Hôm nay,  

Chuyện Cướp Ngân Hàng Quận Cam

29/04/201907:24:00(Xem: 5466)
Chuyện Cướp Ngân Hàng Quận Cam
 
Hồ Thanh Nhã

  

Tôi gác nhà Bank cho đến ngày về hưu năm ngoái (2018) là  hơn 19 năm. Chỉ gác duy nhất Bank of America thôi, có mang súng!  Một đoạn đường khá dài và cũng lắm kỷ niệm vui buồn. Khách đến Bank hàng ngày dù Mỹ hay Việt thỉnh thoảng hay cười đùa với tôi: "Easy money! '. Không dễ đâu!

Ông Bank manager người Mỹ trắng hói đầu ở Moulton Plaza, thành phố Laguna Hills đã từng đuổi 4 người Security Guard chỉ trong vòng một tháng. Tới khi đổi tôi tới,  thì êm ru. Tôi gác ở nhà Bank nầy một lèo 2 năm và khi người Manager hói đầu nầy được thăng cấp đổi đi, ông còn gọi cho ông Boss hãng tôi đề nghị cho tôi tăng lương. Trong 75 chi nhánh Bank of America của Orange County và Long Beach county, chỉ có tôi là người Việt Nam duy nhất và là một nhân viên thâm niên  nhất, là 19 năm.

Làm cái Job như tôi, chịu áp lực từ cả 3 phía: Nhân viên nhà Bank  và khách hàng  mình tiếp xúc hàng ngày. Còn người Bank Captain của hãng thì chợt tới chợt đi kiểm soát  mình bất cứ lúc nào. Làm trật Rules của công ty thì nó đuổi mình liền không có chuyện năn nỉ, thông cảm như các hảng Việt. Làm hàng ngày một lèo từ lúc Bank mở cửa và chiều 6 PM Bank đóng cửa. Nhưng mình chỉ đươc phép về khi người khách sau cùng rời Bank. Mỗi ngày làm 9 tiếng rưởi, Job đứng, không được ngồi. Chỉ được ngồi trong nửa giờ Lunch và 2 lần Break, mỗi lần 15 phút. Giờ nghỉ phải Scan vào máy Device của mình, để ở Office thằng Bank Captain nó biết giờ In và giờ out của mình. Lương thì  khá hơn gác ở chợ hay Shopping center nhưng cách làm việc thì phải theo đúng Rules, nghĩa là tác phong nghiêm chỉnh, không được ngồi, không dựa lưng vào tường, không được nói chuyện lâu với khách, sợ móc nối cướp nhà Bank chăng, không được đứng sau Teller Window chắc sợ mình để ý tới  tiền bạc. Cả chục  loại luật lệ hạn chế. Bởi vậy ít có người Bank Protection Officer nào làm lâu năm được, cao lắm là năm ba năm là bị đuổi hay đi tìm Job khác ít khắt khe hơn.
 

Thế mà lâu lâu cũng xảy ra một chuyện ngoài ý muốn của mình. Đó là chuyện : Bị cướp nhà Bank. Chuyện xảy ra vào tháng 1 năm 2001, ngày thứ Bảy. Như thường lệ thì thứ Bảy 2 PM là nhà bank đóng cửa. không cho khách vào nữa. Tôi đứng bên ngoài, mở cửa cho khách ra. Trong Teller line chỉ còn chừng 5 người. Thấy có người ra, tôi mở cửa cho ra, xong đóng lền lại. Bên trong tự nhiên  thằng Raymond =Teller- vôi vả ra và nói với tôi: Robber! Robber – rồi Raymond rượt theo. Biết có biến, tôi vừa chạy theo Raymond vừa rút còi ra thổi báo động inh ỏi. Tên cướp chạy qua dãy máy ATM, chạy quẹo ra phía sau nhà Bank. Cũng may, lúc đó có 3 thằng boys đang đứng chờ ở máy ATM, nghe tiếng còi và thấy Raymond đang đuổi theo tên cướp, chúng liền đuổi theo tiếp, chạy theo sau Raymond. Tôi cũng chạy tiếp sau chúng và  liên tục thổi còi. Tên cướp chạy tới một hàng rào bằng lưới B 40 thì leo qua. Raymond và 3 thằng boys cũng  leo qua tiếp. Có lẽ nột quá, tên cướp vứt nắm tiền xuống cỏ, chạy tiếp. Thấy nó vứt tiền lại, Raymond và 3 em trai không đuổi tiếp, lượm tiền và giao cho tôi, được 3 ngàn năm trăm đồng. Sau đó, tôi  vào trong giao lại cho Manager. Còn tên cướp chạy tiếp chừng 50 mét nữa thì gặp môt bờ tường trước mặt . Nó đành rẽ trái toan chạy tiếp, thì 3 xe cảnh sát từ hai hướng chạy tới chận đường, bắt còng tay lại liền. Thì ra trong khi chúng tôi rượt đuổi bên ngoài thì bên trong nhân viên nhà Bank báo động  cho Cảnh sát chận bắt liền. Chuyện kể hơi dài nhưng chỉ trong vòng 15 phút là tên cướp đã bị bắt. Tên cướp người Mễ, chừng 40 tuổi. Sau đó thì Cảnh sát chìm, nổi, FBI, chừng 7-8 người, tới nhà Bank, điều tra chi tiết, hỏi Raymond và tôi liên tục đến 8 giờ tối mới đúc kết xong hồ sơ vụ cướp. Gác nhà Bank 19 năm, vụ cướp nầy là lần đầu tiên tôi chứng kiến. Cũng là một bài học hay, thu thập kinh nghiêm cho Job gác nhà Bank của tôi. Còn nhiều câu chuyện vui buồn khác thỉnh thoảng xảy ra dưới mái nhà Bank, mà chuyện kế tiếp tôi kể ra như sau:

  

                                  Hộp mắm kho

 

Nè cháu! Đừng hâm!

Con bé Loan le lưỡi mĩm cười

Rút vội hộp mắm kho

Khỏi Microwave bốc khói

Mùi mắm thơm lừng

Làm  tôi thấy đói

Con bé du học sinh vừa mới ra trường

Nhớ quê hương

Không tiền về nước

Đem mắm kho ăn lén

Trong giờ lunch

Cho đỡ nhớ giòng Ba lai nước đục

Nhớ mẹ nhớ em từ cuối chân trời

Hai chú cháu

Nhìn nhau thông cảm mĩm cười

Ăn xong tôi mỡ cửa bước ra ngoài

Bà Mỹ già xếp hàng chờ tới lượt

Đưa mắt hỏi tôi

Hình như có mùi gì khủng khiếp?

Tôi mắc cở trả lời

Chắc mùi ống cống cạnh nhà bank

Rồi đi luôn không dám nói thêm gì

Vài phút sau

Cũng chẳng còn ai nhắc chi

Đến mùi mắm kho trong nhà bank nước Mỹ

Nhưng tôi nhớ hoài

Có lẽ đến nhiều năm

Mấy bữa sau

Phòng lunch cũng chỉ có hai người

Con bé lại mang vào

Hộp cá kèo kho tộ với rau răm

Lần nầy không dám hâm

Nhìn con bé ăn ngon lành

Với hộp cơm gạo nàng Hương bốc khói

Tôi nuốt nước miếng thèm thuồng

Thấy nó ăn hình như mình cũng đói

Ôi ! Cái con bé nầy ăn chi mà cắt cớ

Toàn những món tầm thường

Hằng bữa quê hương

Tôi nhìn bữa lunch con bé

Cười mỉm hỏi đùa

Cháu có người yêu chưa?

Con bé hai mươi ngước mắt ngây thơ

Chi vậy chú?

Đi với người yêu mà ăn uống thế nầy

Lúc âu yếm làm sao hôn được?

Con bé thẹn thùng

Nhìn sang hướng khác

Tôi chợt thấy một trời bát ngát quê hương

Mùa mưa Bến Tre

Nước ngập sau vườn

Con nước rông đợt Rằm

Tràn bờ đục nước phù sa rạch nhỏ

Mẹ nấu cơm chiều

Con hơ tay sưởi ấm

Bữa cơm chiều ôi sao mà ảm đạm

Chỉ có tô canh nghèo tép vụn nấu mồng tơi

Cũng có khi

Rau tập tàng mấy thứ

Hái vườn sau mà sao quá là ngon

Hơn hai mươi năm viễn xứ dép giày mòn

Nếm đủ món Tây-Tàu-Mễ-Thái

Cho đến bây giờ tôi mới thấy

Không đâu bằng

Cơm gạo mới thơm lừng

Ăn với tô nước mắm kho khô quẹt

Những chiều mưa gió

Chắc còn hơn mỹ vị nhà vua

Hai tiếng quê hương như điệu hò nức nở

Ngàn năm sau chưa chắc có người quên

 

                                 Hồ Thanh Nhã

 

 

 

 


 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.