Hôm nay,  

Báo Chí Việt Trên Nước Mỹ

31/07/201900:00:00(Xem: 2836)
Báo chí là một nghề cao quý nhất trên cõi đời này, vì nó chính là món ăn tinh thần vô cùng bổ ích cho tầm hiểu biết của con người không thể thiếu được. Nhờ có siêng năng học hỏi, ta mới mở rộng được tầm kiến thức để trở nên một con người thông minh hơn và khiêm nhường hơn, hầu đối xử với mọi người trong xã hội được tinh tế, hòa nhã và lịch sự hơn để có thể đồng cảm thông và dễ dàng chinh phục được cảm tình của mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Như 4 câu thơ tiêu biểu:

Trăm năm trước thì ta không gặp
Trăm năm sau biết gặp nhau chăng
Dời đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau

Ở VN có 2 giới sống nhờ báo chí là các sạp bán báo và các em bán báo. Tội nghiệp nhất là các em bán báo, vì hoàn cảnh nghèo không được khá giả cắp sách đến trường như bao nhiêu các em đồng lứa tuổi nên phải cam phận chịu cơ cực như vậy. Các em phải dậy sớm canh giờ ở trước cửa nhà in của các tòa soạn báo chí để làm sao có thể nhận được báo sớm nhất để phân phối báo tới tay mọi người sớm nhất, hầu thâu được lợi nhuận nhiều nhất. Nhìn thấy các em vui mừng phấn khởi chay tung tăng trên các phố phường với tiếng rao lanh lảnh: “ Báo đi, báo đi ,báo mới đi, báo mới đi”. Nếu may mắn có em nào được quý khách kêu hỏi mua báo, thôi thì khỏi nói các em vui mừng và sung sướng biết chừng nào . Còn các sạp bán báo thì sao? Giới này cuộc sống cũng tương dối vững vàng lắm chứ. Trên các sạp báo thôi thì họ trưng bày la liệt đầy đủ các loại báo chí để quý khách tùy nghi lựa chọn tờ báo nào mà quý vị thích rồi trả tiền lây báo sòng phẳng vui vẻ giữa đôi bên. Nhất là những sạp bán báo nào mà có những cô thiếu nữ trẻ đẹp, vui vẻ và duyên dáng đứng bán báo thôi thì khỏi nói. Những đấng mày râu, nam nhi chi chí bu quanh sạp báo, mua báo thì ít nhưng tán gẫu, trồng cây si thì nhiều

Còn báo chí Việt trên nước Mỹ thì sao? Tuy mang tiếng là Đệ Tứ Quyền. nhưng lại là một nghề bạc bẽo nhất, thiệt thòi nhất và tủi nhục nhất mà những người làm báo phải cam tâm gánh chịu.

Quý vị thử nghĩ coi, 1 tờ báo khi tới tay độc giả đã trải qua nhiều giai đoạn nhiêu khê: nhuận bút cho bài vở, tiền bạc về in ấn và chi phí cho người có nhiệm vụ mang nguồn vui tới cho mọi người- kẻ phân phối báo. Nhưng than ôi! báo đã free lại còn bị quý độc giả khó tính chê trách phê phán nữa.

Xin kể lại một chuyện đau lòng về báo chí đã từng xẩy ra ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Một hôm tôi cầm trong tay 5, 6 tờ báo vừa mới bước vô nhà hàng VN trên đường Rainier Seattle sắp sang cho chủ khác, định gặp ông chủ cũ nhờ giới thiệu với người chủ mới để hy vọng tiếp tục đăng quảng cáo trên tờ báo VBMN như cũ. Trước khi vô tiệm tôi còn cẩn thận đảo mắt quan sát quanh trong tiệm và nhìn thấy có 1 bàn tròn ở một góc nhà hàng có khoảng trên 10 người đa số các thày chú lớn tuổi đang ngồi ăn uống vui vẻ, chuyện như pháo nổ, ly bát đầy bàn. Bất thình lình 1 lão ông khoảng trên 60 tuổi, tóc hoa râm bước ra khỏi bàn ăn rồi khoan thai từ từ tiến bước đến trước cửa tiệm chặn tôi lại, vừa mỉm cười vừa phát ngôn 1 cách tỉnh bơ làm đau lòng chiến hữu: “Các anh em đông như thế này mà anh chỉ mang có mấy tờ báo làm sao mà đủ? Nghe quá sốc phải không quý vị? Quý vị thử nghĩ coi tôi phải trả lời làm sao để khỏi mếch lòng với một ông độc giả vô duyên chuyên căn lấy báo Free đó? Sau một giây suy nghĩ, tôi, nhà báo bất đắc dĩ bấm bụng mỉm cười vui vẻ, gật gù cái đầu trả lời một cách thật tế nhị : ” Ở Mỹ này có cái nghịch lý, báo sống vì cơ sở chứ không sống vì độc giả” Lão niên kia có vẻ hơi phật lòng bèn phát ngôn môt cách mạnh mẽ và gằn giọng trả đũa liền:” Nếu không có độc giả làm sao có cơ sở?. Tôi liền hòa nhã trả lời tiếp:” Nếu quý vị độc giả biết thương tình chỉ cần bỏ ra 25 cent mua ủng hộ 1 tờ báo thì nhà báo quá khỏe rồi. Thấy tôi trả lời quá chí lý, ông bạn chuyên căn lấy báo Free đó bèn cười trừ hạ giọng xuống nước mời tôi:” Mời anh vô uống cà phê với chúng tôi cho vui”. Tôi cười khẩy thoái thác liền: “Xin lỗi anh, hôm nay tôi quá bận, xin để khi khác có nhiều thì giờ đặng hầu chuyện với các anh” và tôi còn giải thích tiếp: đây là cơ sở sắp sang cho chủ mới. Hôm nay tôi vô đây là có ý định gặp ông chủ cũ để nhờ ông giới thiệu với ông chủ mới đặng xem ý định ông chủ mới có tiếp tục quảng cáo trên tờ báo nữa hay không? nên tôi chỉ mang có mấy tờ báo như anh đã thấy, nếu Cơ Sở đã đăng quảng cáo rồi thi tôi đâu có để ở Cơ Sở ít báo như vậy. Nói xong tôi liền lững thững ra xe tiếp tục đi bỏ báo tiếp mà trong lòng mang mác một nỗi buồn vô hạn về báo chí Việt trên nước Mỹ


Một câu chuyện thứ 2 còn đau lòng hơn nữa: một ông chủ cơ sở sữa đậu lành ở Seattle chuyên môn ra khu Phước Lộc Thọ lấy báo Free về đọc. May mắn tôi có quen biết với người thợ giúp việc trong Cơ Sở,vì anh là người vượt biên quen biết với người tài xế của tôi giới thiệu.Tôi liền có ý định thuyết phục ông chủ Cơ Sở này có thể đăng quảng cáo trên tờ báo của tôi với mục đích phổ biến rộng rãi tin tức đến với quý đồng hương hơn là lợi nhuận. Tình cờ một hôm tôi và anh tài xế vô tiệm mua sữa đậu nành và tàu hũ như thường lệ, may mắn tôi gặp được ông chủ tiệm có mặt nơi Cơ Sở. Tôi liền không bỏ lỡ cơ hội bèn tìm gặp ông chủ cơ sở trình bày rất nhã nhặn tế nhị: Thưa ông chủ, hôm nay thật may mắn tôi hân hạnh được gặp ông chủ, rất mong ông chủ vui lòng ủng hộ quảng cáo trên tờ Việt Báo đi, không những ông chủ có báo đọc một cách thoải mái khỏi đi kiếm đâu cho mất thì giờ lại còn có báo biếu cho khách hàng nữa, ngoài việc quảng cáo rộng rãi quý Cơ Sở cho đồng hương biết mà còn hỗ trợ cho báo chí Việt có cơ hội phát triển mạnh đặng phục vụ hữu hiệu cộng đồng. Rồi tôi còn đưa đẩy thêm mấy câu nói khôi hài: ở Mỹ này làm giàu thì khó, nhưng chết đói lại càng khó hơn, ông chủ ạ. Mong ông chủ xem xét lại ủng hộ quảng cáo cho nhà báo được nhờ. Thấy tôi nói có lý, lại là người cũng từng chịu đựng biết bao gian nan vất vả và khổ ải trong giai đoạn vượt biên vượt biển nên mới đến được bến bờ Tư Do. Có lẽ ông chủ cũng cảm thông được với câu nói chân tình và chí lý của tôi và ông chủ đã không ngần ngại bằng lòng chấp nhận đăng quảng cáo trên tờ Việt báo liền. Mẫu tương đối nhỏ chỉ đáng $10/tuần, nhưng có còn hơn không.

Hơn nữa hàng tuần tôi và anh tài xế vừa bỏ báo vừa mua hàng của Cơ Sở có khi tiền mua còn hơn cả tiền quảng cáo nữa là chuyện bình thường. Bẵng đi ít tháng sau, ông chủ tiệm viện cớ kinh tế khó khăn xin ngưng không ủng hộ quảng cáo nữa.Tôi và anh tài xế chỉ còn biết lắc đầu chán nản than thở: Than ôi! Báo chí Việt trên nước Mỹ như thế này làm sao mà sống được đây? Báo đã Free mà Cơ Sở không quan tâm ủng hộ quảng cáo thật tôi nghiệp và bất hạnh cho ngành báo chí, và cũng kể từ đó chúng tôi không còn tâm trí nào ghé thăm Cơ Sở đó nữa. Quá ẹ mà!

Đơn cử kể thêm một câu chuyên báo Free cho quý vị cảm thông với nhà báo: có một lần xe báo vừa dừng trước một Cơ Sở quảng cáo ở khu Thương Mại Phước Lộc Thọ Seattle để bỏ báo. Bất chợt có một cậu trung niên từ từ tiến đến hỏi xin tôi 1 tờ báo, tôi liền vui vẻ lấy 1 tờ báo trao cho anh, phục vụ độc giả hết mình mà! không ngờ khi anh vừa hoan hỷ tiếp nhận tờ báo xong liền không ngần ngại hỏi xin tiếp: anh có thể vui lòng cho tôi xin thêm một tờ báo nữa được không?. Tôi làm bộ ngạc nhiên hỏi: Anh đã có báo rồi còn xin thêm nữa làm chi nữa? Anh bạn xin báo khoan thai trả lời: tôi xin thêm 1 tờ nữa cho bạn bè. Quý vị thử nghĩ coi tôi phải trả lời sao đây cho vừa lòng ông bạn độc giả vui vẻ dễ tính này. Sau một giây suy nghĩ, tôi liền trả lời một cách dứt khoát: Xin lỗi anh bạn, tôi cho anh 1 tờ báo cũng là quý hóa lắm rồi, anh còn lo bao đồng thêm cho người khác làm chi nữa cho mất thì giờ không nên. Quá thẹn lòng, anh bạn chuyên căn lấy báo Free đó bỏ đi một nước không dám quay đầu lại và cũng từ đó tôi không hề gặp lại anh bạn đó nữa.

Đây chỉ là một chuyên vui nhưng đau lòng trong muôn vàn câu chuyện kém vui đã thường xuyên xẩy xa trong lãnh vực báo chí Việt trên nước My. Nếu ai từng phụ trách tờ báo mà tự ái cao, không kiên trì nhẫn nhục được thì không bao giờ có thể đảm trách cái nghề nghiệp cao quý nhưng bất hạnh này được. Còn ai còn ca tụng sống vững vàng và làm giầu nhờ báo chí thì tôi cũng phải ngưỡng mộ thán phục anh bạn đó vô cùng vì báo đã Free mà các Cơ Sở Thương Mại không quan tâm hỗ trợ nhiệt tình ủng hộ quảng cáo thì chỉ có nước phải giã từ cái nghề làm báo bất dắc dĩ này đi kiếm một việc làm nào khác còn có tương lai vững vàng hơn. Do đó người làm báo Việt trên nước Mỹ chỉ còn biết than thở trong tâm khảm để tự an ủi mình: Than ôi! Báo chí phải chăng cũng là cái nghiệp không hơn không kém phải không quý vị?

BUIPHU/VBMN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản đồ Việt Nam đây, cụ Hồ vừa ý chưa" (Ảnh Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PDDDD HVK Thoại) là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải
Đại hội thanh niên sinh viên thế giới kỳ VI được tổ chức ở Mã Lai, số người tham dự hơn 200
Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng
Tết Mậu Tý năm nay đánh dấu 40 năm ngày Cộng sản Việt Nam lợi dụng  Đêm Giao thừa thiêng liêng của dân tộc Tết Mậu Thân (1968)
Các cuộc tranh cử sơ bộ đã chính thức bắt đầu qua hai cuộc bầu cử tại hai tiểu bang Iowa và New Hampshire. Cả hai cuộc bầu đều mang lại bất ngờ
Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng
Đó là tựa đề trên báo điện tử đảng Cộng sản Việt nam ngày 28/09/2007, để trả lời câu hỏi trên, tôi chọn cách tìm hiểu từ nội tình Việt nam ta
Đường vào Bạch Cung có thể ví như một cuộc chạy đua đường trường 50 vòng và với khoảng 15 vận động viên ở mức khởi hành
Một Thư Mời, ký tên Thầy Thích Hạnh Đạo, đề ngày 6-1-2008 nhân danh Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.