Hôm nay,  

Cuộc Chiến Tranh Trong Bóng Tối Jim Sciutto, “The Shadow War”

18/06/201900:00:00(Xem: 3259)
Theo Jim Sciutto, thông tín viên trưởng về an ninh quốc gia  của CNN, trong ba phần tư của thế kỷ, Hoa kỳ chế ngự trên khán đài thế giới.  Người Mỹ đóng vai trò giữ gìn hoà bình thế giới, tiênphong về mặt canh tân kỷ thuật, đứng đầu về sức mạnh quân sự.  Theo luật thăng trầm, vai trò độc tôn của Hoa kỳ rồi phải đi xuống, người ta chỉ không biết là khi nào ngày đó sẽ đến.  

Trong quyển sách mới ra: “Cuộc chiến tranh trong bóng tối: Bên trong những hoạt động bí mật của Nga và China để đánh bại Mỹ ”, Scuttio dò tìm những cach thức, đường lối mà đối phương của Mỹ ở phương Đông tìm cách gậm nhấm thế lực toàn cầu của Hoa kỳ.  Theo kế hoạch đề ra, chiến thuật của họ vẫn nằm trong bóng tối và với cách âm thầm khó dò tìm ra để tránh bị nổ ra những xung đột bằng quân sự.  Càng sớm nhận ra mội đe dọa có tổ chức đối với trật tự thế giới này càng sớm giúp cho ta cho ta cợ hội duy trì được vị thế tối cao trong cuộc cạnh tranh quyền lực này.  Sau đây là bài phỏng vấn J. Scullio (S) của tạp chí Esquire:

Esq:  Cuộc Chiến Tranh trong Bóng Tối là gì?

S:  Đây là một cuộc chiến tranh không có tuyên chiến mà phần lơn ngừi Mỹ đều không biết.  China, Nga và nhiều nước khác đang dùng chiến lược tương tự:  Chủ thuyết là tấn công và phá hoại Hoa kỳ trên nhiều mặt trận cùng một lúc nhưng bằng cách thầm lặng để không có sự trả đủa quân sự của Mỹ.  Họ biết là nếu đương đầu thẳng với nước Mỹ, dùng hàng không mẫu hạm, nguyên tử để đối chọi thì họ sẽ thua.  Hay ít nhất là không có bên nào thắng.  Tấn công ‘lén lút ở vành rìa’ lâu dần họ sẽ có lợi thế nhất là khi Hoa kỳ không để ý.  Ngay cả khi ta, Mỹ, biết thì chúng ta, người Mỹ, không nghỉ ra được cách nào để đối phó.

Esq: Xin cho vài ví dụ.

S: Ví dụ viếc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử TT năm 2016.  Họ nhắm đánh vào định chế thiêng liêng nhất của Mỹ mà chính quyền không thấy được tầm quan trọng của hệ qủa tai hại đến chừng nào.

Còn China đang đánh cắp bí mật thương mại của HK nhiều thập niên qua làm ta bị mất đi hàng trăm tỷ đô-la.  Các công ty trong nước không thể chịu được như vậy nhưng cuối cùng HK vẫn phải làm ăn với China.  Dĩ nhiên là hiện nay có cuộc chiến tranh về thương mại nhưng China vẫn tìm cách luồng lách.  

Có những hành động hung hăn hơn theo kiểu chiếm đất bất kể luật lệ quốc tế.  Nga đang xâm chiếm đông Ukraine , kiểm soát Crimea.  Ở biển Đông, China chiếm đảo, bồi đất thành đảo  quân sự.  Họ nghỉ là Mỹ sẽ không gây chiến tại vùng này và bọn họ – bọn chúng nó - có lý do khi nghỉ vậy.   

Rồi chúng sử dụng đến kỷ thuật nữa.  Cả hai China và Nga đang có vũ khí không gian đang bay trên đầu chúng ta nhằm phá huỹ những vệ tinh mà chúng ta đang cần dùng, một cách nhanh chóng.  Người Mỹ biết có gì đó đang xãy ra nhưng họ không biết liên kết sự kiện để thấy rằng Nga đang chiếm đất ở Dông Âu, China đang chiếm biển Đông và có vũ khí vệ tinh đang có mặt trên không gain.

Esq:  Ta nên lo China hay lo Nga hơn?

S:  Trong đoản kỳ, có lẽ là Nga.  Nó như một con chuột núp trong góc nhà và khi nó phóng ra thì là một mối nguy.  Nếu điều này xãy ra thì tình thế trở nên leo thang đến mức độ không ai muốn.

Nếu ta nói chuyện với giới quân sự Mỹ, các nhân viên phục vụ cho an ninh quốc gia, thì bất cứ ngừơi nào họ đều nói là về mối đe doạ lâu dài thì China là đáng sợ.  Ngày nay họ trở nên lớn hơn, mạnh hơn và có nhiều ‘đồ chơi ’ trong tay.

Esq: Ông có nghĩ là Nga và China cùng là đồng minh trong ‘Cuộc chiến trong Bóng tối’ này không?

S:  Không, vì bọn họ không có mối lợi ich chung trong lảnh vực này.  China bằng mọi giá, muốn vượt qua Mỹ ở mọi mặt.  Tham vọng của nó là làm vua thế giới, lấy lại vị thế của một quốc gia thống trị về kinh tế, quân sự, chính trị và ngoại giao.

Còn Nga thì là ‘anh chàng phá bỉnh’.  Nó không tin là mình sẽ hơn Mỹ nhưng  hành động của nó bắt nguồn từ mặc cảm cuả một quốc gia-nạn nhân  khi khối Sô Viết bị xé tan. Nó chơi trò “ Khi tao ra chiêu nào mà mầy bị thua coi như là tao thắng.”

Mục tiêu của Nga và China có khác nhưng chúng cùng dùng chiến thuật “ đánh lén, phá ngầm” để hạ một địch thủ mạnh hơn.

Esq:  Đây có phải là hình mới của cuộc Chiến tranh Lạnh không?

S:  Trên bình diện toàn cầu thì coi như là tương tự.  Nhưng có thêm yếu tố mới là lần này cuộc chiến tranh lại kề gần Mỹ và có thể bị đưa vào tình thế có hậu quả nghiêm trọng.  Ví dụ:

China coi như đã làm đựơc chuyện chiếm biển Đông và người ta nói nhiều đến nghi vấn nó có đánh chiếm Đài Loan hay không?  Nếu nó làm việc đó thì Hoa kỳ có nhảy vào cuộc chiến hay không? Dân Mỹ có ủng hộ việc gỡi lính Mỹ vào cuộc chiến đó không?  Và nếu như kế đó Nhật bị China chiếm thì sao?

...

Esq:  Có phải chúng ta kéo luì lại ý niệm Pax America – lùi về lo cho nước Mỹ – khi chúng ta rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris và ra khỏi Khối Tương trợ Liên- Thái bình dương?

S:  Rõ ràng là chúng ta đang lui về.  Một phần bị thúc đẩy bởi chính trị quốc nội và mệt mỏi vì những cuộc chiến tranh kéo lâu dài ở hải ngoại.  Chúng ta vẫn còn lính ở Iraq, ở Afghanistan.  Hiện nay, China dù không mạnh về quân sự bằng chúng ta và không có được ảnh hưởng như chúng ta trong các tổ chứ quốc tế nhưng họ đang tiến gần bằng ta.  Câu hỏi nêu ra là nếu chúng ta lui về thì sẽ bị mất mát đến mức nào?

...Chúng ta không thấy Ô. Trump nêu lên vấn đề nhân quyền trong các cuộc điều đình với Bắc Hàn và China.  Ônng ta chỉ đề cập đến thương mại, rỏ ràng là nhân quyền không phải là quan tâm ưu tiên của ông ta.  

Mỗi chính quyền đều nghỉ là họ thấy đựơc mối nguy hại của Cuộc Chiến tranh trong Bóng tối này nhưng thật ra là họ không.  Chính quyền của Ô. Trump có đầy mâu thuẩn về vấn đề này.  Viên chức tình báo trưởng hiện tại nói là Nga có can thiệp và Ô. Trump chỉ nói là:  “ Có lẽ vậy.”  Trong chánh sach ngoại giao hiện nay cũng có đầy mâu thuẩn.  Điều này tạo cơ hội cho phe đối nghịch được nước ‘làm tới.’ Nhưng phải nhận là Ô. Trump đã đối đầu cứng với China hơn các TT vừa qua.

...

Esq:  Nếu ta thua trong cuộc chiến loại này thì hậu quả sẽ ra sao?

S:  Tôi không phải là Kissinger nhưng có ý kiến là ta sẽ bị giãm ảnh hưởng ở ngoại quốc và đưa đến hậu quả xấu giữa ta và đồng minh.  Hiện giờ người ta không biết chiến lược của Toà Bạch Ốc là như thế nào.  Đã hơn hai năm trong nhiệm kỳ TT, giờ đây người dân cần biết rỏ đường lối của nhà cầm quyền hiện tại là như thế nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.