Hôm nay,  

Những Bản Tình Ca Vượt Thời Gian

06/08/201900:00:00(Xem: 3623)
“ Âm nhạc tô màu cho cuộc sống nhàm chán này.”

     Để nhắc lại cho các bạn yêu nhạc ngoại quốc, nhất là nhạc Mỹ của những thập niên trứơc, mình xin ghi lại vài bài tình ca gọi là ‘tiêu biểu’  làm mình say mê mỗi khi nghe lại, và gợi lên trong ký ức mình những ngày tháng và phút giây bị quyến rũ của Thần Âm nhạc.

  Trước tiên xin nói về bài tình ca rất dễ thương của thập niên sáu mươi làm rung động biết bao con tim trẻ thời đo,ù The End Of The World, do nữ ca sĩ Skeeter Davis diễn tả tình cảm đau buồn của một cô gái coi như là thế giới này không còn nữa  khi người yêu không con thương mình nữa.  Xin được phóng dịch sau đây:

...  Tại sao mặt trời vẫn chiếu sáng?  Tại sao sóng biển vẫn vỗ vaò bờ? Chúng có biết rằng thế giới này không còn khi anh không còn yêu em nữa.

Tại sao chim vẫn tiếp tục hót?  Tại sao ngôi sao chiếu sáng trên trời?  Chúng có biết không thế giới đã tận cùng.  Nó đã tận cùng khi em mất tình yêu của anh.

   Buổi sáng tôi thức dậy và tự hỏi, tại sao mọi sự vẫn không có gì thay đổi.  Tôi không hiểu được, không, tôi không hiểu đựợc, tại sao cuộc sống vẫn  đều trôi như vậy.

Tại sao trái tim em vẫn đập.  Tại sao mắt em lại đổ lệ.  Chúng có biết là thế giới này không còn nữa khi anh nói lời giả từ...
  Lời than thở này chỉ giản dị có thế thôi, nhưng qua giọng ca của S. Davis , người nghe cũng phải mủi lòng vì cảm thương cho một mất mát lớn khi tình yêu đã ra đi.

(Bạn có thể vào Youtue bấm: The End Of The World skeeter davis, để thưởng thức bài tình ca này.

Năm 1957, Terry Gilkyson, F. Miller, và R. Dehr viết bài ca nổi tiếng: Green Fields sau đó được hát bằng  nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Nga, Thuỵ điển, Tiệp khắc, Đan mạch và các nước ở Á Âu.  Bài ca này được nổi tiếng rộng như vậy nhờ ở kỹ thuật hoà ca siêu đẳng của ban tứ ca lừng danh The Brother Four của ĐH Washington diễn tả. Lời ca đượm nỗi sầu man mác của một chàng trai mỗi khi nhìn lại những cánh đồng xanh  từng lang thang với người tình của mình ngày nào lại nhớ đến người yêu mình đã bỏ ra đi biệt tăm.   Ban ‘ Tứ Huynh Đệ’ này là trong nhóm Huynh Đệ của trường ĐH Washington, Seattle thành lập năm 1956 đã hoạt động 60 năm trong lãnh vực ca nhạc, và được xem như là tiêu biểu cho phong trào “Nhạc Dân ca Phục hưng” hiện họ vẫn còn trình diển trên sân khấu.  Ban tứ ca này sử dụng đàn guitars thùng, đàn banjo, đàn mandolin và cây đàn bass đứng, loại cổ điển. Bài này trước kia đã được người bạn bậc thầy nhạc trẻ thời bảy mươi của mình là Lê Hựu Hà viết sang lời Việt, và trình bày với ban nhạc Mây Trắng/Phượng Hoàng của anh.  Sau đây là lời phóng tác:

... Khi xưa có những cánh đồng xanh chan hòa trong ánh nắng.  Khi xưa có bầu trời xanh với mây trắng ở mãi tít trên cao.  Khi xưa chúng là một phần của một tình yêu sống mãi.  Chúng ta là những nhân tình đi lang thang khắp cánh đồng. 
  Giờ đây đồng xanh không còn nữa, cháy khô bởi ánh mặt trời. Không còn nữa nơi thung lũng mà con sông thường chảy qua.  Đi theo cơn gió thổi vèo vào trái tim tôi. Đi theo những tình nhân  để cho uớc mơ của mình cất bước ra đi.   Đâu là những cánh đồng xanh mà chúng ta thường rảo bước lang thang?

  Anh không bao giờ biết tại sao em lại ra đi. Làm sao anh mãi tìm kiếm khi mây mù che mất lối đi.  Ôi, anh chỉ biết ở đây không còn gì cho anh.  Không còn gì còn lại trên thế giới này cho anh nữa.

       Nhưng anh sẽ tiếp tục chờ cho đến khi em trở lại.  Anh tiếp tục chờ cho đến khi em nhận ra được là ...em không thể nào có hạnh phúc khi em cứ mãi lang thang. Em không thể nào sung sướng cho đến khi em đem tình yêu trở lại chốn này một lần nữa ...nơi của những cánh đồng xanh và anh...

(Mời bạn vào Youtube bấm: Green Field The Brother Four để thưởng thức bài hoà ca ngoại hạng cuả bộ tứ The Brother Four kỳ cựu của nhạc loại folk này.

    Bài tình ca sau đây có số bán chạy nhất cho đến nay vì vừa hay cả nhạc lẫn lời,  được trình bày qua giọng ca truyền cảm vô cùng của ca sĩ mù da đen nổi danh trên thế giới là Stevie Wonder.  Bài ca này đứng đầu trong số 19 bài ca hay nhất và đã được thưởng giải Golden Global Award và giải âm nhạc Academy Award cho bài ca sáng tác hay nhất, I Just Call To Say I Love You.  Bài còn đứng đầu trong danh sách 100 bản nhạc hay nhất và được coi như là một trường hợp độc nhất.  Stevie dùng phép ẩn dụ rất khéo để diễn tình cảm của mình, luôn nghĩ đến người yêu bằng đặc tính tượng trưng của mỗi mùa trong năm và những ngày lễ lớn như Halloween hay Christmas.  Để nói lên tình yêu đậm đà đó, và đời mình thật trống rỗng và vô nghĩa khi không có nó, Stevie đã thể hiện qua việc gọi điện thoại chỉ nói lên ba tiếng: “Anh yêu em”   phát ra từ tận đáy lòng mình.  Sau đây là lời phóng dịch bài tình ca tuyệt tác “ I Just Call To Say I Love You” :


… Không còn Ngày Đầu Năm để ăn mừng.  Không còn kẹo sô-cô-la hình trái tim để tặng.  Không cò ngày đầu của mùa Xuân và không còn bài ca để hát.  Thực ra, chỉ là một ngày bình thường như mọi ngày. 

  Không còn mưa của tháng Tư.  Không còn hoa nở.  Không còn đám cưới vaò Thứ Bảy trong tháng Sáu.  Nhưng chỉ có điều thật sự để tạo thành ba tiếng mà anh phải nói với em.  Anh gọi để chỉ nói anh yêu em.  Anh chỉ gọi để nói anh nghĩ nhiều anh chỉ gọi để nói anh yêu em  và thành thật từ đáy lòng của anh.

Không còn trời nóng của muà hạ. Không còn nắng ấm của tháng Bảy.  Không còn trăng tròn để chiếu sáng đêm tháng Tám dịu dàng.

Không còn cơn gío lạnh nhẹ của mùa Thu.  Không còn lá rơi. Không còn lúc để chim bay về trời hướng ấm trời nam. Không còn mặt trời cuối tháng Chín. Không còn lễ Halloween.  Không còn tạ ơn cho những niềm vui Giáng Sinh đem lại. Nhưng đây thật là điều tuy cũ nhưng vẫn như mới làm đầy tim em mà không có ba tiếng nào làm được ngoài ba tiếng, “Anh yêu em” phát đi từ đáy lòng của anh.

(Xin mời bạn vào Youtube bấm: I Just Call To Say   Stevie Wonder để thưởng thức bài tình ca thật hay và thật đẹp này qua giọng ca thiết tha của ca sĩ khiếm thị lừng danh Stevie Wonder.

     Để nói lên sự nghi ngờ của mình về lòng chung thuỷ của người yêu, bài ca “Suspicion” đã nói lên hết được điều đó qua sự trìng bày của ca sĩ Terry Stafford hồi thập niên sáu mươi và sau đó được vua nhạc rock là Elvis Presly là sống lại tại sân khấu ở Las Vegas.  Bài ca này nổi tiếng có lẽ nhờ sự diển tả của các ca sĩ và phần nhạc đệm rất xuất sắc, nhất là lần diễn ca nguyên thủy của Terry Stafford với khúc dạo đầu bằng keyboard ‘ nhức tim’ không thể nào quên được.  Xin được giới thiệu với các bạn sau đây:

... Mỗi khi em hôn tôi, tôi vẫn không chắc là em yêu tôi.  Mỗi khi em ôm tôi, tôi không chắc là em có thật lòng hay không.  Dù cho em cứ nói mãi là em thật sự, thật lòng yêu anh nhưng em có nói cùng lời đó cho người khác khi không có mặt tôi?

Sự nghi ngờ dày vò trái tim tôi
Sự nghi ngờ làm chúng ta cách xa nhau
Sự nghi ngờ ...tại sao em lại hành hạ anh?

Mỗi khi em gọi tôi và bảo là mình sẽ gặp nhau ngày mai.  Tôi không thể nào không nghỉ là em đang gặp người nào đó đêm nay.  Tại sao chuyện tình của chúng ta cứ tiếp gây cho tôi mối khổ sầu đó. Tại sao tôi nghi ngờ quá mỗi khi em không ở bên tôi?

 Sự nghi ngờ dày vò trái tim tôi... Sự nghi ngờ... Sư nghi ngờ...

  Em yêu, nếu em yêu tôi, xin em đợi thêm chút nữa.  Chờ cho đến khi anh đánh đuổi hết những lo sợ ngu ngốc đó ra khỏi tâm trí mình.  Tại sao chuyện tình của chúng ta lại không ngày càng lớn mạnh.  Có lẽ vì tôi nghi ngờ vì tình yêu chân thật rất khó tìm.

Sư nghi ngờ dày vò trái tim tôi... Sư nghi ngờ làm cách xa chúng ta...

(Mời bạn vào Youtube bấm:  Suspicion terry stafford hay nếu bạn là fan của Elvis Presley thì bạn bấm vào: suspicion elvis presley, để thưởng thức bài tình ca diển tả rất trung thực về sự nghi ngờ trong tình yêu.

     Vào thập niên năm mươi, có ban hoà ca ngừơi da đen tên The Platters, thành lập năm 1953 với giọng ca chính tenor là Tony Williams đã đưa ban vào danh sách 40 bài ca hay trên Billboard Hot 100  từ 1955-67,  và được bốn lần lên hạng đầu và có lần được xem là ban hợp ca thành công nhất trên thế giới.  Một trong những bài ca nổi tiếng nhất của ban hợp ca này là Only You, do B. Ran và Ande Rand viết.  Bài ca này nói lên địa vị độc tôn của người yêu trong trái tim mình mà qua giọng ca lảnh lót của Tony Williams đã khiến nhạc phẩm này trở nên ‘bất tử’.  Xin được giới thiệu đến bạn bài Only You qua lời phóng dịch sau đây:

... Chỉ có em làm thế giới này tươi đẹp.  Chỉ có em có thể đem lại ánh sáng thay bóng tối đen. Chỉ có em, một mình em, có thể làm cho anh rung động được như vậy. Và làm đầy trái tim anh với tình yêu chỉ dành cho em.

Chỉ có em làm tất cả những thay đổi trong anh.  Và  sự thật, em là định mệnh của anh.  Khi em cầm tay anh, anh cảm nhận cái huyền diệu mà em mang đến.  Em là giấc mơ trở thành sư thật của anh.  Em là độc tôn và chỉ có em.

Chỉ có em có thể làm sự thay đổi này trong anh.  Em thật là định mệnh của anh.  Khi em cầm tay anh...

(Xin mời bạn vào Youtube bấm: only you  the platters, để thưởng thức bài tình ca vượt thời gian này và giọng tenor có một không hai của Tony Williams.

         Đây chỉ là một vài tình ca ngoại quốc tiêu biểu cho thập niên sáu và bảy mươi trong vô số những hoa thơm cỏ lạ trong vườn âm nhạc nước ngoài, với hy vọng đem lại cho các bạn vài giây phút rung cảm với Tình yêu trong thế giới nhàm chán, chai đá, thiếu vắng Con tim này.//

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 2007 sắp kết thúc đánh dấu 200 năm của một biến cố đáng chú ý, là đạo luật bãi bỏ chế độ buôn bán nô lệ của nước Anh
Quan niệm đầu tiên là không thể không viết quyển “Từ Điển Chiến Tranh Việt Nam”. Chúng ta là một trong 4 lực lượng quân sự tham chiến, 3 lực lượng kia
Sau 5 ngày im lặng, kể từ khi bắt giữ 3 đảng viên Việt Tân và một số người Việt Nam khác vào cuối tuần trước, Hà Nội mới lên tiếng xác nhận việc bắt giam
Người dân Việt Nam không chỉ sẵn sàng phá bỏ công trình nhà Quốc Hội, một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng, là công trình kiến trúc tiêu biểu
Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ ngày càng hấp dẫn qua các màn tố khổ lẫn nhau ngày càng nặng nề giữa các ứng viên cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa.
Bản Tin Tiếp Theo Về Trường Hợp Nhà Báo Đối Lập Nguyễn Khắc Toàn Đang Bị Công An CSVN Bao Vây Ngặt Nghèo Tại Hà Nội.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Dòng đời nhiều khi chỉ thấy như một dòng thác loạn, với những nhịp xung đột, làm thâm gan
Đôi lời của tác giả: Sau khi loạt bài về trại A-20 Xuân Phước được phổ biến, nhiều độc giả đã gửi thư về yêu cầu viết thành một tập hồi ký từ ngày đầu
Thứ Ba hàng tuần là ngày họp của hội đồng thành phố San Jose và tối ngày 20.11.2007
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.