Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 4: Toàn Cầu Hóa

8/17/201915:38:00(View: 4490)

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 4: Toàn Cầu Hóa

  

Đoàn Hưng Quốc

  

Ai cũng biết đến sự kiện nổi bật của Bức Màn Sắt sụp đổ vào cuối thế kỷ 20, nhưng quan trọng không kém khi một Bức Màn Tre được vén lên trong cùng khoảng thời gian này. Bức Màn Tre, tức là trào lưu hội nhập quốc tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Mễ Tây Cơ và vùng Đông Nam Á đã làm thay đổi bộ mặt thế giới trong thế kỷ thứ 21. Nhiều người từng linh cảm như một trận đại hồng thủy (titanic shift) 500 năm mới có một lần khi trọng tầm kinh tế chuyển dịch từ Đông sang Tây nhưng chỉ gần đây mới bắt đầu hiểu được hệ lụy của nó: khi hơn 3 tỷ nhân lực từ các nước đang mở mang tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu góp phần mang đến sự thịnh vượng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều chấn động chính trị do khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc tại cả các quốc gia công nghiệp lẫn những nước đang phát triễn. Bài viết này phân tích về tác động của Bức Màn Tre đến khối Tây Phương, trong khi ảnh hưởng đến những nước đang mở mang xin dành vào khi khác.

  

Trọng lượng kinh tế của toàn khối các quốc gia chậm tiến trong Chiến Tranh Lạnh chỉ là 21% GDP toàn cầu, nhưng đến năm 2010 đã nhảy vọt lên 49% và sẽ còn tăng đến 60% vào năm 2030 [1]. Bức Màn Tre được vén ra khi cánh cửa kinh tế tại Đông Âu, Trung và Nam Mỹ, Đông và Nam Á mở rộng để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các tiến bộ vượt bực về khoa học kỷ thuật thu hẹp thế giới khiến việc liên lạc và giao thương giữa các nước trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Kết quả là những đại tập đoàn đa quốc gia Âu-Mỹ-Nhật đã đầu tư ồ ạt sang các nước đang phát triễn để xử dụng nguồn nhân lực giá rẻ, đồng thời khai phá thị trường tiêu thụ mới, trong khi các nước đang phát triễn cãi tổ sâu rộng hệ thống kinh tế và tài chánh nhằm hổ trợ xuất cảng, thu hút công ty nước ngoài và phát triễn tư doanh.

  

Cơn lốc nói trên mang theo 3 tỷ nhân lực từ các nước đang mở mang đến cạnh tranh trực tiếp với gần 1 tỷ công nhân và thợ thuyền ở Tây Phương, cuốn trôi đi hàng trăm triệu công ăn việc làm và tạo áp lực lương bổng khiến mức sống của giới trung lưu tại Âu-Mỹ không hề tăng trưởng trong suốt 30 năm kể từ ngày toàn cầu hóa. Không dừng tại đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu và Đông Nam Á còn đào tạo đội ngũ chuyên viên có trình độ đại học và chuyên môn ngày càng cao bắt kịp với tầng lớp trí thức ở những nước công nghiệp. Mặt khác dân chúng ở các nước chậm tiến ồ ạt tìm cơ hội sinh sống ở Tây Phương để được hưởng trợ cấp xã hội, y tế và giáo dục nhưng đồng thời với việc qua lại dễ dàng khiến nhiều người di dân không cố gắng hội nhập vào đất nước mới (thí dụ như về Việt Nam cưới vợ; đàn bà đạo Hồi che mặt). Hậu quả khiến thành phần trung lưu Âu-Mỹ cảm thấy nếp sống của họ bị đe dọa, kinh tế của họ bị thiệt hại. Dù vậy chỉ một số ít trong đó muốn tự cô lập chống toàn cầu hóa, đa số còn lại hiểu rằng đây là một trào lưu không thể cưỡng lại nhưng đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp bảo hộ (protectionism) thích đáng cho công ăn việc làm và trước làn sóng di dân.

  

Xã hội Tây Phương chia thành hai phe thắng và thua cuộc trong cuộc chạy đua toàn cầu hóa. Những ai bắt kịp đà phát triễn thu về hầu hết các lợi lộc kinh tế từ toàn cầu hóa (winners take most) trong khi số còn lại mang tâm trạng bất mãn bị bỏ rơi. Phe chiến thắng gồm các đại tập đoàn xuyên quốc gia, thành phần trí thức ưu tú (elites) có trình độ đại học và chuyên môn cao và những gia đình sống tập trung tại các trung tâm công nghệ và thương mại như New York, San Francisco, London, Sydney, Silicon Valley v.v… Bên thua cuộc là tất cả những người còn lại.

 

Một tầng lớp được ưu đãi (meritocracy) ra đời cổ võ cho nhịp độ gấp rút của toàn cầu hóa trong khi số đông dân chúng nhận thấy chẳng những họ không dự phần mà còn bị thiệt hại trong đó. Giới trung lưu và thợ thuyền đánh mất niềm tin vào truyền thông, báo chí, các định chế nhà nước, những tập đoàn tư bản và thành phần ưu tú (elites) thao túng hệ thống chính trị (rigged system) để phục vụ quyền lợi của riêng họ thay vì cho đa số.  Đây chính là nguyên nhân dẫn đến Brexit và giúp Donald Trump thắng cử cùng với sự trổi dậy của phong trào dân tộc ở Pháp, Đức, Bắc Âu và Đông Âu.

 

 

Khuynh hướng bảo hộ xuất hiện ở cả cánh tả của ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren lẫn cánh hữu của Donald Trump để đáp ứng với nhu cầu của dân chúng. Nhưng cánh hữu của Donald Trump đặt nặng về vấn đề di dân còn cánh tả của ông Sander và bà Warren lại thiên về các biện pháp xã hội để giám sát các tập đoàn tư bản và san bằng khoảng cách giàu nghèo. Quả lắc đồng hồ đã chuyển sang chống lại nhịp độ toàn cầu hóa ồ ạt cho dù Tổng Thống nào sẽ đắc cữ vào năm 2020.

   

***

[1] Economy: Developing countries set to account for nearly 60% of world GDP by 2030, according to new estimates – OECD.org

  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.
Nếu còn sống, Beau Biden, trưởng nam của Tổng Thống Joe Biden sẽ là một ứng cử viên lý tưởng cho bất cứ vai trò lãnh đạo nào của nước Mỹ. Beau Biden là một luật sư, là một Thiếu Tá Vệ Binh Quốc Gia từng phục vụ chiến trường Iraq và Kosavo. Beau trở thành một công tố viên liên bang rồi đắc cử Tổng Chưởng Lý Delaware hai nhiệm kỳ, đang nhắm đến chức Thống Đốc Delaware thì qua đời vì ung thư ở tuổi 46 vào năm 2015. Đây là một mất mát to lớn cho gia đình Biden và cả cho tiểu bang Delaware trước sự ra đi của Beau Biden, một chính khách có triển vọng chính trị đầy hứa hẹn. Trái ngược với anh trai, Hunter Biden là một "con cừu đen", gây tai tiếng cho gia đình và cho chính mình.
Tuần này, trong chuyên mục Say More, Project-Syndicate phỏng vấn Joseph S. Nye, Jr. về các đề tài quyền lực Trung Quốc, chính trị Hoa Kỳ, chiến tranh lạnh mới, cuộc chiến Ukraine và xung đột Đài Loan. Sau đây là bản dịch.
Chính quyền CSVN vẫn giữ kín lý do tại sao 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bị một nhóm người Thượng tấn công vào khoảng 0h35 ngày 11/6 làm 9 người chết và 2 người bị thương...
Và tôi e rằng đa số người dân đã bị dồn đến chân tường rồi. Trước tình trạng này những đề nghị phát triển , hay “phát triển bền vững”, đều bất khả thi. Kinh nghiệm của nạn nhân cộng sản, ở những quốc gia khác, cho thấy là thể chế này chỉ có thể thay thế chứ không thể nào thay đổi được...
Kon Tum và Pleiku, nhìn trên bản đồ, giống y như hai thành phố (chị em) nằm kề cạnh bên nhau. Tuy thế, đường tình duyên của hai “kiều nữ” này lại không chạy song song mà đi theo chiều hoàn toàn trái ngược...
✱The Economist: Tác động của vụ chính phủ Nga giảm cung cấp khí đốt đã không dẫn đến mức "thảm họa gas" như một số người lo ngại. Giá khí tự nhiên tại Châu Âu đã giảm từ hơn 300 euro mỗi megawatt-giờ vào mùa hè năm ngoái xuống còn 30 euro trong những ngày gần đây. ✱The Politico Europe: Vào năm 2021, nguồn cung cấp từ Nga chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU ở mức 150 tỷ mét khối mỗi năm. Nhưng đến tháng 11 năm 2022, nó chỉ chiếm dưới 13 phần trăm, và con số này tiếp tục giảm...
Mỹ đã đứng ra bảo đảm an toàn ở Đông Á trong nhiều thập niên gần đây, nhưng Trung quốc ngày càng có nhiều dấu hiệu thách thức, tạo nên sự căng thẳng giữa quan hệ Mỹ - Trung. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế cộng với tham vọng bành trướng là điều không thể chối cãi. Chừng nào chế độ độc tài Trung cộng còn khăng khăng đòi quyền nuốt chửng Đài Loan bằng bất kỳ phương tiện nào, cộng thêm tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông bất chấp các nước láng giềng nghĩ gì, thì sự căng thẳng đó còn tiếp tục.
Chỉ còn 30 tháng nữa tới kỳ Đại hội đảng CSVN khóa XIV, nhưng tình trạng “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống” và “tham nhũng, tiêu cực” vẫn trơ ra như đá khiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ...
Hà Tĩnh có nhân sự đứng đầu Bộ Y Tế, Bộ Kế Hoạch/ Đầu Tư, Bộ Tài Nguyên/ Môi Trường, Ngân Hàng Nhà nước và cả đống Ủy Viên Trung Ương Đảng mà năm nào cũng ngửa tay đi xin gạo, và con dân địa phương thì phải tha phương cầu thực khắp nơi (làm việc như nô lệ ở xứ người) để có tiền gửi về nhà cứu đói thì có hãnh diện chi mà khoe khoang về cái “bọn ăn trên ngồi trốc” và cái “đám ăn không ngồi rồi” này!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.