Hôm nay,  

Cách dạy con của Hàn Lâm học sĩ Nguyễn Phi Khanh

22/07/201910:09:00(Xem: 3955)

Nói với con


Nguyễn Phi Khanh xoa mái đầu con trẻ

Nhìn xa xăm đường cố quốc mịt mù

Cùm nặng trĩu trên bờ vai nhỏ bé

Vạt áo tù …phơ phất gió biên khu


Nguyễn Trãi con ! Nơi đây là giới tuyến

Trở lại đi ! Về lãnh thổ Nam bang 

Hãy thắp sáng trong lòng muôn ngọn nến

Tạo niềm tin khôi phục lại giang san


Gông cùm cha như xích xiềng sông núi

Muôn dân đen rên siết kiếp tôi đòi

Mong một sớm non sông bừng mỡ hội

Minh chúa ra đời , sao lại đổi ngôi 


Về đi con ! Trời phương Nam vượng khí

Vùng Lam Sơn đất hổ phục long tiềm

Rừng Mê Linh mài gươm rèn tướng sĩ

Dựng cơ đồ khởi nghiệp gót chinh yên


Con yêu quí ! Đây là cầu biên giới

Chia tay đây, rồi lui bước quay về

Nơi đất Bắc cha sẽ chờ tin mới

Cho mắt già bừng ánh nắng sơn khê


Nguyễn Trãi lạy cha nghẹn ngào nước mắt

Thôi cha đi ! Con sẽ quyết vâng lời

Một lạy nầy đền ơn cha dưỡng dục

Một lạy thêm , tạ sông núi đắp bồi


Rồi từ đấy ..mười năm dài khởi nghĩa

Phò minh quân Nguyễn Trãi dựng cờ đào

Sạch quân thù liên hoan mừng hội lớn

Nước thanh bình dân tộc ngẩng đầu cao …


Hồ Thanh Nhã 


Cách dạy con của Hàn Lâm học sĩ Nguyễn Phi Khanh 

Ông Nguyễn Phi Khanh thi đỗ Nhị Giáp Tiến sĩ . Khi Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần , ông ra làm quan dưới triều Hồ Hán Thương  và được bổ nhiệm chức Hàn Lâm Học sĩ . Năm 1407 quân nhà Minh xâm lược nước ta , ông và vua quan nhà Hồ bị bắt và giải sang Trung quốc . Nguyễn Trải là con thứ của Nguyễn Phi Khanh khóc , chạy sau  đoàn xe tù theo cha cho đến ải Nam Quan là biên giới Hoa – Việt . Tới cầu biên giới Nguyễn Phi Khanh không cho Nguyễn Trải theo nữa . Ông nhất quyết ra lịnh cho con trai quay về và nuôi chí phục thù , hầu giải thoát đồng bào khỏi ách thống trị tàn bạo của quân xâm lược nhà Minh . Thấy lời dạy nghiêm khắc của phụ thân  và nghĩ đến đại nghiệp giải phóng dân tộc , Nguyễn Trãi lạy cha và trở về . Quyết trả thù cha , đền nợ nước nên ông tìm đường tụ nghĩa ở đất Lam Sơn phò tá minh chủ là anh hùng áo vải Lê Lơi .Sau nầy mới có câu đồng dao ;”Lê Lợi vi quân-Nguyễn Trãi vi thần “ truyền tụng thời đó . 

Nguyễn Trãi (1380-1442 ) , quê ở  Hà Tây , là một tài năng lỗi lạc hiếm có . Nghe tin anh hùng nông dân Lê Lợi khởi nghĩa chống ách đô hộ hà khắc của quân Minh xâm lược , ông đã băng rừng vượt suối vào tận căn cứ Lam Sơn , tụ nghĩa phò minh chúa . Lúc đầu quân kháng chiến còn yếu , bị quân Minh đánh bại nhiều phen , Lê Lợi suýt bị giặc bắt . may nhờ cận tướng là Lê Lai liều mình cứu  chúa , thay đổi long bào nên Bình Định Vương Lê Lợi thoát chết , chiêu mộ thêm nghĩa binh và củng cố lực lượng . Cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ suốt mười năm và sau cùng kết thúc thắng lợi , dành lại nền độc lập cho toàn dân Đại Việt . Sau khi kháng chiến thành công , Nguyễn Trãi thay lời cho Bình Định Vương Lê Lợi viết bài hịch thông báo cho toàn quân dân Đại Việt về kết quả cuộc kháng chiến chống quân Minh suốt mười năm đã thành công rực rỡ . Bài hịch nầy có tên là Bình Ngô Đại cáo , được coi như là một bản Tuyên ngôn độc lập của nhà Hậu Lê lúc ấy . Bài cáo nầy gồm có 3 phần , viết bằng chữ Hán vào mùa Xuân năm 1428 . Phần đầu nêu các mục tiêu nhân nghĩa của cuộc  kháng chiến chống quân Minh . Nguyên lý chánh nghĩa , chân lý độc lập và chủ quyền dân tộc đã được Nguyễn Trãi đúc kết trong bài cáo nầy . Vào thế kỷ thứ 15 mà các nguyên lý trên đã được nêu lên, đủ thấy tài năng cực kỳ lỗi lạc của Nguyễn Trãi . Đoạn tiếp theo Nguyễn Trãi giới thiệu từng bước tiến , từng năm về cuộc kháng chiến của vị anh hùng áo vải Lê Lợi . Đoạn thơ cuối cùng là lời tuyên bối khẳng định nền độc lập của dân tộc , chấm dứt vĩnh viễn 3 lần Bắc thuộc quân Tàu ở phương Bắc . Bài hịch Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi quả là một bản Tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt vào thế kỷ 15 vậy .

Ngày lễ Cha 

Ngày lễ cha ( Father day ) là ngày lễ được dùng để tôn vinh người Cha , mối quan  hệ và ảnh hưởng của Cha trong xã hội . Tại Mỹ và nhiều quốc gia khác, ngày lễ Cha được tổ chức vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 6 dương lịch . Năm 1961 Tổng thống Mỹ Lyndon b. Johnson đã chỉ định ngày  nầy và được Tổng thống Richard Nixon ký thành luật vào năm 1972 , áp dụng trên toàn nước Mỹ ./.                              

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng chỉ được vài tháng ông xin từ chức không cho biết lý do. Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle. Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Làm người, không có gì hào sảng hơn, là được sinh tử với những gì mình hằng mong sinh tử cùng. Làm phóng viên, không có gì cảm hứng hơn là được thành nhân chứng của những nhân chứng và sự kiện. Cả hai nguyện ước, đời và nghề, đã làm nên một miền hoa cỏ có tên gọi là Kiều Mỹ Duyên.
Bạn có bao giờ ôm giấc mơ đặt chân lên cát nóng sa mạc và đứng đối mặt cùng một Kim Tự Tháp vĩ đại, khi học sử về Ai Cập Cổ Đại ngày còn bé thơ chưa? Bạn có từng ước ao được thấy bức tượng Nhân Sư tận mắt hơn là xem hình ảnh trên mạng hay phim ảnh không?
Với phần lớn dân Việt tị nạn vẫn còn sống sót từ thế kỷ qua thì quên vẫn thường dễ chịu hơn là nhớ, kể cả những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này. Những dịch vụ “bán bãi thu vàng” của người vuợt biên, tuy có mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng lại không phải là kỳ tích kinh tế để họ có thể tự hào. Đó là lý do mà nhà nước hiện hành vận động mọi phương thức ngoại giao để yêu cầu các nước Á Châu “đục bỏ bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân.” Chối bỏ quá khứ, tuy thế, không phải là phương cách tích cực để tiếp cận với hiện tại hay hướng đến tương lai. Vết thương của những thuyền nhân vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn chưa kịp khép thì đầu thế kỷ này lại phát sinh ra những thuyền nhân mới. Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng họ không di tản bằng đường thủy.
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.
Nhiều năm sau, mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, nhớ lại những ngày chinh chiến trên quê hương, những trang chiến sử Bảo Quốc An Dân oai hùng của người lính quốc gia được lần lượt lật qua cùng với những đoạn đường khổ nạn của dân tộc mà đoàn quân Mũ Đỏ đã kinh qua, câu nói của vị cựu Tư lệnh "Nhảy Dù là phải như vậy" cũng là câu nói của các thế hệ người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa, một đời tận trung báo quốc
Các cuộc khảo sát và nghiên cứu từ chính phủ, các tổ chức dân sự cho đến đại học đều cho thấy, dù có những bước tiến bộ to lớn cũng như được luật pháp bảo vệ, trên thực tế thì các phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, giới tính, tuổi tác... vẫn còn hiện hữu trong xã hội Mỹ. Riêng trong vấn đề bạo lực cảnh sát thì rủi ro một người da đen hay da màu bị cảnh sát bắn chết hay đối xử bất công đều cao hơn người da trắng.
Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm. Nếu còn sống trong vô cảm, mang tâm trạng nô lệ tự nguyện hay còn Đảng còn mình và chờ đợi hạnh phúc giả tạo do Đảng, Trung Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế ban phát, thì người dân sẽ còn tiếp tục thua trong đau khổ. Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa.
Người già nghĩ về quá khứ, còn người trẻ nghĩ đến tương lai. Người trẻ Việt Nam đã có mặt trong chính quyền, làm việc ở phủ Tổng Thống, ở Quốc Hội, là Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ, Chánh Án của liên bang, của tiểu bang, làm Tướng và giữ những chức vụ quan trọng ở Bộ Quốc Phòng. Tuổi trẻ Việt Nam là khoa học gia, là thương gia, là giáo sư đại học. Người trẻ có mặt khắp nơi, ở Mỹ, Úc, Á, Âu Châu. Người trẻ Việt Nam tiến rất nhanh.
Ở Việt Nam, người dân không hiểu tại sao công tác phòng, chống Quốc nạn tham nhũng cứ “vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi” mãi sau 16 năm có Luật phòng, chống tham nhũng đầu tiên (2005), 3 năm sau có Luật thứ nhì (2018) và sau 9 năm (2012) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được chuyển từ Chính phủ sang Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.