Hôm nay,  

Nguyễn Đình Toàn và đêm nhạc sau cuộc chiến

19/04/201907:33:00(Xem: 8692)

Nguyễn Đình Toàn và đêm nhạc sau cuộc chiến

 

Trịnh Thanh Thủy

 

 blank

Nguyễn Đình Toàn

 

Chiều thứ Bảy giữa tháng Tư, tôi đến Toà soạn NB Người Việt để tham dự chương trình nhạc chủ đề Nguyễn Đình Toàn "Một ngày sau chiến tranh". Khi ấy, mới 5 giờ chiều mà giờ khai mạc là 7 giờ chiều, tôi nghĩ mình đi sớm sẽ có chỗ đậu xe. Không ngờ biết bao người cũng nghĩ như tôi, làm tôi kinh ngạc khi thấy toà báo đã đông nghẹt người xếp hàng và tôi cố chạy vòng vòng tìm chỗ đậu xe mãi không ra, phải đậu rất xa rồi đi bộ lại.

"Không thể tưởng tượng", hoặc"Chưa bao giờ như thế, "hay "không ngờ được". Đó là những câu nói của những người đang đứng xếp thành hàng dài trước lối vào phòng sinh hoạt NB Người Việt. Họ là những người có vé đã đặt chỗ từ trước nên khi phòng mở cửa, họ có ưu tiên được vào trong. Chương trình cho vào cửa tự do , nhưng ai cần giữ chỗ trước, có thể gọi và ủng hộ 1 chi phí nhỏ là 10 đô. Gần 300 chỗ ngồi bên trong phòng đã được người hâm mộ mua sạch từ một tuần trước. Gần đấy là đám đông đang chào hỏi, trò chuyện với nhau trước một sân khấu lưu động tạm thời được dựng lên trong khu đậu xe có bạt che nắng. Sân khấu tạm có hơn 100 ghế ngồi cũng đầy người mà trước mặt họ là một màn ảnh truyền hình to để có thể xem hình ảnh thâu trực tiếp từ bên trong phòng sinh hoạt. Từ trước tới giờ, ít khi nào có sự kiện như vậy xảy ra nhất là đối với loại nhạc thính phòng kén người nghe như nhạc của Nguyễn Đình Toàn.

 blank

 Kim Ngân trao hoa tạ ơn

 blank

 Ông bà NĐToàn và gia đình con cháu

 

Điều đặc biệt của đêm nhạc này có lẽ là niềm vui tao ngộ của rất nhiều người. Của những người yêu tiếng nói NĐT từ 50, 60 năm xưa đến nghe, gặp lại bạn bè tíu tít chào nhau. Của những người thế hệ trẻ hơn vì sự đồng cảm trong niềm yêu, nỗi mến nhạc NĐT mà tới, có dịp gặp nhau, cùng tay bắt, mặt mừng. Cả bạn bè ông nữa, hiếm hoi lắm ông mới xuất hiện trước đám đông, họ quí mến ông, nên đến để chào ông. Gia đình nhạc sĩ NĐT cũng vui chung cái vui ấy. Lần đầu tiên sau 40 năm, các con cháu ông nhân dịp này từ các nơi về thăm vợ chồng ông và cùng nỗ lực hỗ trợ cho buổi trình diễn được thành công. Hội trường với gần 300 chỗ ngồi bỗng trở nên nhỏ bé và chật chội không còn chỗ để len chân.

Hai MC Bùi Đường và Diệu Trang của Viện Việt Học là người dẫn chương trình. Có 20 ca khúc được 9 ca sĩ trình diễn trong 3 tiếng đồng hồ đã là dài, thế mà hội trường vẫn đông đảo cho đến phút cuối. Chương trình được Câu Lạc Bộ Viện Việt Học thực hiện.  Bà viện trưởng Kim Ngân có lên cảm tạ NS NĐToàn vì ông đã có những đóng góp cho nền văn học và âm nhạc Việt Nam. Hơn thế nữa, ông còn bảo trợ và đóng góp chương trình nhạc này giúp gây quỹ cho Viện Việt Học có thêm kinh phí trong vấn đề bảo tồn văn hóa Việt.

 blank

NĐToàn và nụ cười cụ Doãn Q Sĩ

 blank

 NĐToàn, các ca sĩ và ban tổ chức

 

Các ca sĩ chọn lọc đều là những người có những giọng hát đặc biệt được cộng đồng yêu mến từ lâu như Anh Dũng, Hồng Hạnh, Tạ Chương, Mộng Thủy, Thu Vàng, Nga Mi, Kim Ngân, Kim Yến, Trần Ngọc.  Ngoài những ca khúc mà khán thính giả mến mộ được nghe qua hai CD được phát hành từ lâu, có những ca khúc mới được giới thiệu lần này. Sự quen thuộc của "Nước mắt cho Sài Gòn", Căn nhà xưa" hay "Dạ Khúc, Mai tôi đi" không làm cho người nghe nhàm chán. Khán giả vẫn xúc động, vẫn thấy lòng mình chùng xuống xao xuyến nhớ về một Sài Gòn, một góc phố hay con đường xưa nhập nhòa những hình bóng cũ.

Nhạc phẩm "Một ngày sau chiến tranh" là chủ đề chương trình đêm nay. Bài hát dài gồm một chuỗi những ca từ tiếp nối là một câu chuyện kể được Tạ Chương thể hiện trọn vẹn cái "hồn" của bài hát. Với 1 giọng hát nhẹ nhưng lôi cuốn và mênh mang cảm xúc, anh đã nói lên được tâm sự của 1 người lính trở về sau chiến tranh. người lính tháo đôi giầy cũ, gỡ khuy cài chiếc áo trận bạc màu để đón làn gió xuân nồng thanh bình không tanh mùi máu, không mặn đắng nước mắt ly tan. Khi đi anh còn xanh tóc, lúc về tóc đã bạc màu theo cuộc chiến quá dài. Chiến tranh tàn phá quê hương, con người mệt mỏi, đau đớn với những nấm mồ, xương phơi trắng núi. Anh lính nghe chuông chùa mà mơ giấc mơ gieo hạt hoa để hoa thơm nở khắp chốn, xóa đi các dấu bom chưa mòn.

Tuy nhiên giấc mơ anh lính kia, hạt chưa nảy mầm, hoa chưa kịp trổ để che vết đạn bom, thì những nấm mồ lại âm thầm mọc lên. Người chết trong lao tù, ngoài ruộng nương hay nơi rừng thiêng nước độc. Bao xác người rã nát trong miệng cá mập hay vùi thây ngoài biển khơi là tang chứng cho một cuộc chiến ý thức hệ lại tái diễn.

Tôi thấy những bài hát ông viết sau biến cố tháng tư năm 1975 được trình diễn lần này đã lột tả được nỗi lòng của một người cầm viết từng bị tù đày vì chính ngòi viết của mình. Suốt đêm nhạc, NĐT hầu như không nói gì, không trả lời báo chí phỏng vấn, không lên sân khấu, mà chỉ lẳng lặng say sưa ngồi nghe các ca sĩ hát nhạc của mình. Có lẽ vì họ đã nói thay ông, nói tất cả những điều ông cần nói về nỗi đau, cái buồn, tình yêu hay thân phận bé nhỏ của con người sau chiến tranh. Và có lẽ ông cảm thấy đã nói quá nhiều sau các chương trình phát thanh nhạc chủ đề trước và sau 75, hay trong các tác phẩm thơ văn, âm nhạc nên bây giờ ông cần những phút tĩnh lặng như ông đã có lần ông nói với tôi "Bây giờ chú rút khỏi thế giới văn học rồi".

Nước mắt khán giả đã chảy ngược vào trong âm thầm khi họ nghe "Hãy thắp cho nhau một ngọn đèn" hay "Chiều trong tù" của một khúc quanh lịch sử ngày quê hương chìm trong u tối và đất nước là một trại giam khổng lồ.

 blank

 Cử toạ

 

Những ca khúc mới ra mắt lần này như "Nhìn lại em đi anh, Tuổi xanh như ngày tháng, Đời còn có dành cho ta" hay "Kinh cầu cho tuổi trẻ" là những giai điệu lạ, nhưng vẫn là những khúc tình ca màu xám, da diết buồn để người nghe chơi vơi trong những lũng thấp của cung thứ.

Một trong những ca khúc gây ấn tượng mạnh cho tôi nhiều nhất có lẽ là bài "Tôi muốn nói với em". Trong giọng hát buồn da diết của Tạ Chương (con trai của Nhà Văn, HS Tạ Tỵ), tôi nhận ra được cảm xúc của mình lên cao vút để đồng cảm với tâm tư nhân vật "tôi" trong bài hát. Cái tâm tư của một NĐT, một người xa xứ, của một cành cây già nhìn xuống những cành non mà nhắn nhủ, dặn dò tha thiết. Tôi nghe ra tấm lòng của NĐT với quê hương, với tuổi trẻ, với nguồn cội dào dạt như sóng vỗ vào vách núi âm vang rền rĩ trên từng nốt nhạc.

 

Tôi muốn nói với em 
những em bé Việt Nam

Đang sống khắp bốn phương
nghe nói tới cố hương
thấy lòng vẫn trạnh buồn
dù Việt Nam có khi
chỉ còn là bóng dáng héo mòn
lất lay trong hồn
giống như ngọn đèn mờ sương

.............................

Tôi muốn nói với em về những tháng năm
tổ quốc ta nhục nhằn
người phơi người trên đau thương
dạy trẻ thơ thù oán
sợ nhau hơn bão trời cướp biển
em có biết sao không
người mong ước ly hương

...........................
tôi muốn nói với em
những em bé Việt Nam
mai mốt sẽ lớn khôn
đôi lúc có nhớ tên
tên mình tên Việt Nam

...................................

 

Những giai thoại về Nguyễn Đình Toàn

Mc Bùi Đường và Đinh Quang Anh Thái đã làm sinh động đêm nhạc buồn bằng những giai thoại về con người NĐT và bằng hữu. Đêm nay cụ GS Doãn Quốc Sỹ đã 96 mà còn tráng kiện, ăn nói không lầm lẫn và có mặt từ sớm để ủng hộ người bạn cố tri. MC Bùi Đường kể lại câu chuyện xưa của hai người.

-       Năm 1984 khi cụ Doãn Quốc Sĩ nghe NĐT vừa mới ở tù ra, cụ leo ngay lên chiếc Mobilet (Mobylette) vượt xa lộ đến Thủ Đức để thăm ông bạn của mình. Trong lúc 2 vị nhâm nhi thù tạc thì cũng đọc thơ cho nhau nghe. Có những câu thơ sao mà nó hợp với nhau thế, hợp từ ý đến tình, từ vần đến điệu. Hai vị đã gom chúng lại thành 1 bài thơ 10 câu, với 4 câu đầu của NĐT, còn 6 câu sau của DQS  như sau:

-        

         Lúa Thủ Thiêm, ngọn chìm, ngọn nổi

         Gió Sài Gòn, lúc thổi, lúc ngưng

         Gặp nhau tay bắt, mặt mừng

         Vui thời vui vậy, biết chừng nào xa (NĐT)

 

         Đỉnh trời vằng vặc gương nga

         Long lanh soi tỏ lòng ta, lòng mình

         Gương trong mình lại soi mình

         Thấy tình thăm thẳm thấy hình phù du

         Nẻo đời cát bụi kỳ khu

         Biết ai còn mất, tình thu võ vàng (DQS)

        blank

 Ca sĩ Hồng Hạnh và Tạ Chương

 blank

 Ca sĩ Kim Ngân

                                                                                                         

Ông Bùi Đường thêm "Ca sĩ Quỳnh Giao lúc còn đương thời thường hay nói, ông NĐT tuy ít nói nhưng khi nói ra câu nào thì đáo để câu ấy. Khi biết có chương trình này anh Đinh Quang Anh Thái có dặn tôi "Anh phải nói những câu nói đời thường của ông cho khán giả nghe người ta mới biết tới cái độc đáo của NĐT mà ĐQAT gọi là "ngọt như những vết dao đâm". Đến lượt ĐQAT lên sân khấu, ông nói:

- Lúc xây cái phòng sinh hoạt NB Người Việt này, chúng tôi không ngờ trong đời chúng tôi được hân hạnh đón tiếp ông bà NĐT ở đây, mà cái phòng nhỏ quá gần 300 chỗ vẫn không đủ cho mọi người mặc dù chúng tôi có thêm 1 sân khấu lưu động trên 100 chỗ cũng không đủ. Lúc nãy cảnh sát có gọi báo với chúng tôi, họ đã huy động 40 chiếc xe cảnh sát để bảo vệ an ninh cho khu vực này. Lúc chờ bên ngoài để vào với 1 hàng dài như thế, tôi nghe có người nói như thế này "60 năm NĐT vẫn ăn khách như thường". Tuy nhiên những người nói với nhau đó là 4 cụ mà cụ nào cũng trên 80 cả. Nói về NĐT thì chúng tôi muốn nhắc lại 1 câu nói của cố NS Phạm Duy . Có lẽ cách nói của PDuy bỗ bã, bình dân nhưng tả đúng nhất về NĐT và Thái Thanh. Năm 1985, lúc PDuy mới chân ướt chân ráo từ bên trại qua Mỹ, tại nhà cố GS Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia. Đêm đó có PDuy, Kiều Chinh, cố nghệ sĩ Thanh Hùng, và một số anh em sinh hoạt. Đêm đó tự nhiên PDuy hát loạt bài "Bầy chim bỏ xứ". Đột nhiên PDuy ôm đàn trông buồn lắm và ông bảo nhớ những nghệ sĩ bạn mình còn đang ở VN, ông thêm "Giờ phút này mà nghe Thái Thanh hát Tình Ca, nghe giọng thều thào của NĐT trong chương trình nhạc chủ đề thì chỉ có chết bỏ mẹ". Nói thêm về NĐT. Hôm vĩnh biệt Nhật Ngân, tôi đến đón đưa ông đi đám ma. Đám tang đông đảo mọi người đang sụt sùi đưa tiễn NNgân, bỗng NĐT buông 1 câu "Đi đưa 1 thằng chết, gặp toàn 1 lũ sắp chết cả". Hai anh em bắt đầu đi phía sau quan tài của Nhật Ngân, đi qua mộ nhà báo Đỗ Ngọc Yến, ông ngồi bệt xuống mộ và bảo "Ta thấy ta gần với cái xa". Một hôm cũng đi đám ma nữa, đó là nhà báo Lý Đại Nguyên, lúc đi ngang một khu nghĩa địa của người Mỹ bản xứ khi họ chôn các ngôi mộ chìm dưới mặt đất, chỉ có thấy cỏ thôi. Ông bảo "Dân tộc mình hay lắm cậu ơi, người Mỹ người ta chết xong người ta lẳng lặng luôn, còn người mình, cậu xem mồ mả kìa, đã chết rồi mà cứ chồi lên, sợ người ta quên mình". Khi nói về 1 người bạn và dĩ nhiên thân mến lắm ông mới nhận xét thế này "Cậu có thấy không, mặt nó lúc nào cũng như đồng xu mới". Tôi cho rằng tả 1 người lúc nào cũng như đồng xu mới chỉ có NĐT chứ không thể hơn được. NĐT cắt nghĩa thêm rằng "Đồng xu mới, nghĩa là nó trắng bệch chứ chả có cái gì cả".

Gần 11 giờ khuya, chương trình mới kết thúc với sự thành công không ngờ. Tôi nghe những người ra về khen đêm nhạc quá hay nhưng tôi nghe được một điều họ bảo với nhau rằng, sở dĩ đêm nhạc đông đảo người đến xem vì họ quí trọng và thương mến ông mà đến.

 

Nhận định của Trịnh Thanh Thủy

Orange County

4/2019

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.