Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 4: Toàn Cầu Hóa

17/08/201915:38:00(Xem: 4494)

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 4: Toàn Cầu Hóa

  

Đoàn Hưng Quốc

  

Ai cũng biết đến sự kiện nổi bật của Bức Màn Sắt sụp đổ vào cuối thế kỷ 20, nhưng quan trọng không kém khi một Bức Màn Tre được vén lên trong cùng khoảng thời gian này. Bức Màn Tre, tức là trào lưu hội nhập quốc tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Mễ Tây Cơ và vùng Đông Nam Á đã làm thay đổi bộ mặt thế giới trong thế kỷ thứ 21. Nhiều người từng linh cảm như một trận đại hồng thủy (titanic shift) 500 năm mới có một lần khi trọng tầm kinh tế chuyển dịch từ Đông sang Tây nhưng chỉ gần đây mới bắt đầu hiểu được hệ lụy của nó: khi hơn 3 tỷ nhân lực từ các nước đang mở mang tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu góp phần mang đến sự thịnh vượng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều chấn động chính trị do khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc tại cả các quốc gia công nghiệp lẫn những nước đang phát triễn. Bài viết này phân tích về tác động của Bức Màn Tre đến khối Tây Phương, trong khi ảnh hưởng đến những nước đang mở mang xin dành vào khi khác.

  

Trọng lượng kinh tế của toàn khối các quốc gia chậm tiến trong Chiến Tranh Lạnh chỉ là 21% GDP toàn cầu, nhưng đến năm 2010 đã nhảy vọt lên 49% và sẽ còn tăng đến 60% vào năm 2030 [1]. Bức Màn Tre được vén ra khi cánh cửa kinh tế tại Đông Âu, Trung và Nam Mỹ, Đông và Nam Á mở rộng để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các tiến bộ vượt bực về khoa học kỷ thuật thu hẹp thế giới khiến việc liên lạc và giao thương giữa các nước trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Kết quả là những đại tập đoàn đa quốc gia Âu-Mỹ-Nhật đã đầu tư ồ ạt sang các nước đang phát triễn để xử dụng nguồn nhân lực giá rẻ, đồng thời khai phá thị trường tiêu thụ mới, trong khi các nước đang phát triễn cãi tổ sâu rộng hệ thống kinh tế và tài chánh nhằm hổ trợ xuất cảng, thu hút công ty nước ngoài và phát triễn tư doanh.

  

Cơn lốc nói trên mang theo 3 tỷ nhân lực từ các nước đang mở mang đến cạnh tranh trực tiếp với gần 1 tỷ công nhân và thợ thuyền ở Tây Phương, cuốn trôi đi hàng trăm triệu công ăn việc làm và tạo áp lực lương bổng khiến mức sống của giới trung lưu tại Âu-Mỹ không hề tăng trưởng trong suốt 30 năm kể từ ngày toàn cầu hóa. Không dừng tại đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu và Đông Nam Á còn đào tạo đội ngũ chuyên viên có trình độ đại học và chuyên môn ngày càng cao bắt kịp với tầng lớp trí thức ở những nước công nghiệp. Mặt khác dân chúng ở các nước chậm tiến ồ ạt tìm cơ hội sinh sống ở Tây Phương để được hưởng trợ cấp xã hội, y tế và giáo dục nhưng đồng thời với việc qua lại dễ dàng khiến nhiều người di dân không cố gắng hội nhập vào đất nước mới (thí dụ như về Việt Nam cưới vợ; đàn bà đạo Hồi che mặt). Hậu quả khiến thành phần trung lưu Âu-Mỹ cảm thấy nếp sống của họ bị đe dọa, kinh tế của họ bị thiệt hại. Dù vậy chỉ một số ít trong đó muốn tự cô lập chống toàn cầu hóa, đa số còn lại hiểu rằng đây là một trào lưu không thể cưỡng lại nhưng đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp bảo hộ (protectionism) thích đáng cho công ăn việc làm và trước làn sóng di dân.

  

Xã hội Tây Phương chia thành hai phe thắng và thua cuộc trong cuộc chạy đua toàn cầu hóa. Những ai bắt kịp đà phát triễn thu về hầu hết các lợi lộc kinh tế từ toàn cầu hóa (winners take most) trong khi số còn lại mang tâm trạng bất mãn bị bỏ rơi. Phe chiến thắng gồm các đại tập đoàn xuyên quốc gia, thành phần trí thức ưu tú (elites) có trình độ đại học và chuyên môn cao và những gia đình sống tập trung tại các trung tâm công nghệ và thương mại như New York, San Francisco, London, Sydney, Silicon Valley v.v… Bên thua cuộc là tất cả những người còn lại.

 

Một tầng lớp được ưu đãi (meritocracy) ra đời cổ võ cho nhịp độ gấp rút của toàn cầu hóa trong khi số đông dân chúng nhận thấy chẳng những họ không dự phần mà còn bị thiệt hại trong đó. Giới trung lưu và thợ thuyền đánh mất niềm tin vào truyền thông, báo chí, các định chế nhà nước, những tập đoàn tư bản và thành phần ưu tú (elites) thao túng hệ thống chính trị (rigged system) để phục vụ quyền lợi của riêng họ thay vì cho đa số.  Đây chính là nguyên nhân dẫn đến Brexit và giúp Donald Trump thắng cử cùng với sự trổi dậy của phong trào dân tộc ở Pháp, Đức, Bắc Âu và Đông Âu.

 

 

Khuynh hướng bảo hộ xuất hiện ở cả cánh tả của ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren lẫn cánh hữu của Donald Trump để đáp ứng với nhu cầu của dân chúng. Nhưng cánh hữu của Donald Trump đặt nặng về vấn đề di dân còn cánh tả của ông Sander và bà Warren lại thiên về các biện pháp xã hội để giám sát các tập đoàn tư bản và san bằng khoảng cách giàu nghèo. Quả lắc đồng hồ đã chuyển sang chống lại nhịp độ toàn cầu hóa ồ ạt cho dù Tổng Thống nào sẽ đắc cữ vào năm 2020.

   

***

[1] Economy: Developing countries set to account for nearly 60% of world GDP by 2030, according to new estimates – OECD.org

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quả là đúng thế. Putin đã tạo ra một tình huống “phức tạp” đến độ chính y cũng không biết, hoặc không có, đường lui. Thằng nhỏ hết khôn dồn ra dại hay (vẫn nói theo kiểu dân gian Việt Nam) là khôn ba năm dại một giờ!
63 năm sau ngày phát động công tác xây dựng Đảng trên 3 mặt Tư tưởng, chính trị, tổ chức”, theo quyết định của Đại hội lần thứ III tại Hà Nội năm 1960, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã sa lầy hơn vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và tham nhũng...
Những đồng tiền tội phạm luôn để lại dấu vết, những hành vi phạm pháp đến một ngày sẽ bị phanh phui. Với Donald Trump, 34 tội danh "ngụy tạo chứng từ kinh doanh" nhằm che giấu các hành vi phạm pháp khác trong vụ án New York đều được các công tố viên trình ra rõ ràng ngày tháng thực hiện, những ai liên quan và chi phiếu, hồ sơ nào đã được sử dụng. Đây là khúc dạo đầu trước các tội danh mà Trump đang hay sẽ bị truy tố trong các vụ điều tra khác xem ra nghiêm trọng hơn nhiều.
Đài truyền hình Pháp-Đức ARTE gần đây đặt câu hỏi: mô hình xã hội nào cho thế giới, Huxley hay Orwell? Aldous HUXLEY và George ORWELL, hai nhà văn tiên tri của thế kỷ 20, đã tiên đoán thế giới sẽ đi tới đâu dưới sự cai trị của các chế độ độc tài, toàn trị. Ngày nay, tất cả những gì họ tiên đoán đang xẩy ra trước mắt, khắp nơi, đặc biệt là bên Tàu. Cả hai đều nghĩ đều nghĩ độc tài sẽ biến con người thành cái máy, không còn cá tính, không còn nhân phẩm, không suy nghĩ, không phẫn nộ, không bất bình, hoàn toàn vô cảm, chỉ biết cúi đầu tuân lệnh để được yên ổn thở, sống và hưởng thụ. Câu hỏi rất đáng đặt cho Việt Nam. Khẩn cấp...
Nếu một ngày nào đó diễn ra ngày hội cho những người yêu tự do, yêu dân chủ trên đất nước Việt Nam, sẽ khó có thể nhìn thấy gương mặt của ông Trương Dũng, 65 tuổi, người vừa bị chính quyền Hà Nội kết án 6 năm tù giam...
Dân Việt không phải là tù nhân của địa lý. Họ được thừa hưởng cả một giang sơn xinh tươi, phong phú và giầu đẹp cơ mà. Rõ ràng: họ là những tù nhân chính trị bị giam hãm trong một chế độ lười biếng, ngu tối, tham lam, thối nát, và hèn nhát nên những kẻ nắm quyền không chỉ “hưởng lợi trời cho” bằng cách bán sạch tài nguyên (cùng nhân lực) để ăn mà còn sang nhượng cả lãnh thổ, lãnh hải và biển đảo để đổi lấy quyền lợi cùng sự an thân...
Trong bài phát biểu kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa Chủ tịch nhà nước Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm tháng Ba vừa qua, Tập bảo Putin: “Ngay lúc này đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy trong suốt trăm năm qua, và chúng ta cùng nhau đẩy mạnh sự thay đổi ấy.” Hiển nhiên, không ai kỳ vọng Tập sang Moskva gặp Putin để thuyết phục Putin chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược phi chính nghĩa ở Ukraine, hầu trả lại hòa bình cho xứ sở đó. Không, không ai ngây thơ đến độ cả tin như thế. Ngược lại là đằng khác, vì Nga càng có mặt lâu dài ở Ukraine, Trung quốc càng có lợi, càng “thừa nước đục thả câu.”
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đã đến New York vào thứ Tư 29 tháng 3, khởi đầu cho chuyến thăm kéo dài 10 ngày, mà theo bà nhằm mục đích gặp gỡ và củng cố quan hệ với các đối tác hợp tác dân chủ.
Năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh giác về tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị" của một bộ phận Thanh niên, nhưng 6 năm sau vấn đề suy thoái tư tưởng mới được “khắc phục một bước”. Tại sao lại chậm rùa bò như thế?
Có lẽ cũng không “êm ả” lắm đâu nhưng vẫn đỡ “sốc” hơn là cuộc sống trong một quốc gia Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc mà mọi người buộc “phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng” – theo như nguyên văn lời của nhà thơ Thái Hạo khi viết về loài cuốc, một giống chim đang dần tuyệt chủng tại Việt Nam!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.