Hôm nay,  

Nhân đọc Kinh Pháp Cú Tây Tạng của Thiền Hữu Nguyên Giác

22/08/201919:32:00(Xem: 3233)


blank


Tập sách mỏng nhưng nặng ký
Kinh Pháp Cú Tây Tạng do Nguyên Giác dịch và ghi nhận đến với tôi không gây bất ngờ vì Nguyên Giác viết về những vấn đề có tính cách chuyên sâu về Phật giáo cũng đã nhiều. Cuốn nầy là cuốn thứ 9, đó là chưa kể những bài báo liên quan đến vài vấn đề thuộc về kinh kệ Phật giáo rãi rác chưa in thành sách.

Kinh Pháp Cú tức là bản gom góp lại những câu ngăn ngắn lời Đức Phật dạy khi ngài còn tại thế. Những đệ tử của Phật sau đó kết tập lại và xếp theo từng loại cho người đời sau dễ học, đễ thấm. Với sự bành trướng của đạo Phật, Kinh Pháp Cú được viết lại, diễn dịch ra nhiều ngôn ngữ mà chúng ta biết nhiều nhất  qua:

  1. Chữ Pali, Việt dịch có vài bản, bản quan trọng nhứt do Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh Sàigòn, trước 1975.

  2. Chữ Hán, Việt dịch có thể tới mấy chục bản dịch, đầy đủ hay không, bản được chú ý nhứt là bản của Thiền Sư Nhất Hạnh, người nổi tiếng là có nhiều ảnh hưởng lên tín đồ Phật giáo Âu Mỹ.

  3. Chữ Sanskrit, chưa có bản Việt dịch trực tiếp hay gián tiếp nào, thiền hữu  Nguyên Giác - tôi thích gọi ông là thiền hữu vì ông có một đời sống và sự làm việc về Phật học quá hơn một cư sĩ - dịch gián tiếp qua ba bản Anh Ngữ.

Trong quá khứ và trong tương lai, những bản Kinh Pháp Cú xuất hiện nhiều, từ giới tu hành xuất gia cũng như từ những người ngoài yêu thích đạo Phật hay thuần túy thích văn chương tư tưởng. Chắc chắn rằng rồi sẽ có các bản dịch  từ dòng Sanskrit, qua những bản tiếng Anh khác mà có thể thiền hữu Nguyên Giác chưa tìm thấy.

Với một sự suy luận bình thường, ta thấy ngay bản Kinh Pháp Cú nào cũng không thể đúng nguyên văn lời Phật dạy vì kinh qua sự nhớ lại, sự  kết tập, sự chuyển hóa từ ngôn ngữ nầy qua ngôn ngữ khác và qua cách dịch, cách xắp xếp nội dung của từng người có tham gia vào việc hình thành bản dịch  ra ngônngữ của quốc gia mình.

Thiền hữu Nguyên Giác dịch qua ba bản tiếng Anh mà ông có được và ông đã tham khảo cẩn thận. Người muốn hiểu Kinh Pháp Cú rồi đây chắc hẵn sẽ thích bản dịch nầy vì nó là văn xuôi, vốn dĩ dễ hiểu và khó đi lạc vào sự bóng bẫy mơ hồ của ngôn ngữ thi ca từ các bản Hoa ngữ.

Ấn tượng là sự xắp xếp nội dung của bản kinh từ dòng Sanskrit: Nhập tâm người đọc ngay, cái nguyên lý tinh túy của Phật đạo được đưa ra đầu tiên: Lý vô thường: Tất cả mọi vật trên thế gian này  đều chịu luật vô thường, sẽ bị hủy diệt, phải tan biết theo thời gian trước hay sau thôi. Một con người cụ thể nào đó, người danh tiếng, đương làm hùm làm hổ trên chánh trường, người bình thường như kẻ viết hay độc giả của bài nầy, rồi sẽ chết, sẽ biến mất khỏi trần thế sớm hay muộn.

Với nguyên lý đó người đọc sẽ chờ đón những ‘lời khuyên’ bằng các phẩm kế tiếp như đừng tham, đừng ái dục, nên thanh tịnh, nên khả ái, nên giới, nên thiện hạnh, nên giữ gìn lời nói, nên chính đính việc làm, nên có lòng tin, nên có lối sống của người xuất gia hành chánh đạo… 

Đó là những điều cốt tủy của chương Một với 12 phẩm, mà tôi nghĩ rằng tín đồ Phật giáo hay cư sĩ theo đó mà hành cũng đã đủ lắm rồi. Những chương tiếp theo, 2, 3, 4  bàn sâu hơn về những vấn đề căn bản - tiếng chuyên môn gọi là phẩm- của đạo như Niệm, Tạp, Tự Ngã, Niết Bàn, Như Lai, An Lạc, Tâm, Cái Thấy. Những phẩm khác như Danh Vọng, Ghét, Nước, Hoa, Ngựa, Sân, Số Lượng,  Tỳ Khưu, Bà La Môn… tôi cho là những phẩm phụ mà người tu hành hay khách tìm hiểu đạo có thể lướt qua khi đọc kinh nầy những lần đầu. Về sau, với thời gian dùng cho sự tinh tấn, những phẩm thứ yếu nói trên nếu được nghiền ngẫm cũng là rất hữu ích.

&&&

Thiền hữu Nguyên Giác nói với tôi ông khổ công tìm tòi mới biết được ba bản Anh dịch từ bản Sanskrit của Kinh Pháp Cú, ông cũng nói  là khi dịch mình tốn nhiều thời giờ và công sức, đến nỗi lắm lần nghĩ rằng mình sẽ bỏ cuộc vì  quá mệt và xịu tay trogn việc đánh máy tới lui sửa chữa. Rồi thì Trời cho, Long Thần Hộ Pháp đã giúp cho tay hết xụi, đã giúp ông có đủ sức khoẻ để hoàn thành  hạnh nguyện.

Ai có cơ duyên sẽ sở hữu được quyển sách quí  Kinh Pháp Cú Tây Tạng nầy. Ai có đạo Tâm sẽ đọc và thấm nhuần phẩm đầu và các phẩm căn bản  đã nêu trên, ai xuất gia nên đọc và nghiền ngẫm toàn bộ quyển kinh.  Nói chung kinh nầy đưa ra triết lý của đạo Phật dưới hình thức đơn giản nhứt, dễ lý hội nhứt và theo một trình tự hợp lý nhứt. Ở đây ta không thấy sự bắt đầu bằng nguyên lý Tứ Diệu Đế: Sanh, Lão, Bịnh, Tử, và phương pháp diệt khổ, diệt tử bằng con đường Bát Chánh Đạo cao xa. Ở đây cũng không có mô tả Địa Ngục với những cuộc trừng phạt kinh rợn của Phật giáo biến thể thành Phật giáo bình dân. Ở đây là những nhận định xác thực và những lời dạy cho chúng sanh diệt trừ ham muốn làm cho con người bị phóng ngã, mê lầm trong cuộc đời vốn là ảo hóa, vô thường.

Để giúp bạn đọc chưa có sách, xin được trích ra vài câu kệ quan yếu ở phẩm  căn bản: Phẩm Vô Thường:

Kệ 3. Những gì hợp đều sẽ tan, những gì được tạo tác đều sẽ hư rã. Những gì được sinh ra đều sẽ chết. Chỉ trong tịch lặng mới có hạnh phúc.

Kệ 11. Tất cả trái chín đều sẽ phải rơi và hư vữa; tương tự, ai đã sanh ra cũng đều mang nỗi sợ chết.

Kệ 12. Đời người y hệt chiếc bình đất sét chói sáng từ người thợ gốm; tất cả cũng đều rồi bị tan vỡ.

Kệ 23. Cuối đời người là chết, tất cả chúng sanh rồi cũng sẽ lìa đời, trong khi đó, kết quả những việc thiện và ác  họ đã làm trong đời sẽ vẫn theo sát họ.

Kệ 24. Người làm ác sẽ rơi xuống địa ngục, người làm lành sẽ rơi vào cõi hạnh phúc. Người sống với chánh pháp  sẽ không phạm lỗi, sẽ thành tựu Niết bàn.

Cả quyển sách không thấy mô tả Địa Ngục như chỗ Âm Ti theo hình ảnh  trừ gian diệt bạo của Tàu, cũng không có cảnh Niết Bàn với nhà vàng, cây ngọc, núi kim cương, nơi con người không cần làm việc cũng có thức ăn ngon, giàu sang, phú quí.  Ở Kinh Pháp Cú Tây Tạng nầy Rơi xuống địa ngục, đã được giải thích bằng  cái tâm khổ não, cái cảnh khổ phải chịu của đời sau hay chính đời nầy (Xem chuyện Địa ngục ở miền Dương gian trong tập Chuyện Giải Buồn của Paulus Của, bản in Saigon, 1887).  Thành tựu Niết bàn được giải thích bằng cái tâm tĩnh lặng mà ta thấy rải rác trong toàn  quyển kinh, nhứt là phẩm Tâm. Xin trích ra đây vài ba bài kệ về vấn đề nầy.

Kệ 10. Người có tâm nghiêng về ác  sẽ tự mang sầu khổ tới…

Kệ 11. Người có tâm nghiêng về thiện  sẽ tự mang hạnh phúc tới; hạnh phúc đó không ai mang tới cho mình, dù là từ ba, mẹ và người thân khác.

Kệ 61. Người sống trong sạch sẽ được an lành; người có tâm được phòng hộ toàn hảo sẽ hạnh phúc, tất cả những ai chệch hướng theo bản năng thô bạo [tương lai] tương lai sẽ xuống cảnh giới quỷ đói.

Vậy thì  sung sướng hay sầu khổ, Địa ngục hay Niết bàn  cũng từ cái tâm sa đà hay hướng đối nghịch với nó là tâm thiện, tâm tĩnh lặng, không tranh không tham.

Bao nhiêu đó đã đủ để người thiện tri thức nương theo mà sống đời sống đạo hạnh. Xin tán thán công đức của thiền hữu Nguyên Giác trong việc tìm kiếm  những bản Anh dịch để có thể hoàn tất công việc rất có giá trị của mình. 

Qua bao nhiêu thời gian và không gian, những lời dạy của Đức Phật trong các bản Kinh Pháp Cú được suy diễn thêm, được bình dân hóa cho phù hợp với số đông người đời nên có  những hình ảnh cụ thể về cảnh giới trên trời (Niết Bàn), về địa giới dưới đất (Âm Ti, Địa Ngục), tôi nghĩ rằng đó cũng là lẽ bình thường  vì sự tạp đa của xã hội với biết bao nhiêu là mức độ của sự Ngộ, sự Tỉnh Lặng, sự hành thiện, hành ác.. mà các nhà Phật học thường dùng hai chữ căn cơ để giải thích. Văn chương  có tính cách hướng về tu hành theo căn cơ tuy vậy cũng đã góp phần tích cực thiệt nhiều cho người đời. Tây Du Ký là trường hợp dễ thấy nhứt. Các tác phẩm nhỏ hơn, ngắn hơi hơn, chưa đi ra khỏi địa bàn nước Việt Nam như Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh,  như Chuyện Trương Thiện Hữu (NVS, phiên âm với tựa mới Tội Vợ Vợ Chịu), như Chuyện Trương Ngáo tức Người Đi Đòi Nợ Phật, như các truyện về Phật Bà Quan Âm, như các Giảng Xưa của ông Sư Vãi Bán Khoai… cũng đã góp phần làm lớn mạnh con người -về mặt đạo đức- của vùng đất mà các tác phẩm nầy xuất hiện.

Đọc Kinh Pháp Cú Tây Tạng để thấy rằng tại sao nguyên nước Tây Tạng trở thành nước của Phật giáo. Nhìn tổng quát hơn, đọc Kinh Pháp Cú các bản Pali, Hoa ngữ, Sanskrit để hiểu tại sao có những bản kinh khó như Kinh Hoa Nghiêm được lưu truyền bao ngàn năm nay, và cũng có những niềm tin bị coi là mê tín, dị đoan như Hồi Dương Nhơn Quả, như Nhân Quả Báo Ứng.  Sự khác biệt nầy theo tôi suy cho cùng sinh ra từ sự giải thích theo chiều hướng bác học hay bình dân mà thôi. Nói cách khác, Kinh Pháp Cú nói chung đứng ở giữa hai đối cực, một đầu là các kinh khó học, khó hiểu của các vị cao tăng, một đầu là các niềm tin về đầu thai trong Lục đạo, về Địa ngục, Niết bàn.

Chúng tôi, người biết quá ít về đạo Phật, chưa từng sống như một cư sĩ, xin không dám bàn thêm, chỉ xin  tán thán công đức của người giới thiệu bản Kinh Pháp Cú Tây Tạng nầy, nhờ đó được dịp đọc lại những lời giáo huấn của Đức Từ phụ mà sám hối những lỗi lầm đã qua của  mình. Cũng xin nhân dịp nầy có mấy vần thơ (thẩn) được khơi nguồn từ một câu kệ trong sách, xin trình cùng chư độc giả:

Ngọn đuốc không buông bỏ,

Sẽ cháy tay người cầm.

Lòng tham cùng dục vọng,

Khác thể dây buộc thòng,

Trói thân kẻ mê tâm,

Đẩy hồn đời đời khổ.

Những sai lầm có trong bài giới thiệu nầy, xin được mang và thành thật sám hối.


Đạt Giả Nguyễn Văn Sâm (Victorville, CA, Aug.21, 2019)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.