Hôm nay,  

Di vật!

10/06/201910:06:00(Xem: 3454)
  1. Chiếc nhẫn và sợi dây chuyền: di vật thời Đức Quốc Xã!


Danh từ Hán Việt. Di là còn lại, vật là đồ vật. Như vậy ‘di vật’ là: đồ vật của người đã khuất để lại.

Mới đây, Viện Bảo Tàng, ‘the Auschwitz Birkenau State Museum’ của Ba Lan, trong bộ sưu tập gồm 12 ngàn vừa tách, tô, dĩa của những tù nhân người Do Thái bị giết hại tại những Trại Tập Trung của Đức Quốc Xã từ năm 1940 đến năm 1945, tình cờ phát hiện ra một chiếc nhẫn và một sợi dây chuyền bằng vàng của một phụ nữ vô danh, được giấu dưới đáy giả của một cái tách. Người ta dùng X Ray mới phát hiện hai di vật bi thảm nầy còn nằm trong đó.


Ai là chủ nhân? Không có manh mối nào để lần ra được hết, chỉ biết rằng số nữ trang nầy đã được chế tác tại Ba Lan từ năm 1921 đến năm 1931.

Chủ nhân chiếc tách nầy đã biết việc Đức Quốc Xã trục xuất họ ra khỏi nhà, cho phép mang theo hành lý, tư trang (dĩ nhiên chúng thừa biết nạn nhân sẽ mang theo những món đồ có giá trị nhứt). Chúng sẽ giết người rồi cướp của; nghĩa là họ biết chắc chắn sẽ chết nhưng vẫn hy vọng là giấu kỹ những vật nầy đi (không cho nó lọt vào tay kẻ cướp), thì dù mình đã bị giết chết, nó vẫn còn là một chứng tích cho tương lai.


Câu hỏi đặt ra là: Viện Bảo Tàng có nên giữ lại để trưng bày hay tìm kiếm cho được thân nhân người đã mất để trao lại cho họ? Nhưng biết ai đâu mà tìm, thì thôi coi như di vật của người đã chết tức tưởi vì Phát xít trở thành kỷ vật cho cả đời sau vậy.

Từ di vật đối với Viện Bảo Tàng nó trở thành kỷ vật, tức vật kỷ niệm của những gia đình đã bị mất người thân. Nó gợi lại một trang sử bi thảm của Thế chiến thứ hai!


Thuở đó, từ khắp các nước châu Âu bị Đức chiếm đóng, nhiều đoàn tàu hỏa đưa người Do Thái đến Trại Tập Trung Auschwitz, cách thủ đô Warszawa của Ba Lan 286 km. Đoàn tù nhân Do Thái khốn khổ nầy, sau khi xuống tàu, được lịnh đứng sang bên phải nghĩa là họ đã được chọn làm tù nhân lao động khổ sai, sống một đời nô lệ, còn tệ hơn súc vật!


Ngày lao động khổ sai bắt đầu từ 4: 30 sáng, kéo dài 12 tiếng để phục vụ cho guồng máy chiến tranh khổng lồ của Đức Quốc Xã. Cứ năm người xếp thành một tổ. Áo tù kẻ sọc, số tù xăm trên cánh tay, không đồ lót, mang những đôi giày gỗ kích cỡ không phù hợp, không tất, đến lao động quần quật tại khu khai thác sỏi và bãi gỗ. Buổi sáng tù nhân được đồ uống nóng, nhưng không có đồ ăn; bữa trưa là một tô canh rau lỏng bỏng không thịt, và buổi tối là một lát bánh mì mốc. Thực phẩm ăn mỗi ngày cung cấp không quá 700 calo nên rất nhiều người đã chết vì đói khát và bệnh tật.

Đó là ăn; còn ngủ thì từ 800 đến 1,000 người nhồi nhét trong những gian phòng như chuồng nhốt súc vật. Không thể nào duỗi người hoàn toàn, chân của người này đặt lên đầu, cổ hay ngực của người kia.


Đám tù nhân được lịnh đứng qua bên trái, vì có của nhưng không có sức lao động (đa phần là phụ nữ, trẻ con và người già) thì xấu số hơn, bị bọn SS giết hàng loạt trong phòng hơi ngạt để cướp của!


Theo lịnh của bọn sĩ quan SS, các nạn nhân cởi bỏ quần áo ở phòng ngoài đi tắm rửa để tẩy trừ chấy rận mà không biết rằng mình đang bước vào phòng hơi ngạt, được ngụy trang như phòng tắm. Khi những cánh cửa đóng chặt lại, bọn lính SS đổ Zyklon B, một loại thuốc trừ sâu cực độc, vào phòng qua các lỗ thông trên mái hoặc lỗ hổng trên tường.

Các nạn nhân ngoắc ngoải chết trong vòng 20 phút. Bên ngoài có thể nghe thấy những tiếng la hét, kêu khóc ầm ĩ dù đã bị những bức tường bê tông dày ngăn bớt. Nhằm làm giảm thiểu tiếng kêu khóc, hai động cơ xe gắn máy đặt gần đó được rồ hết ga; tuy vậy vẫn có thể nghe thấy những tiếng la hét thảm thiết rồi lịm tắt dần.

Xong, lính SS đeo mặt nạ phòng độc vào phòng, lôi các thi thể ra. Kính mắt, đồ trang sức, tóc, và răng vàng của nạn nhân bị cướp đi. Nhiều tên lính và sĩ quan SS của trại đã ăn cắp bớt tài sản của tù nhân bị tịch thu.

Xác chết bị đem đi đốt trong các lò thiêu gần đó;  tro cốt thì bị chôn vùi, vứt xuống sông hoặc dùng làm phân bón để hòng che giấu tội ác man rợ nầy.


Dân Do Thái ở Châu Âu khoảng 11 triệu người, đã có khoảng 6 triệu người bị giết trong thảm sát Holocaust. Auschwitz, đã trở thành một biểu tượng chính của Holocaust, là di sản của thế giới!

Vâng những di vật đó không chỉ là vật kỷ niệm mà còn là một vật chứng tố cáo tội ác diệt chủng của bọn Phát xít trước lương tâm của toàn nhân loại.


2. Poncho: di vật thời chinh chiến!


Trở về với chiến tranh Việt Nam, chúng ta, những người lính thua trận, cũng chịu một phần số bi thảm không kém dân Do Thái, cũng có những di vật là vật chứng về một thời điêu linh của dân tộc.

Trước năm 1975, hầu như cả thế hệ thanh niên miền Nam, đến 18 tuổi, kẻ trước người sau, lần lượt rời ghế nhà trường để khoác lên mình áo lính.


Trong những quân trang, quân dụng còn sót lại sau cuộc chiến tàn khốc nầy không thể không kể tới tấm ‘poncho’ màu ô-liu, dùng để đi mưa.

Khi vượt sông, người lính dùng tấm poncho gói tất cả ba lô, quân trang quân dụng, cột túm lại để trở thành cái phao mà vượt qua dòng nước. 

Tấm poncho còn thay thế chiếc mền đắp trong đêm khuya lạnh lẽo giữa núi non trùng điệp hay vùng đồng không mông quạnh.

Cần hứng nước để uống, người lính đào một cái hố, phủ poncho lên trên cho lõm xuống, tạo thành một cái giếng cạn để hứng những giọt sương đêm, nếu gặp may, một cơn mưa bất ngờ nào chợt đến để hứng nước.

Nhưng poncho còn là di vật đau buồn nhứt của đời lính, khi nó được dùng làm tấm vải liệm, gói thân người chiến sĩ bỏ mình trên bãi chiến trường ác liệt vừa tan khói súng.


  1. Lon ‘Gô”: di vật thời tù cải tạo!

Sữa Guigoz của Hòa Lan được nhập vào Việt Nam những năm 60.

Có hai loại sữa Guigoz, loại trắng cho trẻ sơ sinh, và loại màu vàng cho một tuổi trở đi. Loại sữa bột nầy đựng trong chiếc lon nhôm, dung tích 0.75 lít, đường kính 8cm, cao 15cm, thân hộp có nổi sọc ngang để cầm không bị tuột.

Vì lon làm bằng nhôm nên rất nhẹ, không bị rỉ sét, nắp lon Guigoz đậy rất kín, bền chắc, khó móp méo, hư hỏng nên được các bà nội trợ giữ lon không lại để đựng đường, muối, tiêu, hành, tỏi, ớt hay các thức ăn khô.

Khi chồng, con hay người yêu đi lính, chiếc lon Guigoz nầy được vợ, má hay em yêu dùng để đựng cá, thịt chà bông, tép rang, mắm ruốc sả xào thịt ba rọi cho những người thân yêu của mình ăn giặm thêm, ngoài cá mối hay thịt heo nái dai như giẻ rách ở nhà bàn của quân trường.

Tàn cuộc chiến, những người lính sa cơ bị bắt đi tù cải tạo suốt từ Nam ra Bắc thì chiếc lon Guigoz nầy cũng bị ở tù theo.

Cái tên Guigoz của một thời thanh bình cũ cũng tàn, phai mất chữ ‘Gui’ chỉ còn lại lon goz (‘gô’), là vật bất ly thân của những phận tù không biết được ngày ra.

Muốn múc nước từ giếng lên thì dùng lon ‘gô’ làm gàu. Sáng thức dậy dùng lon ‘gô’ làm ca đựng nước súc miệng. Dùng lon ‘gô’ làm ấm đun nước sôi lên bỏ vào mấy hạt bo bo hay bắp đã rang cháy khét để thay thế nước trà.

Lon gô nầy ngoài nấu nước, nấu cơm, luộc măng rừng, luộc rau, luộc khoai mì, còn dùng để đựng một nắm rau tàu bay, một con cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt, hay bất cứ con gì động đậy, để chiều về còn có cái ăn thêm cho đỡ đói.

Ngày ra trại, người lính thất trận ngày xưa, chung thủy mang theo hành trang của mình cũng là lon ‘gô’ dù bây giờ đã sau bao năm tù rạc, lon ‘gô’ đã móp méo như  cuộc đời của chính chúng ta.


Đó là di vật một thời bị đày ải, bị lăng nhục, bị trả thù cho đến chết, mà người lính chúng ta may mắn vẫn còn sống sót qua cuộc biển dâu nầy không thể nào quên.


Vâng, cái poncho thời chinh chiến, cái lon ‘gô’ thời tù cải tạo, những di vật đó dù bây giờ không ai trong chúng ta cần tới nữa! Nhưng di vật không phải là vật vô tri, vô giác, vô hồn… mà nó vô giá! Nó nhắc nhớ chúng ta đã một thời làm lính trận!


Đoàn Xuân Thu

Melbourne

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.