Hôm nay,  

Nước Mắm Còn, Việt Nam Còn

23/03/201900:00:00(Xem: 4492)
Nguyễn Thị Cỏ May

 

"Truyện Kiều còn, tiếng ta còn , tiếng ta còn, nước ta còn". Đó là câu nói thời danh của cụ Phạm Quỳnh khi đánh giá "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du.

Cụ Phạm Quỳnh  đã coi truyện Kiều là cái hồn của non sông đất nước bởi vì nó đại diện cho vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt - tiếng mẹ  đẻ của người Việt nam.

Điều đáng buồn là tiếng Việt ngày nay đang lâm vào tình trạng xô bồ bát nháo trong cách nói, cách viết của một số người Việt trên các  bảng  hiệu, bảng quảng  cáo, trên báo chí in và nói, cả trong tác phẩm văn chương. Người ta nói ngôn ngữ của một nước thể hiện chủ quyền quốc gia của  nước đó. Mình  phải  nói đúng, viết đúng tiếng nước mình. Ngôn ngữ có trường tồn thì nền độc lập tự chủ mới trường tồn. Tiếng Việt còn hay mất là tùy thuộc vào lòng yêu quí tiếng Việt, yêu nước Việt của toàn dân. «Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..., tiếng nước tôi tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi....” (Phạm Duy).

Học theo cách nói của tiền bối Phạm Quỳnh, Cỏ May tôi nay xin thưa “Nước mắm còn, Việt nam còn, người Việt nam còn”.

Nước mắm có lịch sử lâu dài gắn liền với người Việt nam. Nó không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt nam.

Ít lắm trong văn hóa ẩm thực của người Việt nam. Không ai có thể hình dung một bữa cơm của người Việt nam lại có thể thiếu chén nước mắm. Bởi nó vừa là thứ nêm nếm làm cho món ăn vừa miệng, vừa đem lại chất dinh dưởng cho người ăn. Cứ nhìn bữa ăn của người nhà quê Việt nam chỉ có chén nước mắm với dĩa rau luộc. Thế mà họ mạnh khỏe làm việc đồng áng cả ngày. Người đánh cá, khi lưới vướn mắc ở độ sâu rất sâu, cả vào mùa lạnh,  bèn ướng một ly nhỏ nước mắm nguyên chất rồi  nhảy xuống biển lặn  gỡ lưới. Xong trồi lên, người vẫn mạnh khỏe bình thướng.

Đem hỏi một vị Giáo sư Sinh Hóa ở Đại học Khoa học Sài gòn (Luận án của ông về Nước Mắm ở Đại học Marseille cuối thập niên 50 – ông gốc Phan thiết), được ông cắt nghĩa «1 phần  nước mắm của người nhà quê bằng 1 con cá, tức bằng phần cá của bữa ăn”.

Vậy mà trong vừa qua, doanh nhơn người Việt nam  cấu kết với gian thương Tàu chệt và nhà cầm quyền cộng sản ở Việt nam dám làm nước mắm giả, không  cần có đủ cá, thay thế bằng  hóa chất độc hại, để bán giá rẻ, chiếm thị trướng, làm giàu mau lẹ, giết chết nước mắm Việt nam thứ thiệt và cả người tiêu dùng.

Vậy phải chăng đây đúng là hiện tượng “Nước Mắm không còn”? Còn «Tiếng Việt nam» có còn nguyên vẹn không? Hay cũng đã bị biến thể? Hậu quả đã dẫn đến mất chủ quyền, rồi mất nước!

Nước mắm trong văn hóa và lịch sử Việt nam

Những nhà làm bếp lớn nói ”nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt nam” vì món ăn Việt nam, dù có đủ các thứ thịt cá, rau cải, dầu mỡ, muối đường, gia vị, … mà chỉ thiếu nước mắm thì món ăn đó chắc chắn sẽ không có ai bảo đó là món Việt nam. Trái lại, món Tây, món Tàu mà nêm nước mắm vào thì sẽ có ngay hương vị (gu – gout) Việt nam.

Một nhà bếp trẻ Việt nam, học làm bếp ở Mỹ, giựt được giải thưởng cao quí sau cùng trong một cuộc thi ở NY, với 3 người cùng vào chung  kết, cùng làm 3 món giống nhau. Báo chí hỏi bí quyết của anh chiếm giải thưởng? Anh cười trả lời “Không có bí quyết gì cả. Chỉ có thêm vài giọt nước mắm!”.

Nói về khẩu vị ăn nước mắm thì phải bái phục người Miền Trung. Họ ăn cực kỳ mặn  tuy nước mắm của Miền Trung vốn có độ mặn đã cao mà họ ăn nguyên chất chớ ít khi chịu pha chế như dân Nam kỳ. Phải chăng nhờ vậy mà dân Miền Trung có tiếng gan lì, chịu khó, làm việc gì là làm tới cùng, ít khi chịu bỏ cuộc? Không như dân Nam kỳ, gặp khó, thì phủi tay. Chỉ thích lè phè. Nên khi chống giặc cộng sản, cũng lại theo chủ trương nam kỳ quốc «cà nhỏng chống xâm lăng”!

Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc đáo trong nghệ thuất nấu ăn và còn là một yếu tố làm cho văn hóa dân tộc trường tồn  mạnh mẽ.

Nhưng nước mắm được chánh thức đưa vào lịch sử Việt nam từ bao giờ?

Theo Bộ Nông nghiệp cho biết hiện cả nước có khoảng hơn 2900 cơ sở sản xuất nước mắm cung cấp cho thị trường mỗi năm 215 triệu lít trong số đó, xuất cảng từ 3-5%, đem về cho Việt nam được 15 triệu Mỹ kim/năm.

Riêng Miền Nam chiếm 46% cơ sở sản xuất trên cả nước và 39% sản lượng nước mắm ngon nhứt vì biển trong Nam ấm nên cá cho nhiều protéines hơn (nước mắm ở Trung có 3 – 4% protéines, nước mắm Phú quốc có từ 11 – 16% protéines).

Hương vị của nước mắm là thứ mê hoặc, không riêng cả nước Việt nam, mà còn không ít người ngoại quốc khi đã quen mùi nó. Và địa vị lịch sử của nó cũng có bề dày khá quan trọng. Rất đáng cho dân ăn nước mắm trân trọng và gìn giữ.

Theo nhà sử học Trần Đức Anh Sơn, người vừa bị đảng cộng sản khai trừ khỏi đảng vì viết sử đúng lịch sử mà không đúng chủ trương của đảng thì Đại Việt sử ký toàn thư, khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) có ghi chép: “Đinh Dậu, Ứng Thiên năm thứ 4 (997)… Mùa hạ, tháng 4, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống đáp lễ. Vua Tống ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia sứ Tống sang thường mượn cớ đòi cống nước mắm, nhân thế bắt đóng góp». Đoạn sử liệu này cho thấy muộn lắm là vào trước năm 997, người Việt đã biết làm và ăn nước mắm. Hơn nữa, nước mắm chắc  phải ngon  hơn xì dầu  nên vua Tàu, tuy ở xa vạn dặm, cũng vẫn “ngửi thấy” mùi thơm của nước mắm bắt thèm, mới đòi triều đình Đại Việt  triều cống.

Trong Phủ biên tạp lục (của Lê Quý Đôn, ấn hành vào cuối thế kỷ XVIII), Lịch triều hiến chương loại chí (của Phan Huy Chú, đầu thế kỷ XIX), Gia Định thành thông chí (của Trịnh Hoài Đức, đầu thế kỷ XIX) và trong các bộ sử của triều Nguyễn như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam nhất thống chí, nước mắm được xem là thổ sản của nhiều địa phương ở Đàng Trong.

Phủ biên tạp lục ghi nhận nước mắm là đặc sản của xứ Thuận Quảng, là thứ mà các chúa Nguyễn bắt phải nộp thuế biệt nạp, thay thế cho thuế đinh, nghĩa là thay vì phải nộp thuế thân, thì các nhà làm nghề nước mắm, hàng năm phải nộp về cho triều đình một lượng nước mắm nhứt định.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, trong phần Quốc dụng chí, năm Thuận Thiên thứ 5 (1013), đời Lý Thái Tổ, triều đình quy định nước mắm là một trong 6 loại thổ sản phải đóng thuế biệt nạp. Đến thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), triều đình ban hành hạn mức số lượng nước mắm mà các phường nghề phải nộp. Cụ thể, ở xứ Thuận Quảng, ai có phương tiện đánh bắt cá để làm nước mắm thì mỗi năm phải nạp 3 chĩnh nước mắm, người làm thuê mỗi năm nạp 1 chĩnh. Năm 1769, số nước mắm do nhà nước thu qua hình thức thuế biệt nạp này lên đến 3.000 chĩnh.


Nghệ An cũng là một địa phương sản xuất nước mắm có tiếng thời Tự Đức (1848 – 1883), nhưng nước mắm xứ Nghệ thì nặng mùi đến độ Cụ Cao Bá Quát đã phải:

“Ngán thay cái mũi vô duyên.

Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An”.

Về mặt chữ nghĩa, nước mắm trong các tư liệu trên được ghi bằng Hán tự là thủy hàm (水 鹹) hay hàm thủy 鹹 水), nghĩa là “nước mặn”. Cái tên, đọc lên, nghe chữ nghĩa bác học lắm nhưng hoàn toàn không có mùi. Mà nước mắm không có mùi thì không phải là nước mắm!

Trong cuốn “Đông phương phong tục văn hóa từ điển” do các nhà nghiên cứu Trung Quốc biên soạn, khi nêu đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt, họ liệt kê 4 món ẩm thực tiêu biểu của người Việt, xếp theo thứ tự là: nước mắm, thuốc lào, bánh chưng và trầu cau. Chữ “nước mắm” trong sách này được viết là Việt Nam ngư lộ (越 南 魚 ). Ngư là “cá”, lộ là “giọt sương móc”. Ngư lộ là “giọt sương tiết ra từ cá”. Cách gọi này diển tả phần nào từ đâu có nước mắm, nhưng vẫn chưa đủ gợi lên mùi vị gì cả, mà nước mắm được thiên hạ biết đến, nhớ và ghiền, là nhờ cái mùi có một không hai của nó. Vì thế, có lẽ nên giữ cái tên vốn có của nó là nước mắm. Và khi dịch sang ngôn ngữ khác thì cũng nên giữ nguyên tên của nó là nước mắm. Mới đúng.

Nước mắm còn được người phương Tây đưa vào sử sách của họ.. Cristophoro Borri, một giáo sĩ người Ý đã từng sống ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII, đã viết trong cuốn hồi ký Xứ Đàng Trong năm 1621 của ông như sau: “Người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vì họ rất ham thứ nước ‘sốt’ gọi là ‘balaciam’ làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum vại như tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ rượu».

Hơn 170 năm sau, phái bộ người Anh do bá tước George Macartney dẫn đầu, có ghé thăm cảng Đà Nẵng vào năm 1793. Viên quan trấn thủ cửa Hàn đã làm bữa tiệc chiêu đãi khách với “những đĩa thịt bò xắt miếng vuông, chấm thứ «nước rất ngon” khiến các thành viên trong phái bộ cứ tấm tắc khen, còn George Macartney phải ghi nhớ thứ nước chấm độc đáo ấy – nước mắm – vào trong nhật ký hành trình của mình (Trần Đức Anh Sơn, Nước mắm trong văn hóa và lịch sử Việt nam, V.ăn hóa Nghệ An, 6/2016)

Nguồn gốc nước mắm không phải ở Việt nam

Người không biết ăn  nước mắm, dứt khoát người đó không phải là người Việt nam thứ thiệt. Nhưng nước mắm, thứ quốc hồn quốc túy đó, lại có nguồn gốc không phải ở Việt nam, mà cũng không ở Á châu, tuy có luận thuyết cho rằng nước mắm gốc chàm. Cũng như mắm, áo dài, …

Người pháp ở vùng Bretagne cũng biết làm và sử dụng “nước mắm” từ 2.000 năm trước. Theo Ts. Françoise Coulon, quản thủ ở Bảo tàng Mỹ thuật Rennes,  thì từ đầu Công nguyên, dân Bretagne đã biết cách ướp cá biển với muối để chiết ra một thứ nước cốt mà họ gọi là garum và dùng nó như một thứ thực phẩm. Những sử liệu đang lưu giữ tại thư viện của Bảo tàng Mỹ thuật Rennes ghi lại cách làm garum của người Bretagne xưa kia. Và khi khai quật các phế tích trong vùng Bretagne, các nhà khảo cổ học Pháp đã phát hiện những công cụ bằng gốm dùng để sản xuất và để đựng  “nước mắm” này. Nhưng ngày nay, người pháp và cả riêng người bretagne không ăn nước mắm và cũng  không còn làm nước mắm nữa.Một câu hỏi lớn, không lời đáp!

Người thụy điển cũng có một thứ “nước mắm” riêng của họ, gọi là surstromming. Thứ “nước mắm” này được làm từ  cá  harreng cho vào thùng gỗ lớn, cho muối vào để ướp. Sau 48 giờ, khi cá bắt đầu mềm thì người ta ngắt đầu cá và vứt bỏ phần ruột, cho thêm muối vào và ướp tiếp. Thùng cá ướp đó được để  ngoài trời từ 8 đến 12 tuần, dưới nhiệt độ từ 40 đến 60 độ F, cho đến khi thân cá nát ra và trở thành một loại mắm có mùi hôi kinh khiếp, chính người thụy điển cũng chịu không nổi nhưng đó lại là một món đặc sản ngon của họ. Thư tịch cổ thụy điển còn cho biết, vào thời Trung cổ, chính quyền chỉ cho phép bán surstromming vào các ngày thứ Năm của tháng Tám mà thôi. Và mỗi phiên chợ surstromming là những ngày hội ẩm thực đáng nhớ của người thụy điển. Nhưng họ thích ăn surstromming như một loại mắm hơn là thứ nước mắm.

Theo sử sách ghi lại, nước mắm có nguồn gốc từ thời Đế quốc La Mã (từ năm thứ 27 trước CN), có tên gọi là garum, được chưng cất bằng cách ướp cá với muối rồi ủ cho lên men, giống hệt với cách làm nước mắm ở Việt nam. Nhưng người la-mã dùng ít muối hơn nên garum chứa nhiều dưỡng chất hơn và đậm đà hương vị hơn.

 Đây là một tấm khảm khai quật được từ phần nền một cửa hiệu bán garum ở Pompeii, thành phố bị núi nửa chôn vùi vào năm 79 sau CN, cho thấy nước mắm đã trở nên phổ biến như thế nào vào thời đó.

Bình la-mã đựng nước mắm

Nước garum cũng có nhiều loại khác nhau và nhiều đẳng cấp khác nhau. Loại dành cho nô lệ thì rất rẻ, ai cũng mua được, trong khi đó giá của một chai garum thượng hảo hạng dành cho giới quý tộc rất mắt.có thể lên đến một số tiền tương đương với 500 đô (hơn ngày nay. Khi Đế quốc La Mã sụp đổ cùng với sự tràn ngập của bọn cướp biển, sẵn sàng chém giết, đốt phá, công thức chế biến garum cũng từ đó mà biến mất. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, có lẽ là thông qua việc giao dịch và trao đổi hàng hóa với người Trung Hoa trên Con Đường Tơ Lụa từ trước đó, nước mắm đã du nhập vào phương Đông, đầu tiên là tại Trung Hoa, sau đó lan dần đến Hàn Quốc, Nhật Bản, rồi đến khu vực Đông Nam Á trong vòng 1.000 năm sau đó.

Ở các nước Á châu có nước mắm, mỗi nơi có tên gọi nước mắm khác nhau:

Miến điện gọi nga–pya-ye ;Tàu gọi yuolu; Đại hàn gọi ack-jeot; Nam-dương gọi bakassabg, trassi; Nhựt bổn gọi shotturu; Mã-lai gợi badu; Phi-luật-tân gọi patis; Thái –lan gọi nam pla; Miên gọi teuk trey; Án-độ gọi loma ilish.

Dù không phải được người Việt phát minh ra đi nữa nhưng từ thế kỷ X đến nay (có nơi nói từ thề kỷ VI), nước mắm đã trở thành món ăn gắn liền với mảnh đất và tâm hồn người Việt. Có đi đâu xa, người ta vẫn luôn nhớ và thèm đến thứ gia vị nồng ấm này và mong ngóng đến ngày trở về quê hương. Nhưng ở Việt nam ngày nay, dưới chế độ cộng sản cai trị, quốc ngữ đã bị nhà nước chủ trương sửa đổi cho không còn tiếng Việt nam nữa, nước mắm bị gian thương kết hợp với nhà nước làm giả để triệt tiêu thứ nước mắm truyền thống, không chỉ vì lợi nhuận mà còn nhằm bứng góc dân tộc.

Nếu bảo đó là chánh sách phá sản, tiêu diệt dân tộc và đất nước của cộng sản, không biết có nói thái quá không?

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.