhưng chỉ đáng sống khi ta sinh ra và được tự do...

(Mời bạn vào Youtube bấm: born free by matt monro để thưởng thức bài ca hay về một nhân sinh quan tích cực này qua giọng ca của Matt Monro hay sau này của nam ca sĩ lừng danh Andy Williams.)

    Đây là một số bài ca nói về nhân sinh quan hơn là về tình yêu mà qua đó ta có thể biết được phần nào về tâm trạng của con người trong hoàn cảnh lịch sử đó, xin được giới thiệu đến các bạn. 

Thân chào.                 

ttt  Agt. 5’ 19

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.