Hôm nay,  

KÝ GIẢ TRUYỀN HÌNH LÃO THÀNH PHẠM BỘI HOÀN QUA ĐỜI

10/06/201910:16:00(Xem: 4489)
Nha bao Truyen hinh Pham Boi Hoan
Nhà Báo Truyền Hình Phạm Bội Hoàn.



Pham Boi Hoan-Truc Ho-Vo Thanh Nhan
Phạm Bội Hoàn, Trúc Hồ, Võ Thành Nhân.

Pham Boi Hoan-Vo Thanh Nhan
Phạm Bội Hoàn và Võ Thành Nhân.



Ký giả truyền hình Việt Nam nổi tiếng của đài CBS (Columbia Broadcasting System) ông Phạm Bội Hoàn đã qua đời trong bình an lúc 3:00 giờ chiều ngày 08/06/2019 tại Springfield, Virginia, hưởng thọ 85 tuổi, sau thời gian dài chống trả với ung thư.

Ông Hoàn sinh ngày 30 tháng 07 năm 1934 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội, được các Ký giả Mỹ làm việc cho CBS tại Sài Gòn gọi tắt là PBHoàng. Trước khi làm việc cho CBS, một trong 3 đài Truyền hình Mỹ gồm NBC (National Broadcasting Company) và ABC ( American Broadcasting Company) mở văn phòng theo dõi cuộc chiến Việt Nam, Ký giả Phạm Bội Hoàn là một trong những nhà báo nhiếp ảnh và truyền hình xuất sắc của Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Sau khi giải ngũ, Cameraman Hoàn đầu quân ngay cho CBS tháng 4 năm 1965, chỉ một tháng sau khi các đơn vị Thủy quân lục chiến đầu tiên Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng ngày 08/03/1965, mở đầu cho quyết định Hoa kỳ chính thức tham chiến tại Việt Nam.
Trong thời gian 10 năm làm việc cho CBS từ 1965 đến 1975 là khi cuộc chiến kết thúc, Ký giả Phạm Bội Hoàn đã có mặt ở mọi nơi để ghi lại những biến cố lịch sử vào ống kính.
Với chiếc máy quay phim nặng trĩu, khoảng 40 kí lô, trên vai, nhà báo truyền hình PB Hoàn đã làm cho các đồng nghiệp Mỹ và Việt Nam nể trọng trong mọi hoàn cảnh thu hình, dù khó khăn và nguy hiểm cách mấy. Vì vậy ông từng được các ký giả chiến trường Mỹ ca tụng là một trong hai “iron man” của Việt Nam vì sự can đảm và gan dạ khi họ đi theo các cuộc hành quân Việt-Mỹ. Người kia là Ký giả truyền hình Võ Huỳnh làm cho đài NBC.
Hai phim truyền hình chiến tranh nổi tiếng của BP Hoàn trên CBS là các trận giao tranh giữ quân CSVN tấn công vào căn cứ Khe Sanh năm 1968, và khi ông có mặt ở Huế năm 1968 để thu hình Ký giả danh tiếng hàng đầu của CBS và được dân Mỹ tín nhiệm nhất là Walter Cronkite, đi theo Thủy quân lục chiến Mỹ tiếp giúp Quân lực VNCH tái chiếm cố đô Huế trong trận Mậu Thân.
Sau đó, chính bài bình luận lịch sử 03 phút của Ký giả Walter Cronkite ngày 27/02/1968, sau khi từ Huế về Hoa Kỳ rằng “cuộc chiến không thể chiến thắng”, đã thay đổi sư luận Mỹ và khiến Tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson phải bỏ ý định ra tranh cử Tổng thống.

Ứng cử viên Cộng hòa Richard Nixon sau đó đã đắc cử Tổng thống với lời hứa chấm dứt chiến tranh và đưa quân Mỹ về nước. Hậu qủa là ngày 30/04/1975 miền Nam mất vào tay quân Cộng sản miền Bắc vì chính quyền Hoa Kỳ của thời của Tổng thống Nixon và Generald Ford đã không giữ cam kết trả đũa quân Cộng sản khi Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris để xua quân tấn công VNCH.
Với nhà báo truyền hình Phạm Bội Hoàn, sau khi di tản qua Mỹ năm 1975, ông được CBS cử làm người thu hình chính tại Tòa Bạch Ốc trong suốt 25 năm, qua 6 đời Tổng thống, trước khi nghỉ hưu.
PP HOÀN VÀ SBTN

PP Hoàn là người nổi tiếng trong hàng ngũ ký giả nước ngoài hơn đối với người Việt và báo chí Việt. Chỉ có những ai làm việc với các báo hay đài nước ngoài tại Sài Gòn trong thời gian chiến tranh mới biết rõ sự nghiệp của ông mà thôi.

Tuy nhiên, đối với Đài truyền hình SBTN nói chung và VATV ở vùng D.C. nói riêng, PP Hoàn lại có công rất lớn. Ông đã đáp lại lời mời của Nhạc sỹ Trúc Hồ, Tổng Giám đốc SBTN và của anh Võ Thành Nhân, Giám đốc VATV và SBTN-DC để truyền nghề “không công” và hết lòng chỉ dạy cho các khóa học viên biết thu hình và cách sử dụng ánh sáng từ A đến Z.

Ông cũng là người đã xin CBS cho VATV và SBTN-DC được sử dụng miễn phí nhiều dụng cụ được CBS thay thế trong những ngày Văn phòng trưởng Võ Thành Nhân mới “chập chững bước vào đời” truyền hình.

Vì vậy những hình ảnh đẹp và các góc cạnh của một cuộc phỏng vấn hay phóng sự của VATV và SBTN-DC có nhập vào mắt khán giả và được mọi người chú tâm theo dõi hay không, phần lớn đều có công của Ký giả quá cố Phạm Bội Hoàn.

Vì vậy mà vào năm 2006 VATV-SBTN đã vinh danh ông, và vào ngày 25/04/2017 tên PB Hòan đã được đặt tên cho Studio thu hình mới của SBTN-DC, gần Trung tâm thương mại Eden Center của người Việt vùng D.C.

Sự ra đi của PB Hoàn không chỉ là nỗi xót thương của Gia đình Bà Quả phụ Nguyễn-khoa Diệu-Lưu mà còn là sự mất mát lớn lao của đại gia đình báo chí Việt Nam hải ngoại.

Riêng tôi, một trong số bạn đồng nghiệp đã từng bên nhau trong nhiều cơ hội từ thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam, tôi xin tiễn biệt anh bằng nụ cười thân thiện của hai chúng ta .-/-


Phạm Trần
(06/019)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.