Hôm nay,  

Cũng viết cho ngày đất nước chia đôi: Vĩnh biệt Nghiêm Kế, trung đội 21

20/07/201913:50:00(Xem: 5923)

Vĩnh biệt Nghiêm Kế, trung đội 21

Giao Chỉ San Jose
 
Cũng viết cho ngày đất nước chia đôi
 
blank
 

Lâu nay tôi vẫn kể chuyện chung sự của các chiến hữu, nay lại kể thêm câu chuyện buồn. Trưa chủ nhật 21 tháng 7-2019 IRCC/Viet Museum và Dân Sinh Media tổ chức ngày ghi dấu hiệp định Geneve chia đôi đất nước. Ngày xưa kỷ niệm này gọi là ngày quốc hận. Bây giờ chuyện di cư năm 1954 bị quốc hận 30 tháng tư 75 làm lu mờ. Tuy nhiên anh em chúng tôi là thành phần tình Bắc duyên Nam, làm sao quên được chuyện Bắc Kỳ di cư dù rằng xa cách đã 65 năm. Đã sắp xếp được 40 bàn bao trọn nhà hàng Phú Lâm. Cô Lương Kim Dung là bà quả phụ Trần Văn Tước đặt một bàn cho anh chị em cùng khóa. Trong số này đặc biệt có anh chị Nghiêm Kế. Phải nói là quá đặc biệt vì cô vợ xứ Bưởi Biên Hòa sẽ lái xe rước anh Kế từ Nursing home đi dự tiệc. Nhưng khi tôi viết những hàng chữ này thì anh Kế vừa ra đi. Nghiêm Kế sẽ không bao giờ họp mặt với chúng tôi nữa.
 
Câu chuyện giữa anh em cùng khóa mà nói đến toàn dân, toàn quân xem ra quá rộng rãi. Thu lại trong số hơn 300 sinh viên cùng khóa xem ra cũng còn quá nhiều. Khóa chúng tôi tên gọi là Cương Quyết sĩ quan trừ bị gồm có 5 đại đội bị động viên tháng 3 năm 1954. Ba đại đội quê miền Nam và miền Trung vào trường Thủ Đức. Hai đại đội ra đi từ Hà Nội gửi qua Đà Lạt. Nghiêm Kế và chúng tôi được xếp vào trung đội 21. Anh em cùng khóa trong quân trường sau này gặp nhau thường đại ngôn rằng khóa của mình ngon nhất.  Rồi cao hứng thu nhỏ lại nói rằng trung đội của mình bao giờ cũng hay ho hơn các trung đội khác. Theo đúng truyền thống muốn hơn người tôi cũng phải xác nhận rằng khóa Cương Quyết Đà Lạt của chúng mình là số một. Rồi thu nhỏ lại niềm hãnh diện thì trung đội 21, đại đội 6 của tôi với Nghiêm Kế cũng là số 1. Nếu xét về học vấn thì khóa của chúng tôi xem ra rất tầm thường. Phần lớn chưa có tú tài ở thời kỳ 54. Giỏi lắm là có bằng trung học. Nhưng Điện Biên Phủ đang giao tranh. Học sinh trung học đệ tứ là bị gọi động viên. Thêm vào đó khóa học cấp tộc có 6 tháng. Làm sao so được với mấy cậu Đà Lạt 4 năm ra trường với bằng cử nhân. Nhưng khóa Cương Quyết ra trường vào lúc quân đội đang thành lập các đơn vị nhảy dù, TQLC, các tiểu đoàn bộ binh và các quân binh chủng. Những chàng trai Hà Nội bắt đầu đeo lon Tây đội mũ xanh, mũ đỏ lao vào cuộc đời với tất cả hào hứng của tuổi trẻ.
 
Nghiêm Kế là một trong các chàng trai Hà Nội theo học công binh, một binh chủng có nhiều hứa hẹn vô cùng khắc nghiệt. Tuy là binh chủng chuyên môn nhưng chiến đấu như bộ binh và trong chiến dịch thường đi đầu và về cuối. Sau khi tốt nghiệp công binh, Nghiêm Kế vốn là công tử Hà Nội đã lên xứ Bưởi Biên Hòa để tìm người trăm năm mà yên bề gia thất. Nhưng rồi quân lệnh cấp tốc đưa chàng lên nhận trách nhiệm đại đội trưởng trong tiểu đoàn công binh sư đoàn đồn trú tại Pleiku. Cùng một lúc bạn Dương công Liêm khóa niên trưởng Đà Lạt nhận chức tiểu đoàn trưởng. Anh Liêm đến thăm đại đội của Nghiêm Kế đang ngày đêm xây dựng phi trường phia bắc Kontum. Phải đến gần 60 năm sau ông Liêm mới viết xong thiên hồi ký tình chiến hữu nhắc lại chuyện xưa rất cảm động. Từ nhiệm vụ đại đội trưởng công binh binh đoàn đầu sóng ngọn gió, Kế lên nhận chức tiểu đoàn trường công binh sư đoàn 22 với đơn vị đóng tại miền duyên hải nhưng bộ tư lệnh tiền phương của sự đoàn đang hành quân tại Tân Cảnh. Trong chuyến đi từ duyên hải lên thăm đại đội của tiểu đoàn đồn trú ở tiền phương, Nghiêm Kế phải ở lại chịu dựng trận Bắc quân tràn ngập cuối cùng với tư lệnh sư đoàn tử trận . Khi phía bên kia phòng tuyến tiểu đoàn nhảy dù tan hàng để trung tá Bảo ở lại Charlie thì bên nầy trung tá Kế nghe tiếng hò hét của Bắc quân. Hàng sống, Chống chết.
 
Từ Tân cảnh, tù binh Nghiêm Kế đội mưa B52 trên con đường Trường Sơn Tây mà trở về Hà Nội. Lội bộ ngược đường mòn HCM một hôm thủ trưởng Cộng quân chợt hỏi. Có anh nào biết tiếng Mỹ không đến đây thông dịch. Ta mới bắt được anh đại úy phi công Mỹ nhảy dù. Kế bên xung phong nhận nhiệm vụ đi với anh tù Đồng Minh. Từ đó hai anh sĩ quan Mỹ Việt bị trói chung trên suốt con đường từ miền Nam ra đến Hà Tĩnh. Câu chuyện di hành suốt 3 tháng có thể làm thành cuốn phim với nhiều hoạt cảnh vô cùng thú vị. Qua hành trình của tử thần, Nghiêm Kế nhiều phen cứu anh bạn tù trải qua những nỗi hiểm nghèo. Kế cũng dạy cho bạn Mỹ nhớ tên các sĩ quan tù binh Việt Nam để sau này về sớm thì khai báo với phe quốc gia. Bạn trẻ phi công Mỹ thề nguyền sẽ không bao giờ quên ông trung tá công binh Việt Nam. Ra đến Quảng Bình, bên kia Bến Hải tù binh được mở còng để Mỹ Việt chia tay. Phi công Mỹ lên xe về hỏa lò Hà Nội “Hilton”. Nghiêm Kế bị chở lên trại tù binh Thái Nguyên.
 


Năm 1954 khi giã từ Hà Nội, không bao giờ người thanh niên đất Bắc nghĩ rằng lại trở về quê cũ theo con đường đau thương như thế. Đoàn tù binh Sài Gòn ngồi xe bít bùng chạy qua cầu Gia Lâm giữa cơn gió lạnh trong màn sương đêm Hà Nội. Tiếp theo là những ngày tháng mòn mỏi của đời sống tù binh cùng với những năm đói khát chiến tranh ở Bắc Việt. Tại Sài gòn, vợ con Nghiêm Kế ngày đêm nghe đài Hà Nội, chợt một đêm nghe tiếng ông Kế trên máy. Mắng chửi ông Thiệu mấy câu cho phải đạo tù binh rồi Nghiêm Ke gửi lời về cho gia đình. Anh chưa chết đâu em. Chị Kế, quê hương xứ Bưởi Biên Hòa chưa bao giờ được tin anh chồng Bắc Kỳ bị tù mà vui như thế. Chúng tôi xa Hà Nội từ hiệp định Geneve 1954, nhưng Nghiêm Kế cũng nhờ hiệp định Paris 73 mà được trả tự do. Trên bến sông Thạch Hãn vào buổi chiều hạnh ngộ có anh trung tá nhảy dù Nguyễn thế Nhã của trung đội 21 ôm anh tù binh cùng trung đội sinh viên mà nói rằng. Kế ơi là Kế, sao mà mày khốn khổ thế này. 
 
Nhưng rồi chinh chiến nào biết ai khổ hơn ai. Mấy tháng sau Nguyễn thế Nhã trung đoàn trưởng của sư đoàn 1 BB tử trận được vinh tháng đại tá. Chúng tôi thuộc trung đội 21 và các bạn cùng khóa tiễn đưa Nguyễn thế Nhã anh hùng về nơi vĩnh cửu tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Trung tá tù binh Nghiêm Kế lại nói rằng. Nhã ơi Nhã, sao số mày khốn nạn thế này. Chào các bạn cùng đưa đám đại tá Nhã, ngày mai Kế sẽ ra miền Trung nhận chức vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn công binh kiến tạo. Rất ít khi các sĩ quan tù binh được trở về lãnh chức vụ chỉ huy. Bây giờ câu chuyện dài rút ngắn. Đơn vị tan hàng năm 75. Kế chạy thoát về Sài Gòn rồi di chuyển bằng thuyền để trở thành các thuyền nhân đầu tiên. Năm 1977 trên con đường di tản từ miền Động về miền Tây nước Mỹ, vợ chồng Nghiêm Kế và đàn con di cư ty nạn lôi thôi lếch thếch được chở tới cổng trại của lữ đoàn trực thăng số 1 của lục quân Hoa Kỳ. Từ cổng trại gia đình ông trung tá ty nạn đi lên con dốc . Phía trên có đoàn quân nhạc của lữ đoàn thổi kèn chào, anh đại úy phi công Mỹ tù binh đói khát ngày xưa bây giờ là ông đại tá tư lệnh cùng vợ con xếp hàng chào gia đình người bạn tù giữa những tiếng cười trong nước mắt. Chỉ trong những giây phút đó những đứa con mới biết ngày xưa bố chúng nó làm công việc gì mà được trời đất đãi ngộ những cảnh tượng như trong phim bộ Đại Hàn.
 

Tiếp theo là giai đoạn gia đình Nghiêm Kể về định cư tại San Jose. Sau nhiều năm xây dựng cuộc sống, Kế dẫn vợ về thăm quê hương. Viếng thăm gia đình nội ngoại Bắc Nam là chuyện thông thường. Cả họ nhà chồng đều vẫn còn xứ Bắc. Cả họ nhà vợ vẫn còn đầy đủ ở miền Nam. Tuy nhiên thật ít người dẫn vợ đi thăm các chiến trường xưa. Về thăm rừng núi Tân Cảnh nơi xảy ra trận cuối cùng. Bên này là phòng tuyến cuối của sự đoàn 22. Đây là chỗ trực thăng Mỹ bốc cố vấn ra đi để toàn bộ sư đoàn tiền phương ở lại. Chỗ này là tăng địch tràn vào. Ngay đây là con đường ông Kế chạy ra ngoài. Phía bên kia là ngọn đồiCharlie danh tiếng của những người mũ đỏ ở lại muốn đời. Rồi Kế dẫn vợ lên miền Bắc thăm nơi đã sống những ngày tù binh. Tìm đến nơi cho quà các tay quản giáo coi tù. Thật là hiếm hoi mới có anh tù Sai Gòn về thăm hỏi tặng quà cho cai tù cộng sản Hà Nội. Đó là những trận chiến tranh chính tri sau cùng của Nghiêm Kế. Về phần khóa Cương Quyết Đà Lạt của chúng tôi kể chuyện anh em chẳng bao giờ hết. Vì vậy thu hẹp lại bài điểm danh trung đội xem ra hơn 30 sinh viên sĩ quan ngày nay số còn lại rất ít. Đa số đứng chờ Nghiêm Kế ở bên kia thế giới. Vừa mới loan tin Nghiêm Kế ra đi anh em Công Binh đã quan tâm đăng ngay lời phân ưu dù rằng gia đình không cáo phó. Bạn công binh Dương công Liêm cũng hết sức tình cảm kể mãi chuyện cũ trong tình chiến hữu. Các bạn cùng khóa hết sức quan tâm chia buồn như Vũ Thượng Đôn, Ngô văn Định, Nguyễn Đức Chung và Ms Lê Xuân Định, Ms Hien San Diego .
 
Riêng phần chúng tôi thu hẹp trong tình trung đội xin báo tin cho các anh Bùi Thế Xương, trung đội trưởng và Trần trung Huân ở Paris. Các bạn CA Trần vẫn Giai (Nửa mê nửa tỉnh) Trần Quốc Lịch, Nghiêm Tôn, Trần Ngọc Thái, Lại Thọ và Nguyễn văn Minh VA. Tin sau cùng cho biết thể theo lời Nghiêm Kế, lễ tang chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình. Sau khi hỏa thiêu tro tàn sẽ đem về nghĩa trang của họ Nghiêm. Chàng trai Hà Nội sau hơn 60 năm ra đi sau cùng sẽ về chốn cũ với quê hương xưa. Xin nhắn tin bạn cùng trung đội Nguyễn Thế Thứ và Nguyễn Thế Nhã nhớ về đón Nghiêm Kế ở trại Ngoc Hà Hà Nội. Nơi ngày xưa 300 thanh niên miền Bắc đã trình diện nhập ngũ tháng 3 năm 1954. Đã 65 năm rồi. Anh chị Kế sẽ không đến dự ngày ghi nhớ Geneve chia cắt Việt Nam. Ngày khởi đầu của Việt Nam cộng hòa làm cho Sài Gòn đẹp lắm Sài gòn ơi. Trước sau được 21 năm. Ngàn thu vĩnh biệt Nghiêm Kế, Trung đội 21.

-- 
 Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.