Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 3

26/07/201910:00:00(Xem: 4347)

Phần 1 và 2 của loạt bài này phát họa các nguyên nhân xã hội khiến khoảng cách giàu nghèo tăng vọt nhanh chóng tại Mỹ. Phần 3 sẽ phân tích tại sao hố sâu giàu nghèo lại khiến kinh tế mất thăng bằng sinh ra khủng hoảng. 

Người viết xin bắt đầu với một thí dụ cho dễ hiểu: giả sử 1 tỷ USD tập trung vào một tỷ phú thì họ có thể mua 20 chiếc Lamborghini vô cùng đắt giá. Nhưng nếu chia đều ra cho 10 ngàn gia đình thì hy vọng bán được 10 ngàn chiếc Toyota cho mỗi hộ, tức là tạo ra công ăn việc làm và thêm hãng xưởng trong xã hội.
Nói cách khác, tiền của nếu tập trung vào thiểu số giàu dù xài sang đi chăng nửa nhưng mức tiêu thụ tổng hợp trong một quốc gia (total consumption) vẫn không thể bằng khi chia đều ra cho nhiều người. Cho nên tiền của tập trung chỉ có cách xử dùng vào hai chổ còn lại: đầu tư hay tiết kiệm (để so sánh thì nhà nghèo có đồng nào xài đồng nấy thì lấy đâu mà đầu tư hay tiết kiệm.)
Như đã viết phần trên, tiền của tập trung khiến nhu cầu tiêu thụ của toàn xã hội giảm nên cơ hội đầu tư trực tiếp vào hảng xưởng cũng theo đó trở nên khan hiếm, cho nên khoảng còn lại phải dành để tiết kiệm. Nhưng tiết kiệm không sanh lời nên mức thặng dư này lại được dùng vào các phương tiện đầu tư gián tiếp như chứng khoán, và đầu tư phi sản xuất như địa ốc tạo thành bong bóng. Bong bóng phình to khi giá trị của đồ vật được bơm lên một cách giả tạo trong khi lương bổng và nhu cầu tiêu thụ không tăng theo kịp để làm nền tảng.
Riêng ở Mỹ tiền của thặng dư được dùng một phần để đầu tư trong nước vào các công ty điện toán (Amazon, Apple, Facebook, Google) ở Hoa Kỳ, phần còn lại mang ra ngoại quốc đầu tư vào hảng xưởng ở Trung Quốc, Mexico v.v… Lý do vì công nghệ điện toán lời nhiều nhưng chỉ dùng ít nhân công với trình độ giáo dục thật cao nên thích hợp với các nước tiên tiến; trong khi hàng hóa sản xuất hàng loạt cho tiêu thụ như quần áo, xe hơi v.v… thì đem ra ngoại quốc để xử dụng nguồn nhân công rẻ đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng vọt tại các nước đang mở mang. Cho nên các tập đoàn tư bản đa quốc gia lời nhiều, GDP tăng trưởng cho dù nhu cầu thuê mướn người lao động giảm và mức lương của giới thợ thuyền bị trì trệ.
Nhưng thặng dư vẫn còn sau khi đã đầu tư trực tiếp vào các công ty điện toán tại Hoa Kỳ và cơ xưởng sản xuất ở ngoại quốc, nên khoảng còn lại được bơm vào địa ốc và chứng khoáng. Ở Mỹ có thêm một ngoại lệ khi tiền tiết kiệm của nước ngoài (Trung Quốc, Nhật, Saudi Arabia, Việt Nam v.v…) lại gởi sang Hoa Kỳ vì xem đây là chốn tích trữ an toàn khi chọn mặt gởi vàng (!) Kết quả là số tiền tiết kiệm khổng lồ từ cả trong và ngoài nước tồn động lại không đủ chổ thoát nên bơm thành bong bóng tín dụng cho địa ốc năm 2004-2008, rồi lại đẩy giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh từ năm 2012 đến nay.


Xin nhấn mạnh một điểm rằng trong loạt bài này khái niệm “tiết kiệm” (savings), hay nói đúng hơn là tập trung tư bản (capital accumulation), được mở rộng dần dần: bắt đầu từ ý nghĩa hẹp với khoảng cách giàu nghèo giữa 1% và 99% còn lại; mở rộng ra tiết kiệm bao gồm các quỹ đầu tư (brokerage accounts, mutual funds, etfs, money markets), hưu trí (pension, 401K, IRA) và bảo hiểm; sau cùng là tiết kiệm ở cấp độ quốc gia (sovereign funds, US debt to foreign countries, v.v…) Vì mở rộng như vậy nên rất khó phân biệt giữa chủ đề khoảng cách giàu nghèo và đầu tư của giới trung lưu hay nước ngoài, nhưng tựu trung vẫn là điều mà nhiều chuyên gia kinh tế gọi là savings glut - tức là tiết kiệm dư thừa quá đáng trên toàn cầu dẫn đến tình trạng phân phối tư bản mất hiệu quả (capital misappropriation). Đây là một vấn đề phức tạp mà người viết sẽ tìm cách trình bày cho dễ hiểu trong một bài sau.
Vì gọi là “savings glut” nên có hiểu lầm cho rằng tiết kiệm là xấu trong khi tiêu thụ mới tốt. Để tránh sự lệch lạc này có lẻ nên dùng cụm từ “excessive accumulation of capital” tức là tình trạng tập trung tư bản quá đáng vào sẽ dẫn đến mất quân bình trong cả xã hội và kinh tế. Thiểu số đó ở Mỹ là giới 0.1% và 15%, còn tại Trung Quốc là 300 triệu người sống ở vùng duyên hải và nhà nước cộng sản (nhà nước dư tiền trong khi 700 triệu người dân còn nghèo khổ.)
Một sai lầm khác khi kết luận rằng tài sản cần được chia đều thì tiêu thụ mới tăng, theo đó sản xuất tăng để phát triển kinh tế. Nhưng nếu tài sản chia đều như trong chế độ cộng sản thì không còn động lực làm việc để làm giàu. Vốn cần phải được tập trung thì giới tư bản mới có phương tiện đầu tư vào hảng xưởng, qua đó tạo thêm công ăn việc làm và thuê mướn thêm công nhân. Thêm công ăn việc làm thì nhu cầu tiêu thụ tăng giúp cho xã hội tư bản khuyếch trương. Điểm khó là không tập trung tư bản một cách quá đáng để không tạo ra mất quân bình trong xã hội.
Bài kế trong loạt này sẽ mở rộng phân tích khoảng cách giàu nghèo trên thế giới thay vì chỉ giới hạn ở Mỹ; và mở rộng khái niệm “nhà giàu” không chỉ gồm tư bản tư nhân (capitalists) mà cả tư bản nhà nước (state capitalist), khi mà những nhà cầm quyền như tại Trung Quốc tích trữ quá nhiều tiền của trong khi một số đông dân chúng vẫn còn nghèo đói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ NY Post/Marc Short: Nếu đám đông tiến gần hơn tới Phó Tổng thống, tôi nghĩ rằng sẽ có một vụ thảm sát ở Điện Capitol xảy ra vào ngày hôm đó. ✱ Thực tế là các công tố viên hiện đang dồn nỗ lực của họ đối với các hành động của chính Trump là một tiết lộ mới. ✱ Cựu TT Trump: Tôi chỉ đang làm công việc của mình với tư cách là Tổng thống, và tìm kiếm Công bằng và Sự thật - Cuộc bầu cử đã được kiểm tra và bị đánh cắp! ✱ Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cảnh báo rằng bất kỳ vụ truy tố nào của Bộ Tư pháp đối với cựu TT Trump sẽ biến thành một trận chiến chính trị, ✱ Ủy Ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa sẽ ngừng thanh toán các chi phí pháp lý của cựu TT Trump nếu ông tuyên bố tranh cử Tổng thống vào năm 2024 ✱ NYP/Wick: Hầu hết số tiền nhận được (qũi pháp lý $250 mil.) đã chuyển đến các thực thể khác mang lại lợi ích trực tiếp cho gia đình và bạn bè của Trump chứ không phải là chi cho “các vụ kiện tụng liên quan đến bầu cử”...
Một người sống được gần một trăm tuổi, còn sinh lực dồi dào, nên chưa ra đi, đó là chuyện xưa nay hiếm. Hơn nữa, trong tác phẩm mới nhất: Tinh thần lãnh đạo, sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới (Leadership - Six Studies in World Strategy)...
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.