Hôm nay,  

Hát Bội Giữa Rừng!

29/05/201911:11:00(Xem: 3362)

Khi nhận được một câu hỏi của một ông bạn đọc hơi cà khịa là: Hầu hết sự nghiệp của nhà văn là viết về đề tài Nam bộ, được (hay bị) gọi là "Ông già Nam bộ", "Nhà văn Nam bộ"… ông có cảm thấy mình "cục bộ" hay không? 

Sơn Nam đã trả lời rằng:“Hà…hà..nếu "cục bộ" thì "cục" này hơi bị lớn đó nghen!
Vấn đề của Newton đâu phải chỉ là một trái táo. Sholokhov đâu chỉ là nhà văn của Sông Đông êm đềm, Gamzatov không phải chỉ của Dagestan."

(Chết mầy chưa đừng giỡn mặt với mấy ông nhà văn vì mấy ổng thâm lắm. Câu trả lời của mấy ổng đôi khi chú mầy đọc đến sói đầu tóc rụng hết không còn một sợi cũng còn chưa hiểu đặng)

"Tôi không chỉ được "cho" là nhà văn mà còn được "cho" là nhà văn hóa; nhà văn thì bay bằng đủ kiểu, nhưng nhà văn hóa phải đi bằng đôi chân. Sức tôi có hạn, đi hết vùng đất Nam bộ - đi cho kỹ, cho căn cơ được phần nào - đã là giỏi lắm.
Vùng đất Nam bộ và những vấn đề của vùng đất này, dẫu mòn chân một đời, tôi vẫn cảm thấy mình chưa đi hết, chưa nhìn thấy hết, chưa hiểu hết và chưa nói lên được hết...”

***

Viết về vùng đất nơi chôn nhau cắt rún của mình, hơn sáu mươi năm cầm viết, Sơn Nam cũng thú nhận nhiệm vụ bất khả thi (Mission Impossible) là: chưa đi hết, chưa đọc hết, chưa hiểu hết về đất và người Nam Bộ!

Nhưng viết chưa đủ và chỉ về một địa phương U Minh, Cà Mau mà thôi không có nghĩa là cục bộ cũng như Newton không phải là trái táo. Newton nhìn trái táo rơi ngoài vườn và những ý tưởng khoa học của ông thành thuyết “Vạn vât hấp dẫn”.

Solokhov viết về Sông Đông không chỉ là mối tình bi kịch giữa Grigory và Aksinya bên dòng Sông Đông êm đềm mà còn đi xa hơn về không gian và thời gian thì thọ rất lâu so với tuổi thực của nhà văn.

Gamzatov là một nhà thơ nổi tiếng nhất trong dòng văn học tiếng Avar, với Dagestan,một nước nhỏ, dân số chừng hơn nửa triệu, mà bài viết của ông, trên khắp thế giới, khi đọc lên, ai cũng thấy mình yêu quê hương của riêng mình dào dạt.

Sơn Nam qua đời để lại cho thế giới, không chỉ của riêng Việt Nam, một gia tài đồ sộ sau hơn sáu mươi năm cầm viết. Một năm trước khi mất, ông nói với bạn văn:“Tôi còn cái này hay lắm …” 
Nhưng không kịp nữa rồi. Cái dở dang làm ta tiếc, làm ta bùi ngùi trước sự mất mát lớn lao, mà tôi e phải rất lâu, lâu lắm, chúng ta mới có môt nhà văn, chỉ học hết lớp đệ tứ niên trường Collège de CanTho mà suốt cả đời tự học và viết;vậy mà tác phẩm của ông đã vượt ra xa, rất xa, khỏi U Minh, Cà Mau, Nam Bộ, Việt Nam… để đến với người đọc trên thế giới.

Chắc bạn đọc cho rằng tôi hơi nói quá ? Để biện minh, xin hãy cùng tôi đọc lại vài đoạn trong“Hát Bội giữa rừng” của tuyển tập truyện ngắn “Hương Rừng Cà Mau”mà Sơn Nam viết hơn năm mươi năm về trước.

“Đêm hát ra mắt, vui quá đỗi là vui! Đào kép thì áo mão xanh đỏ, đầu giắt lông trĩ, ngặt hai bàn chân thiếu hia, thiếu hài. Trống đánh thùng thùng. Kèn thổi tò ti te. Hai bên rạp chong bốn ngọn đuốc sáng rực.
Họ hát tuồng Phong Thần, lớp lập Bá Lạc Đài. Tuồng này nghĩ thiệt lạ, thiệt hay. Nhiều người ba bốn chục tuổi mới được xem hát bội lần này là lần thứ nhứt. Họ thức sáng đêm ngồi dưới xuồng, khi mệt mỏi thì nằm xuống. Rồi lại ngồi dậy…”

Tình nghĩa giữa gánh hát và khán giả bước đầu bao giờ cũng nồng thắm… Nhưng sau đó thì: “….Mấy đứa con nít xem một chập, ngồi ngủ gục. Chừng trống đánh giựt mình, tụi nó dụi mắt, cằn nhằn : "cái gì mà tốc bôn trì, tốc bôn trì hoài ! Cả tháng rồi không có gì mới. Cứ con yêu Tỳ Bà tinh chưn cẳng có ghẻ ngứa..."

Tụi nó xúm nhau bơi xuống về. Hỡi ôi ! Hai ba ông cọp chạy dài theo bờ rạch ! Thôi thì đành trở vô vòng hàng rào nọ mà chờ đợi tới sáng.”

Mưa sa, gánh Bầu Tèo rã vì:“Việc gì cũng vậy, riết rồi sanh chán. Xưa kia, ông Từ Thức cưới vợ tiên ở Bồng Lai mà còn đòi trở về dương thế, hà huống chi xem đoàn hát Bầu Tèo này biểu diễn.”

***

Từ cái chuyện hát bội giữa rừng của Sơn Nam tui cũng học được cái điều nầy cũng thấy hay hay: gánh Bầu Tèo cứ hát hoài một tuồng bà con mình sanh chán nên chèo ghe về hết ráo. 

Đó là quyền tự do của bà con mình thuở khẩn hoang của miền Lục Tỉnh Nam Kỳ. Ông bà mình xưa thiệt là văn minh hết sức!

Giờ nhìn ra thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc thấy có quá nhiều gánh hát, lại thấy quá nhiều chánh trị gia cứ đòi làm kép chánh, cứ nhẩy lên sân khấu múa may quay cuồng, hát hoài một tuồng.

(Tụi nó xúm nhau bơi xuống về. Hỡi ôi ! Hai ba ông cọp chạy dài theo bờ rạch ! Thôi thì đành trở vô vòng hàng rào nọ mà chờ đợi tới sáng.”)

Người dân bị nắm đầu bắt xem, thấy đi vô đi ra cũng thằng cha hồi nảy nên không chịu coi nữa thì thằng cha kép chánh nầy hăm he đến mẻ răng luôn đứa nào không coi tao tiếp tục hát tuồng chèo, chèo qua chèo lại, chèo lui chèo tới tao kêu ‘lính’ quánh chết cha tụi bây hết ráo à nha!

Bà con khán giả sợ quá đành mắt mở thao láo nhìn lên sân khấu nhưng trong bụng đã ngủ tự lâu rồi!

“Hát bội giữa rừng” như cái kiếng vạn hoa, mỗi lần nhìn lại ta thấy một hình ảnh mới cũng rực rỡ không kém, nhưng khác hình ảnh cũ, lại thấy cái mới thì làm sao ai lại dám chê tác phẩm “Hát bội giữa rừng” của Sơn Nam là cục bộ?!

 

Đoàn Xuân Thu
Melbourne

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.