Hôm nay,  

Một cái nhìn khác Về truyện thơ Thạch Sanh Lý Thông Do Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu

06/05/201900:52:00(Xem: 4904)

 Một cái nhìn khác

 

 Về truyện thơ Thạch Sanh Lý Thông

Do Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu

 

 Nam Sơn Trần Văn Chi

 

 Thạch Sanh Lý Thông  thoạt đầu là truyện được truyền miệng  trong dân gian  từ khi dân  Việt còn  quần cư ở châu thổ sông Hồng.

 

Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ, nằm trong một kiểu truyện rất phổ biến ở Đông Nam Á, đó là kiểu "Dũng sĩ diệt đại bàng (hay chằn tinh) cứu người đẹp".( Wikipedia  )

 

Sau nầy truyện  Thạch Sanh được viết thành  truyện thơ bằng chữ Nôm  thể  thơ lục bát, của một tác giả khuyết danh, ra đời khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19

Bản in xưa nhất hiện còn được xuất bản vào năm Duy Tân thứ 6 (1912).

 Hiện có ít nhất 3 dị bản truyện thơ Thạch Sanh, đều bằng thể lục bát, nhưng trình độ nghệ thuật không đồng đều. Bản có lời văn chải chuốt nhất và được lưu hành rộng rãi nhất, gồm 1.812 câu lục bát và 2 bài thơ đề từ (một bằng chữ Hán, một bằng chữ Nôm). Bản in xưa nhất hiện còn được xuất bản vào năm Duy Tân thứ 6 (1912). Nội dung truyện thơ Thạch Sanh và truyện cổ tích có cùng tên khá giống nhau, nhưng truyện thơ ra đời muộn hơn.

1.

Theo Nguyễn Van Sâm :

“Truyện thơ Thạch Sanh Lý Thông, tác phẩm của lưu dân  chống lại sự sợ hãi thiên nhiên nơi vùng đất mới.   

 

Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu. Phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván cũng như từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn.  Nhóm thực hiện các bản Nôm Phật Trấn hoạt động vài ba chục năm trước khi người Pháp đến Việt Nam. Vậy thì, ít nhứt chuyện Thạch Sanh có mặt cách nay hai thế kỷ. Ta không có chứng cớ gì về sự lưu truyền của truyện nầy trong dân gian ngoài sự suy đoán gián tiếp từ mấy nhóm chữ  (1) Dương Minh Đức Thị soạn 楊明德氏撰 và  (2) Duy Minh Thị đính chánh” ( Nguyễn Văn Sâm trong  phần mở đầu). 

 

2.
  Từ điển bách khoa Việt Nam có đoạn:

Cốt truyện thơ Nôm Thạch Sanh (bản được lưu hành rộng rãi nhất trong ba bản), dựa trên truyện cổ tích thần kỳ cùng tên. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh trải qua nhiều thử thách lớn lao và đạt được nhiều kỳ tích. Chủ đề phong phú, kết cấu tập trung.

Truyện này tiếp thu nhiều môtip của văn học dân gian có quan hệ với sinh hoạt văn hoá xã hội cổ đại. Yếu tố kỳ ảo của cổ tích kết hợp với yếu tố hiện thực, đã phản ánh cuộc sống người lao động trong xã hội trung đại. Ngôn ngữ tự sự, bình dị mà không kém phần tinh tế. Cảm hứng nhân văn sâu xa, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng tạo nên một nhân vật kết tinh phẩm chất của ba hình tượng anh hùng sản xuất, anh hùng văn hoá, anh hùng chiến đấu thời cổ đại xa xưa và cả hình tượng người nông dân đấu tranh chống tham tàn, chống ngoại xâm thời trung đại gần gũi với độc giả Việt Nam. Một hình tượng vừa có tính chất phổ quát vừa giàu màu sắc dân tộc. Thạch Sanh là một trong những tác phẩm hàng đầu của truyện thơ Nôm bình dân.   

 

Trong Từ điển văn học (bộ mới), PGS. Chu Xuân Diên đã viết đại ý như sau:

 

Ngoài môtip trong truyện là "Dũng sĩ diệt Chằn tinh, hay diệt Đại bàng cứu người đẹp"; ở đây còn có mối quan hệ về nguồn gốc với nghi lễ hiến sinh, tục cướp phụ nữ ở thời cổ... Nhân vật Thạch Sanh có những nét tương tự với nhân vật dũng sĩ trong các anh hùng ca dân gian thời thị tộc-bộ lạc. Đó là loại nhân vật anh hùng có những khả năng phi thường, được thần thoại hóa, có tinh thần dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ phụ nữ.

   

 3.  Một cái nhìn khác

 

 Tác giả  Từ điển bách khoa Việt Nam , Từ điển văn học (bộ mới) nhìn nhân vật Thạch Sanh không như tác giả Nguyễn Văn Sâm.  

  Chưa kể  cùng thời gian còn có Phạm Công – Cúc Hoa và Tấm Cám.

 

 Phạm Công Một truyện thơ chữ Nôm trong văn học Việt Nam. Truyện thơ này gồm 4.610 câu thơ lục bát, xuất hiện khoảng từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Đây là một trong những truyện thơ Nôm có số lượng câu nhiều nhất. Từ trước đến nay, tác giả của Phạm Công-Cúc Hoa vẫn bị coi là khuyết danh. Đến tận cuối năm 2009, qua một bản in khắc gỗ, người ta mới có cơ sở để xác định tác giả truyện thơ này là Dương Minh Đức Thị ( cùng tác giả truyện thơ Thạch Sanh )   

 

 Tấm Cám  do  G. Jeanneau, người sưu tầm sớm nhất đã ghi được ở Mỹ Tho năm 1886:

Có hai vợ chồng sinh hai cô gái Tấm và Cám, là con sinh đôi. Tấm được bố mẹ chăm nom chiều chuộng rất mực, còn Cám thì bị đối đãi như tôi đòi. Một hôm người cha cũng giao cho mỗi con một cái giỏ, bảo đi bắt cá, ai bắt được nhiều hơn thì được gọi bằng chị. Cám được nhiều hơn, nhưng Tấm bảo đưa giỏ cho mình giữ hộ để đi hái rau thơm về kho cá. Cám trở về thì bao nhiêu cá đã bị Tấm lấy mất chỉ còn một con bống mú. Do đó Tấm được làm chị. Cũng như truyện kể ở miền Bắc, Cám được thần hiện lên bày cho cách nuôi cá bống mú, nhưng nuôi được ít lâu cá cũng bị Tấm tìm cách bắt ăn thịt. Thần hiện lên bày cách bỏ xương cá vào hũ chôn xuống đất, sau sẽ được nhiều vật quý.

Tấm Cám (chữ Nôm là một câu chuyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì, nó có nhiều dị bản

Đối với người Việt Nam, đây có thể xem là câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất. Câu chuyện được nhận định phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ mẹ kế - con chồng; cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam.  

Hai  truyện nầy không có mô-típ như Thạch Sanh  và không chống lại sự sợ hãi thiên nhiên nơi vùng đất mới

 

 Nam Sơn Trần Văn Chi

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời còn đi học, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi những truyện lịch sử truyền thống Việt Nam, chỉ quan niệm các vị anh hùng phải là thuộc giai tầng ưu tú xã hội
Tạp chí Cộng sản số 11 đăng bài viết của tác giả Trần Duy Hương vu khống, xuyên tạc cuộc đấu tranh của chúng ta, quy kết những nhà đấu tranh cho Dân chủ
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực
Phương pháp luyện lực gTum-mo của truyền thống Tây Tạng đã được nhóm nghiên cứu ngành y khoa của đại học Harvard khảo sát tận nơi
Cảm ơn trang mạng tuyệt vời của quý vị, luôn cập nhật kịp thời mọi tình huống Phật giáo đang xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Benazir Bhutto đã thoát chết trong vụ mưu sát tối 18 tháng 10 tại Karachi của xứ Pakistan. Dư luận được biết như vậy về một đòn khủng bố tự sát
Trước sự kiện các nhà dân chủ Trung quốc, đối lập với chế độ độc đảng hiện hành ở trung Quốc do Mao dựng lên, đang khẩn trương đưa nội dung cuốn sách
Ta phải nhận thức rõ ràng là mọi người mà ta tiếp xúc đều giống như ta trên nguyên tăc căn bản:  họ muốn được hạnh phúc.
Trong Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 30/7/2007, Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã viết về công tác kiểm tra, giám sát
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã được Tổng Thống Bush và quý vị Dân Biểu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.