Hôm nay,  

Tuyên Bố Về Biển Đông (Lần Thứ Ba)

24/07/201908:06:00(Xem: 2916)

 

TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG (LẦN THỨ BA)

  

Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc xâm nhập tiến hành đúng vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật ChiếnThư mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị chính thức. Đó là động tác chà đạp lên những nguyên tắc ngoại giao tối thiểu, chứng tỏ những lời nói hữu hảo của Trung Quốc chỉ nhằm che đậy những hành động thù địch của họ.

Sau nhiều lần cố gắng tỏ thiện chí, ngày 19 tháng 7 năm 2019  Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, quan sát viên quốc tế vẫn ghi nhận sự có mặt của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo UNCLOS.   

Trải qua 4000 năm biến động của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững bên bờ Thái Bình Dương. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã nói: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”.

Người Việt Nam từ nhiều đời ông cha luôn có cách xử sự mềm dẻo với một nước lớn ở sát bên mình, nhưng không bao giờ đánh mất lòng tự tôn tự hào của một dân tộc anh hùng.

Đất nước đang đứng trước tình hình rất nguy hiểm. Chiến tranh có thể nổ bất kỳ lúc nào. Nhân dân Việt Nam quyết tự bảo vệ đất nước mà không biến thành con cờ của các thế lực ngoại quốc.

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có tên dưới đây ra tuyên bố yêu cầu Nhà nước Việt Nam:

1.      Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.

2.   Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.

3.    Khẩn trương đấy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.

4.    Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực  bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.

  1.            5.     Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc  của người dân Việt Nam.

 

 

Ngày 24 tháng 7 năm 2019

(Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbobiendong3@gmail.com -- Hạn chót nhận chữ ký: 20 giờ ngày 30/8/2019)

 

 

DANH SÁCH ĐÃ KÝ TÊN

 

 

Đợt 1.

 

Các tổ chức

1. Nhóm lập quyền dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai

2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân, Chủ nhiệm CLB

3. Diễn đàn xã hội dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A

4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.

 

Cá nhân

1. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Tin học, Hà Nội

2. Nguyễn Khắc Mai,Trung tâm Minh Triết, Hà Nội

3. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

4. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, Sài Gòn

5. Trần Minh Thảo, CLB Phan Tây Hồ, viết văn, Bảo lộc, Lâm đồng

6. Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn

7. Đào Công Tiến, PGS TS nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế tp HCM

8. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo Sài Gòn

9. Vũ Trọng Khải, PGS. TS, chuyên gia độc lập về chính sách nông nghiệp, Sài Gòn

10. Phạm Hoàng Tam Lưu, kiến trúc sư, Saigon

11. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư pháp thành phố HCM

12. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn Hà Nội, thành viên CLB LHD

13. Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Hà Nội

14. Dương Đình Giao, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội

15. Hoàng Anh Khiêm, giảng viên đại học, TP. HCM

16. Nguyễn Viện, nhà văn Sài Gòn

17. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu

18. Phạm Anh Tuấn, dịch giả tự do, Hà Nội

19. Nguyễn Tuệ Hải, Hưu trí, Canberra- Australia

20. Nguyễn Gia Lưu, Sài Gòn, Việt Nam

21. Nguyễn Quang Nhàn, CBL Phan Tây Hồ, Đà Lạt

22. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ. Sống tại Sài Gòn

23. Dương Khánh Lâm, nhân viên kỹ thuật, Sài Gòn.

24. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt

25. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

26. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

27. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

28. Phùng Hoài Ngọc, cựu giảng viên đại học, tỉnh An Giang.

29. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, nhà giáo, Sài Gòn

30. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang

31. Lê Thăng Long, nghiên cứu quản trị chiến lược, cựu tù nhân lương tâm, Quận 1, Sài Gòn.

32. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

33. Hoàng Thị Hà, giáo viên hưu trí, Thanh Xuân, Hà Nội

34. Lê Quang Hợp, nghỉ hưu, tại TPHCM

35. Nguyễn Hàn Chung, nhà thơ, Houston Texas Hoa Kỳ

36. Tô Lê Sơn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

37. Đặng Hữu Nam, linh mục, Giáo phận Vinh

38. Đặng Văn Lâp, kiến trúc sư, Hà Nội

39. Sơn Hồ, Freelancer, Đảo Rhode, Hoa Kỳ

40. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

41. Hoàng Cường, kỹ sư giao thông, Hà Nội

42. Nguyễn Đình Cống, GS, hưu, Hà Nội

43. Nguyễn Mạnh Sơn, cán bộ hưu trí, Hải Phòng

44. Nguyễn Viết Dũng, công dân Việt Nam, Hà Nội

45. Phạm Lưu Vũ, nhà văn, Hà Nội

46. Vi Đức Hồi, Lạng Sơn

47. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo, Hà nội.

48. Hoàng Anh Khiêm, giảng viên đại học, TP. HCM

49. Phan Thanh Liêm, công dân nước CHXHCN Việt Nam, kinh doanh bất động sản

50. Đinh Quang Tuyến, Q.8, Tp HCM

51. Nguyễn Lương Thịnh, hưu trí, Thủ Đức Tp HCM

52. Nguyễn Ngọc Hùng, hưu trí

53. Trần Kế Dũng. Australia

54. Nguyễn Ngọc Ánh, nghề nghiệp tự do, Bảo Lộc Lâm Đồng.

55. Phạm Thế Cường, sĩ quan quân đội nghỉ hưu

56. Nguyễn Kế Quang, KS Xây dựng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

57. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội

58. Hà Quang Vinh, hưu trí Quận 11, Tp HCM

59. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Q.Thủ Đức Sài Gòn

60. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

61. Đoàn Công Nghị, hành nghề tự do, Nha Trang, Khánh Hoà

62. Đỗ Duy, chuyên viên kỹ thuật, Bà Rịa - Vũng Tàu

63. Nguyễn Chí Công, TS, Hà Nội

64. Nguyễn Trọng Bách, kĩ sư, Nam Định

65. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM

66. Nguyễn Văn Lịch, cựu lính xe tăng, Đống Đa, Hà Nội.

67. Nguyễn Ngọc Lanh, Nguyên GS đại học Y Hà Nội, NGND

68. Vũ Quốc Hưng, giáo viên trường THPT Nguyễn Hữu Tiến, Duy Tiên, Hà Nam

69. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, hưu trí Tp HCM

70. Võ Thị Cẩm Nhung, hưu trí, Nha Trang

71. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội

72. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ cello, Sài Gòn

73. Võ Xuân Tòng, Hội Nhà văn Hà Nội

74. Trần Trung Hậu, giảng viên, TP.HCM

75. Đỗ Như Ly, hưu trí, Quận 10

76. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn

77. Thái Kế Toại, Đại tá An ninh, nhà văn, Hà Nội

78. Dương Sanh, nghề nghiệp tự do, Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

79. Nguyễn Kim Khánh, lao động tự do. Sài Gòn

80. Hứa Minh Hải Đăng, lao động tự do. Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

81. Liêu Thái, lao động tự do, Quảng Nam

82. Lương Xuân Bằng, công nhân xây dựng tự do, Cần Thơ

83. Đinh Công Khải, họa sỹ

84. Nguyễn Ngọc Ngân Nga, kinh doanh, TPHCM

85. Huỳnh Phi Long, công dân Sài Gòn

86. Nguyễn Khắc Bình, kỹ sư, Hà nội

87. Dạ Ngân, nhà thơ, Sài Gòn

88. Nguyễn Thịnh Phú, Hà nội

89. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, Sài Gòn

90. Phạm Thị Hảo, hưu trí, Thái Nguyên

91. Ngô Thị Hồng Lâm, nghiên cứu khoa học nghỉ hưu, Vũng Tàu

92. Phạm Cường, đạo diễn phim, Hamburg CHLB Đức

93. Nguyễn Việt Hải, Học sinh C. 3 An Dương. Hải phòng

94. Phạm Thị Ánh Nga, Nha Trang, Khánh Hòa

95. Đinh Đức Long, Bác sĩ, Sài Gòn, Việt Nam.

96. Tô Linh Giang, Phố Hàng Chuối, Hà Nội

97. Trần Bang, kỹ sư, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn

98. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn

99. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn

100. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội

101. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

102. Bùi Hiền, hưu trí, tại Canada

103. Bùi Công Tự, Hưu trí, TP HCM

104. Nguyễn Công Hiệp, kinh doanh tự do, Quận 2

105. Đỗ Việt Tuy, cây viết tự do, Sài Gòn

106. Phạm Phương Luyện, Giảng viên chính Đại học Ngoại ngữ ĐHQG (hưu trí)

107. Trương Hoàng Long, Hà Nội

108. Hà Trọng Tấn, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.

109. Huỳnh Văn Bé, nghệ nhân gốm, Bình Dương

110. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà nội

111. Võ Công Trí, hưu trí, Hóc Môn, Tp HCM

112. Lê Đình Lưu, nuôi trồng nấm, Củ Chi, Tp HCM

113. Nguyễn Thị Cát Tiên, buôn bán tự do, Q7, Tp HCM

114. Cao Thị Hoàng Ngọc, giáo viên Trung tâm tiếng Anh Q7, Tp HCM

115. Ngô Văn Nam, tài xế, Q2, Sài Gòn

116. Phan Văn Đức, chuyên viên tài chính, TDM, Bình Dương

117. Lý Thị Dung, kinh doanh online, Q3, Tp HCM

118. Lê Văn Năm, kiến trúc sư, Hà Nội

119. Tạ Quang Trí, công an nghỉ hưu, Q9, Tp HCM

120. Dương Chí Cao, hưu trí, Q12, Tp HCM

121. Hồ Nguyễn Hoàng Nguyên, lái xe đường dài, Thanh Hóa

122. Trần Văn Chấn, kỹ sư dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu

123. Trần Thị Băng Thanh, PGS. TS Văn học, Hà Nội

124. Lê Văn Mẫn, CLB hưu trí, Q12, Sài Gòn

125. Nguyễn Đức Tùng, nhà thơ, Canada

126. Chân Phương, nhà thơ, Hoa Kỳ

127. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

128. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

129. Trần Hoàng Phố, nhà thơ, Huế

130. Tôn Gia Khai, nghỉ hưu, Varsaw Ba Lan

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.