Hôm nay,  

ĐỪNG ĐỂ THUA CÂY GẬY

13/06/201917:12:00(Xem: 3295)

images.jpg

Nguồn: Internet

    

    Cây gậy ở bài viết nầy không phải là một biểu tượng Đả Cẩu Bổng của bang chủ Cái Bang Hồng Thất Công trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, để sau đó nữ hiệp Hoàng Dung múa gậy đập tả tơi tên dâm tặc Âu Dương Công Tử chạy dài. Cây gậy ở đây đã được một vị Trưởng lão giàu sang xử dụng đi khất thực vào thời Đức Thế Tôn, sau khi ngài bị 5 người con trai hắt hủi.

    Vào thời xa xưa tại xứ Ấn Độ có rất nhiều nhà hiền triết thường hay tranh luận về sự hạnh phúc trong cuộc sống. Thứ nhất, có vị cho rằng được có MẮT thấy là hạnh phúc nhất trpng đời, bởi vì nhờ đôi mắt ta mới thấy được ánh sáng, màu sắc, sự kiện xảy ra chung quanh và do đó nhận thức được sự khác biệt giữa những cảnh vật trong đời sống. Thứ nhì, có người cho rằng được có TAI nghe là hạnh phúc nhất của con người, bởi vì nhờ đôi tai ta mới nghe được âm thanh, tiếng nói và do đó có thể phân biệt được ngôn ngữ khác nhau giữa các chủng tộc. Thứ ba, có vị cho rằng được có TÂM suy nghĩ là hạnh phúc nhất trần gian, bởi vì nhờ có tâm suy nghĩ ta mới ý thức được điều hay lẽ phải, điều đúng điều sai và do đó có thể tránh được những lầm lỗi trong đời. Nhưng ba điều hạnh phúc trên đều bị bác bỏ và đánh đổ bởi một số nhà hiền triết khác. Họ lập luận rằng mắt có thể thấy được những điều ghê tởm như xác chết, thây ma, những thiên tai xảy ra với bao nhân mạng, tài vật mất mát, những bệnh tật hiểm nghèo chưa có thuốc chữa khiến biết bao người phải nằm bất động trên giường bệnh. Tai có thể nghe những điều nghịch nhĩ, bất như ý khiến mất ăn mất ngủ, những lời bình phẩm chê bai hạ cấp gây tổn thương tinh thần, những lời đâm thọc gây chia rẽ khiến gia đình xào xáo, phân ly. Và tâm suy nghĩ thường thay đổi, như tâm viên ý mã, lúc mang tâm thiện lành, lúc chứa tâm ác độc, lúc buồn lúc vui, nên khó đoán được lòng người, như câu Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm (Vẻ con cọp vẻ da con cọp nhưng không vẻ được bộ xương con cọp. Biết người biết mặt người nhưng không biết được tâm ý người đó). Vì thế họ kết luận có MẮT, có TAI và có TÂM chưa phải là ba điều hạnh phúc toàn vẹn của nhân loại. Vấn đề hạnh phúc của con người tiếp tục tranh luận một thời gian khá dài, đến tận khi Đức Thế Tôn thành đạo, chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đề tài về hạnh phúc thế gian được vấn hỏi Ngài và được Ngài dạy bằng 38 Pháp Hạnh Phúc.

    Câu chuyện về vị Trưởng lão chống gậy đi xin ăn được Đức Thế Tôn kể lại cho các đệ tử nghe khi Ngài ngự tại tịnh xá Kỳ Viên về sự hiếu thảo đối với bậc sinh thành, là một trong 38 Pháp Hạnh Phúc:

Hiếu thuận bậc sinh thành

Dưỡng dục vợ và con

Sở hành theo nghiệp chánh

Là phúc lành cao thượng

    Thuở xưa vào thời Đức Thế Tôn có một vị Bà La Môn rất giàu có, nhưng chẳng may người vợ mất sớm, ông nuôi nấng 5 đứa con trai khôn lớn và sau khi chúng có vợ con đầy đủ, ông mới nẩy ý định lấy một người vợ khác để săn sóc cho ông trong tuổi già bóng xuế. Nghe như thế 5 nàng con dâu mới bàn với chồng hãy ngăn trở việc cha lấy vợ và để các nàng nuôi dưỡng, chăm nom cho cha. Cả 5 người con trai đồng thanh thưa với cha:

" Thưa cha, chúng con nhận thấy nay cha đã già yếu, không ích lợi gì cho cha lấy vợ, bởi vì với hai bàn tay của cô vợ không thể săn sóc chu đáo cho cha bằng 10 bàn tay của 5 người con dâu của cha đâu. Xin cha hãy nhận lấy tấm lòng tốt đẹp của 5 người vợ chúng con rất hoan hỉ tận tình lo lắng cho cha."

    Năm người con dâu cũng đồng lòng cất tiếng:

" Xin cha hãy để chúng con luân phiên nhau phụng dưỡng cha từng phút từng giây không ngừng nghỉ, đặng mong cha có sức khỏe tốt mà sống đời với con cháu."

" Ôi quí quá thay 5 nàng dâu của ta! Còn gì hạnh phúc bằng ở tuổi già lẻ loi và cô đơn được các con dâu hiếu thảo phụng dưỡng ta."

    Quá xúc động trước nghĩa cử hiếu thảo của các con, vị Trưởng lão đem tất cả ruộng vườn, nhà cửa, bạc vàng chia đều cho 5 người con trai và sau đó tuần tự đến từng nhà người con tá túc. Lúc ban đầu 5 nàng dâu cung kính hầu hạ ông, nhưng sau khi nhận được tài sản họ trở mặt ngay tức khắc, xúi chồng xua đuổi người cha ra khỏi nhà. Năm người con trai của vị Trưởng lão là 5 đứa con bất hiếu, đã không nhớ lời Phật dạy, lại đi nghe lời các bà vợ bỏ bê, không săn sóc, dưỡng dục người cha già yếu như đã hứa, buộc cha phải rời đi ở nơi khác. Nhà cửa, bạc vàng đã giao hết cho các con, ông Trưởng lão chỉ còn hai bàn tay trắng, rỗng không, biết đi đâu và ở đâu? Sáng chiều ông chống gậy đi ăn xin ở đầu đường xó chợ, tối về ông ngủ nơi hang hóc, gầm cầu. Ôi thôi! cuộc đời không như là mơ, không như là thơ, khiến ông bơ phờ, dật dờ và khổ sở. Từng có danh xưng là một vị Trưởng lão với ruộng vườn rộng lớn, nhà cao cửa rộng, bạc vàng chất đầy trong kho, bởi vì nhẹ dạ cả tin vào lời mật ngọt của 5 người con trai và vợ của chúng, để giờ đây trở thành kẻ không cửa không nhà. Ông chỉ có một cây gậy vô tri vô giác là người bạn đồng hành, giúp ông đi xin ăn độ nhật qua ngày.

    Vào ngày rằm mồng một dân trong làng đến tịnh xá Kỳ Viên nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp, lúc ấy ông đi lang thang, thất thểu cũng tắp vào đấy và được Đức Thế Tôn gọi ra kể lại cuộc đời ông sao phải ra nông nổi như thế nầy. Trong bộ áo quần cũ nhầu, rách nát, ông chống gậy bước đến đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi chậm rãi nói rằng trước đây ông là người giàu có, ruộng vườn, bạc vàng nhiều đến ba đời xài không hết, nhưng hiện tại phải nén đắng cay và nhục nhã ngửa tay nhận từng đồng xu, ăn đồ dư thừa hôi thối và ban đêm phải nằm ngủ co ro trong xó tối, ngầm cầu, bởi vì 5 người con trai đã nghe lời vợ chúng mà xua đuổi ông ra khỏi nhà sau khi ông để lại hết tài sản cho chúng. Rồi ông giơ cao cây gậy trong tay cho mọi người nhìn thấy, mếu máo nói:

" Mắt lão đã mờ, chân đã run, tay đã yếu, may nhờ được  cây gậy giúp lão bước đi từng bước xin ăn, chứ 5 đứa con trai lão đã lấy hết tài sản rồi, mà còn hắt hủi lão, không giúp lão gì cả. Năm người con trai lão không bằng cây gậy nầy."

    Vào thời điểm ấy 5 người con trai cũng có mặt trong ngày rằm ở tịnh xá Kỳ Viên và đã nghe hết lời bộc bạch của người cha già, lòng hối hận dâng trào nên can đảm bước ra, trước là đảnh lễ Đức Thế Tôn và sau là quỳ xuống trước mặt cha, nước mắt chảy dài nhận lỗi bất kính, vô ơn với cha và xin cha tha tội. Trước sự sám hối của đàn con, khuôn mặt vị Trưởng lão nhạt nhòa nước mắt, đôi tay run run ôm đầu từng đứa con, xúc động nghẹn ngào nói:

" Lòng cha vui mừng lắm khi biết các con đã ăn năn, hối cải, nên dĩ nhiên cha tha thứ tội lỗi của các con. Các con hãy nhớ kỹ rằng, cho dù các con đối xử tàn tệ với cha như thế nào, cha vẫn luôn thương nhớ sâu đậm các con."

    Sự xả bỏ tội lỗi cho 5 người con đã được vị Trưởng lão thực hành đúng như lời Đức Thế Tôn đã dạy. Bởi vì cha mẹ thường có tứ vô lượng tâm, tức là có tâm từ bi hỉ xả đối với con cái.

- Tâm Từ của cha mẹ được sinh khởi khi tinh cha gặp huyết mẹ tạo ra bào thai. Trong thời gian 9 tháng 10 ngày bào thai nằm trong bụng mẹ, cha mẹ lo lắng từng ngày từng đêm, cầu mong sao mẹ tròn con vuông và đứa bé sinh ra được lục căn đầy đủ.

- Tâm Bi của cha mẹ được phát sinh khi đứa trẻ lọt lòng mẹ. Lúc đứa trẻ vừa mở mắt chào đời cho đến tuổi trưởng thành, cha mẹ đặt hết tình thương và lo lắng bao đêm dài mỗi khi con đau yếu. Hai người bỏ hết mọi việc để săn sóc cho con, không quản ngại khổ cực, hy sinh tất cả chỉ mong sao con mau được bình phục.

- Tâm Hỉ của cha mẹ được bộc lộ khi con đã trưởng thành. Sau bao năm làm lụng nuôi nấng các con ăn học và thành danh với đời, cha mẹ vẫn còn có bổn phận cưới vợ gã chồng cho con. Hai bậc sinh thành lộ nét mừng vui nhìn thấy các con vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình, ngược lại cha mẹ âu sầu, buồn bã khi biết các con cắn đắng, cãi vã nhau. Bởi vì bậc cha mẹ thường lo trước cái lo của con và vui sau cái vui của con.

- Tâm Xả của cha mẹ được cảm nhận khi con đã vững chãi, lập gia đình. Đến khi các con có sự nghiệp, dù giàu sang hay nghèo nàn không thể phụng dưỡng hay giúp đỡ mẹ cha, họ cũng chẳng hề buồn phiền hay than van chi cả. Hoặc mỗi khi các con lầm lỗi dù nhỏ nhoi hay phạm thượng bất hiếu, cha mẹ vẫn rộng lòng tha thứ cho con, như trường hợp 5 người con của vị Trưởng lão vậy.

    Về tội bất hiếu của 5 đứa con được vị Trưởng lão xả bỏ, thứ tha, khiến gợi nhớ đến sự tích của vua Bình Sa Vương đối với vị Thái tử ngỗ nghịch A Xà Thế. Vua Tần Bà Sa La hay Bình Sa Vương trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà, đóng đô tại thành Vương Xá. Lúc bà hoàng hậu mang thai A Xà Thế bỗng sinh ra một chứng tật gớm ghiếc là thích uống máu vua, đến sinh ra bệnh suy nhược gầy ốm. Sau khi khám phá ra căn bệnh quái đản cùa hoàng hậu, lòng thương vợ thương con vô bờ khiến nhà vua rút gươm đang đeo bên hông, xẻo chút bắp thịt cho tiết ra huyết đỏ để vợ uống. Sau nầy do bị Đề Bà Đạt Đa xúi giục, Thái tử A Xà Thế âm mưu sát hại vua cha để chiếm ngôi. Việc giết hại cha để đoạt ngai vàng bị bại lộ, vua Tần Bà Sa La không những không trị tội đứa con bất hiếu, mà còn hoan hỉ thoái vị và nhường ngôi vua cho con. Lòng hỉ xả cao cả của vua Tần Bà Sa La được đền đáp bằng việc bị đứa con nghịch tặc A Xà Thế giam cầm và đọa đày cho đến chết trong ngục tù. Sau nầy khi vua A Xà Thế có đứa con đầu lòng và được bà mẹ kể lại vua cha Tần Bà Sa La yêu thương, chăm sóc cho mình vô bến bờ từ khi lọt lòng cho đến khi khôn lớn, vua A Xà Thế đâm ra hối hận và xin sám hối tội lỗi trước Đức Thế Tôn.

    Nhân ngày lễ Cha sắp đến, xin trích lời Đức Thế Tôn dạy về bổn phận của con cái đối với cha mẹ trong kinh Tăng Nhất A Hàm:

    "Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải nên biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế phải nên biết, ân cha mẹ rất khó trả.

    Bậc làm con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp, cần phải thực hành những việc sau đây:

- Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.

- Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.

- Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về điều thiện.

- Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai". 


Ngày 13 tháng 6, 2019

Phan Minh Hành

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.