Hôm nay,  

UPDATE: Song ngữ Việt-Anh: Người Cha Đáng Kính Và Đáng Thương -- A RESPECTFUL AND PITIFUL FATHER

07/07/201913:22:34(Xem: 4415)

NGƯỜI  CHA  ĐÁNG  KÍNH  VÀ  ĐÁNG  THƯƠNG

 

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

 

Tại Hoa Kỳ, cứ mỗi năm vào tháng Năm (May), người ta dành một ngày cho người Mẹ, gọi là Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day) để con cái có dịp tỏ bầy lòng hiếu thảo với Mẹ mình, qua nhiều hình thức khác nhau, như mua quà tặng cho Mẹ, đưa Mẹ đi coi trình diễn văn nghệ, đi coi phim điện ảnh (movie), đi ăn tiệm v.v.. và cũng lập lại tất cả những hình thức y như vậy, một ngày trong tháng Sáu (June) của mỗi năm, dành cho người Cha, gọi là Ngày Hiền Phụ (Father’s Day). Lẽ dĩ nhiên, sự liên hệ tình cảm của người con đối với Mẹ thường mật thiết nhiều hơn là đối với người Cha, vì người Mẹ thường xuyên ở nhà, có nhiều thời gian gần gũi săn sóc con cái hơn là vì người Cha phải đi làm việc ở ngoài xã hội, thường xuyên vắng nhà vì có rất nhiều trường hợp người Cha phải đi làm hai ba công việc lao động trong một ngày ở những nơi khác nhau, hay có khi phải đi làm ở những nơi xa gia đình vợ con, nên không có nhiều thì giờ ở nhà để được gần gũi trò chuyện với vợ con.

 

Chính vì lẽ đó, mà đã có những trường hợp làm cho các con hiểu lầm người Cha không thương yêu các con bằng người Mẹ thương yêu các con, hơn thế nữa, bản chất của người đàn ông ít khi nào bộc lộ tình cảm thương yêu bên ngoài đối với con cái và đó cùng là đặc tính của người đàn ông Á Châu nói chung và của người đàn ông Việt Nam nói riêng, cho dù có thương con cái mình cách mấy đi chăng nữa, thì cùng âm thầm giữ kín trong lòng, không muốn nói ra cho các con nghe. Chính vì thế mà đã có khá nhiều trường hợp, con cái cứ tưởng lầm Cha mình không thương yêu mình, mà chỉ có Mẹ mình thương yêu mình mà thôi, nên khi con cái  trưởng thành ra đời tự lập được cuộc sống ở ngooài xã hội, chúng biểu lộ lòng vô ơn bạc nghĩa đối với người Cha, trong khi con cái không nhận thức ra rằng, nếu không nhờ vào đôi bàn tay làm việc lao động cực khổ suốt ngày của người Cha còn hơn sự cực khổ chăm lo săn sóc các con ở nhà của người Mẹ, để có đủ lợi tức hàng tháng mang tiền về nuôi gia đình, nhất là có những trường hợp Cha Mẹ phải trả tiền học phí mỗi năm cho con cái theo học bậc đại học, cho đến khi khi chúng tốt nghiệp lãnh bằng ra trường, mà con cái không cần phải mượn tiền học phí (student loan) của chính phủ, thế mà nỡ lòng nào có những đứa con lại có những hành động bất hiếu đối với Cha Mẹ, mà hôm nay là ngày Hiền Phụ (Father’s Day), ngày của Cha nên tác giả chỉ xin thuật lại một câu chuyện có thật về 2 đứa con, đối xử tệ bạc với người Cha đáng kính đáng thương như sau:

 

Ông Huỳnh có 2 người con, 1 trai và 1 gái, cả 2 đứa con cách nhau 5 tuổi, một đứa học trung học, còn một đứa học tiểu học, vợ ông bị bệnh nan y nên không thể đi làm được, chỉ có một mình ông đi làm nuôi gia đình. Suốt hơn 40 năm ròng rã, ông đi làm lao động vất vả tay chân. Ban ngày ông làm công nhân cho một hãng xưởng làm đường rầy xe lửa bằng sắt và hãng xưởng này cũng chế tạo một vài vật dụng bằng sắt cho một số nhà thầu xây cất nhà cửa. Công việc ông làm tuy khá nặng nhọc và nếu vật dụng chế tạo nào quá nặng thì ông phải điều khiển chiếc xe cần cẩu (forklift) để di chuyển những món đồ đó từ chỗ này đến chỗ khác trong xưởng.

 

Mặc dầu phải làm việc 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong xưởng, nhưng ông chỉ có 4 tiếng làm trong nhà, còn 4 tiếng kia phải làm việc ngoài trời, lái xe cần cẩu chất hàng hóa lên chiếc xe chở hàng (truck), để giao hàng (shipping) đến những nơi đã đặt (order) hóa đơn mua hàng, nên 4 tiếng đồng hồ này rất cực nhọc, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức, mưa hay nắng suốt ngày, làm xong 4 tiếng đồng hồ công việc này, làm cho ông cảm thấy hết sức mệt mỏi, lắm lúc ông cảm thấy khó thở như sắp chết đến nơi rồi. Ấy thế mà chiều về tới nhà, ông chỉ được nghỉ ngơi tối đa 30 phút, rồi ông lại phải lái xe đi nấu ăn (cook) 4 tiếng đồng hồ nữa cho một tiệm ăn, tới 10 giờ đêm mới về tới nhà. Thế là mỗi ngày ông phải làm việc 12 tiếng đồng hồ và chỉ ngủ mỗi đêm tối đa 5 tiếng, để cố gắng làm sao kiếm đủ tiền nuôi gia đình và để trả tiền học phí cho 2 con học đại học, cho tới khi 2 đứa con ra trường, chúng nó không phải trả nợ mượn tiền học phí của chính phủ một xu nào hết.

 

Sau 4 năm dùi mài kinh sử, đứa con trai tốt nghiệp kỹ sư điện toán, còn đứa con gái tốt nghiệp dược sĩ, cả hai đứa đều có công ăn việc làm tốt. Rồi vài năm sau vợ ông qua đời vì căn bệnh ung thư đến thời kỳ cuối cùng, không còn có thuốc nào có thể chữa khỏi được bệnh ung thư. Sau ít năm tháng vợ ông qua đời thì ông cũng về hưu và ông sống độc thân ở nhà với 2 đứa con được 1 năm, thì hai đứa con ông đều xin phép ông cho chúng nó dọn nhà ra ở riêng, chúng nó lấy lý do vì hai đứa đều có người yêu, nên chúng nó cần có cuộc sống riêng tư. Ông xét thấy lời yêu cầu này của chúng nó hợp tình hợp lý, ông đành phải giả vờ vui vẻ chấp nhận lời yêu cầu của chúng nó và ông vẫn tiếp tục sống độc thân một mình ở lại căn nhà ghi dấu rất nhiều kỷ niệm thân thương với vợ 2 con. Sống lẻ bóng một mình như thế được 2 năm, thì một hôm ông bị vấp té đau đớn đôi chân liên tục mấy tháng, đi đứng không vững, mặc dầu trí óc ông còn rất minh mẫn, nhưng ông không thể tự nấu ăn lấy một mình được, ông đành phải vào sống trong viện dưỡng lão (nursing home).

 

Có một lần tôi đến thăm ông, ông tâm sự cho tôi nghe với đôi mắt đẫm lệ, cho tôi biết là cả 2 đứa con ông, tuy nơi chúng nó ở không xa viện dưỡng lão này lắm, lái xe đến đây khoảng 20 phút, chúng nó vẫn chưa lập gia đình, nhưng chúng nó chỉ đến thăm tôi mỗi tuần mỗi đứa một lần, mỗi lần tối đa khoảng từ 30 cho đến 40 phút. Thực ra như Thầy biết rõ tôi đâu có thiếu thốn gì về tiền bạc, nhưng bây giờ tuổi già sức yếu, phải vào sống trong viện dưỡng lão như thế này, vợ thì chết rồi, người thân trong gia đình, ngoài 2 đứa con thân yêu của tôi ra, anh em họ hàng bà con bên nội bên ngoại không có ai ở cùng trong thành phố này, nhiều lúc tôi cảm thấy cô đơn vì quá nhớ tới 2 đứa con thân yêu của tôi, mà chỉ mong mỏi được gặp mặt chúng nó vào thăm tôi thường xuyên hơn, thay vì chúng nó đến thăm tôi mỗi tuần chỉ có một lần, không cần chúng nó phải báo đền tôi bất cứ điều gì khác, thì an ủi tinh thần tuổi già cho tôi biết mấy. Giá phải chi chúng nó có gia đình rồi, chúng nó phải bận rộn ngày giờ săn sóc vợ con của chúng nó, không có thì giờ rảnh rỗi để vào thăm tôi thường xuyên được, thì tôi rất thông cảm hoàn cảnh của chúng nó; hoặc phải chi khi chúng nó còn nhỏ tuổi, tôi đã đối xử tệ bạc với chúng nó, bỏ bê không săn sóc chúng nó một chu đáo, thì nào tôi đâu dám than thân trách phận cuộc đời tôi ngày nay bị cô đơn như thế này với Thầy. Người ta cứ nói là người chồng hay người Cha ăn ở tệ bạc hay thiếu trách nhiệm với vợ con mình, thì trước sau gì thể nào cũng phải lãnh hậu quả đau thương do chính con cái hay vợ của mình sẽ quả báo. Nhưng ngược lại, tôi xét thấy tôi đã phải hy sinh cả cuộc đời trẻ tuổi của tôi là chồng là Cha của 2 đứa con, làm việc cực nhọc vất vả để nuôi 2 con khôn lớn, giúp đỡ từ vật chất cho đến tinh thần, từ miếng ăn cho đến manh áo, từ những lúc các con ốm đau cho đến lúc khỏe mạnh v.v v., thì không những tôi khuyến khích tinh thần các con mà còn hỗ trợ tài chánh tối đa cho 2 con học hành đỗ đạt thành tài, thế mà giờ đây, không hiểu sao chúng nó chẳng thèm nghĩ tới công ơn sinh thành của Cha Mẹ, là nhờ ai chúng nó mới được thành danh như ngày nay, trong khi thâm tâm  tôi chỉ ao ước có một điều đơn giản duy nhất, là được nhìn thấy chúng nó vào thăm tôi thường xuyên hơn, trước khi tôi nhắm mắt vĩnh viễn từ giã cõi đời phù du này. Tôi kính mong Thầy sẽ viết một bài về những điều tâm sự của tôi với Thầy trên đây cho giới con cháu của chúng ta đọc, để giới trẻ chúng nó sẽ hiểu thấu thêm được nỗi lòng của tuổi già cô độc, làm Cha Mẹ thương con như thế nào, không hề mong đợi con cái phải báo đền Cha Mẹ bằng vật chất, tiền bạc, của cải, mà chỉ mong được gặp mặt con cháu đến thăm Cha Mẹ hay Ông Bà lúc tuổi già gần đất xa trời, thì đó là niềm hạnh phúc vô biên, quí hóa nhất trên cõi đời này trước khi Cha Mẹ hay Ông Bà phải xa lìa trần thế.

                                                                                                 
Phó Tế Nguyễn Mạnh San

 
ENGLISH VERSION

  

A RESPECTFUL AND PITIFUL FATHER

 

In the United States, a day in May of each year is dedicated to the Mother, that is Mother's Day, so that her children will have the opportunity to show their filial piety to their Mother, in different ways, such as buying gifts for Mom, taking her out to watch a musical performance, a movie, or to eat at a restaurant, etc. The same things happen in another day in June of each year, dedicated to the Father, that is the Father's Day.  Of course, the emotional relationship of the children to the Mother is often more intimate than that to the Father; since the Mother often stays home, and she has more time to spend and take care of the children than the Father does.  He must go to work and often away from home; in many cases where the Father has to work two or three manual jobs a day in different places, or sometimes he has to work at places far away from home. Thus, he does not have time to stay home, to be close to his wife and children and chatting with them. For that reason, in various occasions this may have caused the misunderstanding that the Father does not love the children as much as the Mother does; moreover, the man rarely shows his affection to the children, and that is the characteristic of Asian men in general and of Vietnamese men in particular, no matter how much they love their children, they normally keep it for themselves and do not share with their children. For the same reason, the children mistakenly believe that their father does not love them, but only his mother does; when the children grow up and they are on their own, they do not express gratitude to the Father. While the children do not recognize that the manual work of the Father is even harder than taking care of the children at home by the mother.  He does so in order to earn enough monthly income to feed all members of the family, especially in cases where parents have to pay school fees each year for their children to attend college until their graduation, so that the children don't have to take loans from the government.  Nevertherless, some children have unkind and disrespectful acts towards their parents. Since today is the Father's Day the author recounts a true story about two children who treating ungratefully to their respectful and pitiful Father as follows:

 

Mr. Huynh has 2 children, 1 boy and 1 girl, they were born 5 years apart, one was in high school, and the other in elementary school, his wife was terminally ill, so she could not go to work, he was the only bread earner to support his family. His jobs for more than 40 years had been hard manual works. In the daytime, he worked for an iron railroad track factory, which also built several iron items for a number of construction contractors. His work was quite heavy, and if any manufactured product was too heavy, he would use a forklift to move the item from one place to another in the shop. Although he had to work 8 hours a day in the factory, he normally spent 4 hours inside. He had to work the other 4 hours outdoors, driving a crane to load the products onto a truck for shipping to places where orders have been placed. The outdoor works were very hard, especially on hot sunny days or rainy days.  He felt exhausted after these outdoor works, sometimes he felt like he was about to die. However, after 8 hours of labor work he came home and could only rest for a maximum of 30 minutes, then he had to drive to work a second job at a restaurant as a cook for another 4 hours. He didn’t come home until 10pm. Thus, he had to work 12 hours a day, and only had 5 hours of sleep. He tried so hard to make enough money to support his family and to pay tuition fees for his two children in college. He intended to help his children for not having to get loans from the government and pay back when they graduate. After 4 years of study, his son graduated as a computer science engineer, and the daughter graduated as a pharmacist, both of them have good jobs. Then a few years later his wife died of cancer.  She reached the terminal phase of cancer and could not be cured. A few years after her death, he retired and lived at home with his two children for a year. Then his two children asked his permission to move out because they had boy friend and girl friend, and wanted to have their privacies. He thought that their requests were reasonable, he had to pretend to happily accept their requests; and he continued to live alone in the house with plenty of beautiful memories of his family life.  

 

Having lived alone for two years, one day he was stumbling, his legs were in pain for several months, he could not walk steadily; although his mind was still sharp, but he could not cook for himself.  Therefore, he had to move to a nursing home. Once I visited him, he confided to me with tears in his eyes that his children, although their places of living were not far from this nursing home, it would take about 20 minutes to get here by car, and they are still single, but they only visited him once a week by each of them, for a maximum of 30 to 40 minutes each time.  He told me that: “As you know, I am not short of money, now my age is high, I have to live in a nursing home like this, my wife had passed away, my family members of both sides-my side and my wife’s side, besides my two children, they do not live in the city.  Sometimes I feel lonely because I missed my two dear children; I just hope to see them more often, rather than only once a week as currently happened. I don’t need anything else from them; if they could so doing as stated above, it would comfort me a lot and also raising my spirit. If they had their own families, they must be busy in taking care of their spouses and children, and may not have time to visit me more often, then I would have sympathized with their situation; or when they were young, I treated them badly, and neglected them, not taking care of them; then I would not dare to complain with you for being so lonely nowadays. People keep saying that if the husband or the father does not treat his wife and children properly, then it is inevitable for him to suffer the traumatic consequences caused by his own children or his wife. On the contrary, I know that I had to sacrifice my whole life, as a father of two children, working hard to raise them, helping them both materialistically and spiritually, from foods to clothings, during the times they were sick or healthy, etc.. I did not only encourage them but also provide financial support for them to study and graduate from college; but now, I don't understand why they were not grateful to their parents for giving birth and raising them; they carelessly forgot those who nurtured them and helped them to attain the positions they are today; while I only have a simple wish that they would come and visit me more often, before I close my eyes leaving this ephemeral life for good.”

 

He continued, “ I respectfully urge you to write an article about my confidential thoughts and feelings, that I shared with you, for our descendants to read, so that their young folks would understand more about the lonesome of old age, the love and sacrifices of parents to their children while do not expecting anything of value back from their children, but they only wish to have their children and grandchildren visiting their parents or grandparents when they getting old and reaching the ends of their lives.  That is their boundless and precious happiness in their lives before leaving this world.”

Deacon San Manh Nguyen



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.