Hôm nay,  

Thêm một ngôi trường cho trẻ không trường

11/08/201904:05:00(Xem: 2628)

Thêm một ngôi trường cho trẻ không trường

Bài viết của Nguyễn Công Bằng (VDF)

Vào ngày 27/07/2019, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã trở lại Cambodia, đại diện ViDan Foundation dự lễ khánh thành ngôi trường mới cho làng Pat Sanday ở tỉnh Pursat. Đây là ngôi trường thứ hai trong năm 2019 được xây dựng cho trẻ thơ Việt Nam bất hạnh sinh ra ở Xứ Chùa Tháp, và là ngôi trường thứ sáu được xây dựng, tân trang trong 5 năm hoạt động của Hiệp Hội ở Cambodia.
 

blank

Nhà văn Tưởng Năng Tiến (đại diện VDF) và anh Ngô Ly (đại diện bà con địa phương) cùng một số học sinh với tập vở mới nhân ngày khánh thành trường mới

blank

NV Tưởng Năng Tiến trực tiếp phát gạo cho bà con đồng bào.

blank

Một nụ cười hạnh phúc khi nhận được sự chia sẻ chân tình
 

Người bảo trợ chính của ngôi trường nổi mới và 2.5 tấn gạo trắng kỳ thứ 12 này (chia sẻ cho 120 gia đình phụ huynh và người nghèo trong khu vực) là bà Kim Bintliff – một thân hữu với tâm từ bi vô lượng ở thành phố Houston, TX.  Trong hơn hai năm qua bà đã bảo trợ ViDan Foundation xây dựng tổng cộng bốn ngôi trường và nhiều lần phát gạo từ thiện khác nhau. Những nỗ lực nhân ái này là một phần trong hạnh nguyện từ thiện của bà, bên cạnh những sự trợ giúp nhân đạo đều đặn, liên tục khác nhau ở quê nhà.
 

blank

blank

 

blank

Bà con đồng bào và những bao gạo ân tình
 

Với nhiều bà con đồng bào, đặc biệt là người già neo đơn hay gia đình nghèo khó có đông con nhỏ, một phần gạo 20kg là một món quà rất đáng mừng vui. Với tình trạng mưu sinh hết sức khó khăn hiện nay, làm sao để không phải đi ngủ với cái bụng đói là một nỗi lo quen thuộc hằng ngày.

Khác với làng nổi gần địa điểm du lịch nổi tiếng Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) ở thành phố Siem Reap, các làng người Việt ở tỉnh Pursat kém may mắn hơn nhiều vì ít khi có ai đến thăm viếng, trợ giúp. Hoàn cảnh chung của mọi người gần như tương tự nhau: khó khăn nhưng không có điều kiện hay cơ hội gì để thoát khổ, và cũng gần như không có chút hy vọng nào sẽ có được một tương lai sáng sủa hơn.

 
blank

Cháu bé này phải bỏ học đi phụ mẹ buôn bán giúp gia đình
 

Cuộc sống hằng ngày tiếp tục đến với cảnh vật lộn với cuộc sống, chỉ mong một ngày qua đi không bị đói, không bị bệnh, và không bị rắc rối chuyện giấy tờ này kia với chính quyền bản xứ. Ở những nước khác, có nhiều người Việt Nam có hai quốc tịch: Việt Nam và quốc gia mới định cư. Đối với hàng trăm ngàn người Việt Nam ở Cambodia, họ chỉ mong có được một tấm giấy di trú hợp pháp; vì ngay cả thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra ở Cambodia cũng không có quốc tịch Cambodia, thậm chí không có cả giấy khai sinh để được đi học, hay đi làm ở hãng xưởng khi lớn lên. Và tất nhiên, những người này cũng không có quốc tịch Việt Nam. Họ là số người mà các hội thiện nguyện quốc tế (NGOs) gọi chung là “stateless group”. Đó là những người “vô tổ quốc”, “vô thừa nhận” từ thế này sang thế hệ khác.

blank

Thầy giáo và một số học sinh chụp ảnh kỷ niệm ngày khánh thành trường mới.

blank

blankCác cháu bé vui với quà mới
 

Với các cháu học sinh, kỳ này được nhận quà là bộ quần áo và tập vở mới. Những bộ đồng phục may sẵn ($8 USD/bộ) là niềm vui rất lớn vì mặc nó có nghĩa là được đi học -- một niềm hãnh diện to lớn. Với nhiều em, bộ đồng phục là bộ đồ mới nhất, đẹp nhất. Nhiều em thân người nhỏ, mặc bộ đồ đồng phục may sẵn bị rộng thùng thình nhưng cũng mừng vui. Có đứa chưa đến tuổi đi học nhưng cha mẹ cũng nài nỉ xin cho được bộ đồ và phần tập vở để dành, với lý do là “… khi nó lớn thì có sẵn mà đi học… chứ biết tới lúc đó có ai đến giúp nữa không!!!” 

Kinh nghiệm cười ra nước mắt đó cũng giống như cảnh một số học sinh lớn tuổi (12-14 tuổi) ngồi chung với những đứa trẻ còn nhỏ híu có 4-5 tuổi (chưa đến tuổi đi học) ở một lớp Việt ngữ.

Lời giải thích của người Thầy giáo rất khó quên:

Dạ, mấy đứa lớn tồng ngồng kia giờ mới đi học vì trước nay cha mẹ đi làm mướn, cứ trôi nổi chỗ này đến chỗ kia hoài, đâu có dịp ở gần khu có trường Việt ngữ để mà họcBây giờ đi học chữ được là mừng... không mắc cở đâu!

Quay qua mấy đứa nhỏ, thầy nói:

Còn mấy đứa bé tí kia… tụi nó “đi học” với chị, với anh vì ở nhà cha mẹ đi làm mướn hết, không ai trông coi. Nếu tui không cho dẫn theo vô lớp thì anh chị tụi nó phải bỏ học ở nhà trông em. Thôi thì cho tụi nó ngồi chung, cũng vui. Thấy vậy chứ tụi nhỏ ngồi lâu cũng quen mắt quen miệng học được ít chữ… mai mốt đến tuổi sẽ học nhanh hơn!

Đó là hình ảnh những đứa bé chưa biết sinh hoạt thành phố là gì, có đứa chưa từng thấy xe hơi, tiệm quán…

Đã có nơi cả Thầy lẫn trò đều không biết ứng xử thế nào khi có khách đến, vừa ngượng ngịu, vừa lúng ta lúng túng… chỉ vì chỗ đó quá hẻo lánh xa xôi, chưa từng có khách du lịch đến thăm viếng, giúp đỡ lần nào.

Có trẻ cầm món quà trong tay nhưng mặt ngơ ra… hình như không hiểu tại sao được có… Có đứa cầm hộp kẹo rồi lật qua lật lại, lúc lắc… hỏi nhau là cái gì trong đó. Phần lớn không đứa nào biết nói câu "Cám ơn" vì có lẽ cuộc sống nghèo khó, lam lũ ở đó chưa có dịp dạy cho các cháu lời chào thăm hay cảm ơn lịch sự.

Có đứa đen thủi đen thui, nhìn thoáng qua tưởng là trẻ Khmer, đến khi nghe nói chuyện mới biết là trẻ Việt. Thì ra cái nắng cháy da của Biển Hồ đã nhuộm đen màu da của chúng.

Điểm an ủi và đáng mừng vui là trẻ Việt ở Cambodia nói tiếng Việt rất sỏi, dù là thế hệ thứ ba, thứ tư… khác hẳn với số trẻ Việt sinh ra ở các nước Âu Châu, Mỹ Châu. Nói chung, nhờ những chia sẻ chân tình, chất phác của số bà con đồng bào này, và đặc biệt là nhờ nụ cười, tiếng nói thơ dại, hồn nhiên của đám trẻ mà anh chị em ViDan Foundation có được thêm nghị lực để tiếp tục làm những người “ăn xin từ thiện”, đỡ mắc cỡ đi phần nào...

***

Dịp lễ Khánh thành trường và phát quà ký này cũng là dịp Hiệp Hội gửi đến bốn vị Thầy giáo ở khu vực và các thân hữu cộng tác viên một số món quà thân tình. Cũng vào thời điểm này, Hiệp Hội đã chuẩn bị kịp khoản thù lao (của tam cá nguyệt thứ hai 2019) để bù đắp cho công lao dạy dỗ của quý Thầy dành cho đám trẻ.

Thầy giáo ở những vùng hẻo lánh, khó khăn này không phải chỉ là những giáo viên với nghề dạy trẻ. Đó là những người chưa từng tốt nghiệp một khóa Sư phạm chính thức nào nhưng lại là những người với tấm lòng đầy ắp tình thương dành cho đám trẻ. Đó là những người không muốn nhìn thấy đám trẻ người Việt nhưng không biết đọc biết viết tiếng Việt. Và không phải chỉ là tiếng Việt, các cháu còn phải được học tiếng Khmer để giao tiếp với người bản xứ một cách tự nhiên và tự tin -- không còn sợ bị mắng chửi "đồ dzuồn dốt chữ".

Các lớp học ở những vùng heo hút dọc bờ nước Biển Hồ đều có điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt giống nhau nên sự tình nguyện làm Thầy đứng lớp dạy đám trẻ quả là đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Theo sự chia sẻ của anh Ngô Ly, hiện vẫn còn bốn địa điểm tương tự chưa có trường lớp đàng hoàng, vẫn còn cảnh thầy trò cùng ngồi chèm bẹp trên sàn nhà bè để dạy, để học như cảnh ở trường Anlung Raing trước khi được VDF giúp xây ngôi trường mới vào tháng 02 vừa qua.

***

blank

Cảnh lớp học cũ

blank

Ngôi trường mới

Thêm một ngôi trường đã được xây dựng tốt đẹp, giúp cho đám trẻ ở đây có chỗ học hành đàng hoàng, và cũng là một địa điểm vui chơi của những đứa trẻ không có mái nhà đúng nghĩa, và cũng không có sân chơi nào dù là sân đất bụi bặm vào mùa mưa nước nổi, vì “làng xóm” của các cháu là những chiếc ghe, chiếc bè chụm lại trên mặt nước Biển Hồ. 

blank

Lần phát gạo từ thiện thứ 12 của ViDan Foundation ở Cambodia

Thêm một lần người Việt xa xứ ở Âu-Mỹ chia sẻ với bà con đồng bào kém may mắn đang sống lưu lạc khốn khổ ở Xứ Chùa Tháp những bao gạo ân tình. Đó là mối chân tình đồng chủng!

Thay mặt cho các gia đình bà con đồng bào người Việt và một số người nghèo bản xứ, xin chân thành tri ân sự tin tưởng và hỗ trợ nhiệt tình của chị Kim Bintliff cùng các thân hữu giàu lòng từ bi, bác ái.

Xin cảm ơn quý Đồng hương đã liên tục yểm trợ cho ngân quỹ hoạt động của ViDan Foundation, để Hiệp Hội có điều kiện tiếp tục thực hiện các chương trình trợ giúp cho hàng ngàn bà con đồng bào kém may mắn ở Cambodia và Việt Nam.

Xin cùng nhau tiếp tục góp một bàn tay nhân ái!

Trân trọng và hy vọng.

Nguyễn Công Bằng (VDF)

 

Muốn biết thêm chi tiết về hiện tình bà con đồng bào Việt Nam đang sống khốn khổ, bấp bênh ở Cambodia, đặc biệt là thành phần trẻ em, xin mời đọc tài liệu nghiên cứu của hội thiện nguyện Minority Rights Organization (MIRO).

LINK: Stateless Ethnic Vietnamese Children in Cambodia

Công trình nghiên cứu do Hiệp Hội ViDan Foundation bảo trợ.

 

Mọi thắc mắc xin liên lạc Vidan Foundation qua địa chỉ email: lienlac@vidan.us hoặc qua điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi cô Anh Trinh).

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin gửi đến:

               ViDan Foundation Inc.: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601 (USA)

Trợ giúp tài chánh có thể chuyển qua hệ thống PayPal, hay QuickPay, bằng địa chỉ email: contact@vidan.us

(Mọi sự trợ giúp được cấp biên nhận khấu trừ thuế lợi tức liên bang – Federal Tax-Deductible Receipts)

www.vidan.us


LINK của bài viết: http://www.vidan.us/index.php/news-media/activity-news-archive/317-317



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.