Hôm nay,  

Tuyển Tập Tản Văn “Về Thu Xếp Lại...” của nhà văn Đỗ Hồng Ngọc vừa ấn hành.

21/03/201910:39:00(Xem: 5973)

Tuyển Tập Tản Văn “Về Thu Xếp Lại...” của nhà văn Đỗ Hồng Ngọc vừa ấn hành.

blank

Nhà văn Đỗ Hồng Ngọc trước khi về hưu là một Bác sĩ, tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn 1969, chuyên khoa Nhi, tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và Giáo dục sức khỏe tại CFES, Paris, nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.SG, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố.

Trang Đạo Phật Ngày Nay ghi rằng nhà văn Đỗ Hồng Ngọc biết đạo Phật từ nhỏ nhưng chỉ sau biến cố bị tai biến não hơn hai thập niên trước. Khi đó bạn bè ông đã cho ông rất nhiều thuốc nhưng ông biết bệnh của ông cần chữa thuốc gì, bởi thuốc thì trị được chỗ này nhưng lại hại chỗ kia. Ông đi tìm cuốn Bát Nhã tâm kinh và rất nhiều cuốn kinh sách Phật khác ông đã ứng dụng đạo Phật vào trong việc chữa trị bệnh và thấy rõ hơn về cuộc sống.

Theo ông Bác sĩ chỉ trị được bệnh đau, không trị được bệnh khổ, còn đạo Phật thì chữa được bệnh khổ và hoạn nạn. Ông coi đức Phật là một Y vương (ông vua của Y khoa). Ông thường dạy cho các sinh viên Y khoa và nhắn nhủ các em là một người thày thuốc, phải tìm một phương cách chữa trị bệnh tâm, bệnh thân thì mới thành công trong việc điều trị cho người bệnh.
Nổi tiếng là một thầy thuốc giỏi, ông cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết sách, vẽ tranh. Ông đã có 40 tác phẩm trong đó có 6 đầu sách viết về đạo pháp. Ông cũng giới thiệu đạo Phật qua các tác phẩm của ông.

Ông cũng cho biết nhân duyên về việc học Y khoa, về sự đam mê viết văn và làm thơ. Ông coi một bên là nghề, một bên là nghiệp.

Sau đây là trích Lời ngỏ và chương đầu tác phẩm “Về Thu Xếp Lại...” của nhà văn Đỗ Hồng Ngọc.

***

“Về thu xếp lại...”

Tản văn

Đỗ Hồng Ngọc

 

Lời Ngỏ

Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60... thật là đáng thương!

Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng... đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ... trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi...

Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

 

Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất... Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS) 

 

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi... chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn... ráng viết Già sao cho sướng?... để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.

Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại...”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”... rồi đó thôi!

Khi viết “Gió heo may đã về”, tôi cảm xúc từ nhạc Trịnh, nên đã mượn những ca từ của anh làm tiêu đề cho mỗi chương sách. Trong Lời bạt cho cuốn sách này, Trịnh Công Sơn viết: “... Bạc đầu có phải đã chớm già không. Theo tôi, bạn Đỗ Hồng Ngọc ạ, đó chỉ là thay đổi một màu tóc... Tôi nghĩ rằng, không có già, không có trẻ, nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là vô lễ”.
 

Thế rồi, đến một hôm kia, anh đã lại viết:

“Ôi phù du/

 từng tuổi xuân đã già/

một ngày kia đến bờ/

đời người như gió qua...”

 

Tôi nhớ mãi lần đến thăm anh ở phòng Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy năm đó, trông anh như một tàu lá chuối khô, dán sát giường bệnh, tôi bỗng ngộ, những câu chữ anh viết trong ca khúc thì ra đã đến từ một cõi nào khác, xa xôi, một “mặc khải”, một “phó chúc” nào đó, chớ không phải từ tấm thân tứ đại ngũ uẩn mong manh này. Cho nên khi viết những dòng này, hôm nay, tôi lại nhớ người bạn nhạc sĩ họ Trịnh và lại mượn những ca từ của anh như một đề dẫn...

 

Những dòng viết này góp nhặt từ những trang nhật kỳ rời, từ những ghi chép lang thang không ngày tháng, rải rác nơi nọ nơi kia, chỉ để sẻ chia cùng bè bạn thân thiết, những bè bạn  cùng trang lứa, cùng tâm trạng.

Rất riêng tư, và rất chủ quan... 

Thân mến,

 

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon, 2.2019)

 

  

 

  1. Cát bụi tuyệt vời...

 

         

           “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,

             Để một mai vươn hình hài lớn dậy?

Ôi, cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp rong chơi...”

(TCS)

 

Cái hình ảnh lấy cát bụi vo thành môt cục rồi thổi vào đó một hơi dài để vươn vai lớn dậy làm người thì thật là thú vị. Thú vị ở chỗ nghĩ cho cùng, cái thân xác cát bụi kia một hôm trở về làm cát bụi thì đã là chuyện dĩ nhiên, đương nhiên, tự nhiên, sao còn sanh sự tào lao chi cho mệt. Có điều để cái “cát bụi tuyệt vời...” này trở thành “cát bụi mệt nhoài” thì lỗi tại ta. Ta có thể làm cho cát bụi trở nên “thú vị” được lắm chứ! Cứ như người làm gốm sứ, cát bụi mệt nhoài là bởi thứ cát bụi làm kiểu công nghiệp, hàng loạt, giống nhau như đúc, dù cố vẽ vời chi đó trên gốm cũng vô ích. Cát bụi tuyệt vời là thứ cát bụi rất riêng tư. Nó tùy màu đất. Nó tùy độ lửa. Tùy chất liệu điểm tô không thể tính toán trước. Nó tạo ra vô vàn sự khác biệt. Như người họa sư chới với, kinh ngạc khi nhặt từ lò nung ra một thứ phẩm vật trời cho, tươm bao sắc màu pha trộn quái dị, chảy theo một dòng chảy không thể lường trước…

Phải, chính cái “phần hồn” kia – cái thức -  đã được lưu chuyển từ một kiếp nào xa đó, chằng chịt quấn quít với bao thứ duyên sinh, từ không mà có, từ có mà không, vừa chân không vừa diệu hữu, đã khiến cát bụi tuyệt vời kia một hôm trở nên cát bụi mệt nhoài nọ, với thất tình lục dục, hỉ nộ ái ố... để rồi nhận ra “trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ/ chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà...”(TCS).

Nói không được. Bất khả thuyết. Không từ đâu đến/ chẳng đi về đâu. Nó Như Lai. Khi cát bụi và hơi hướm kia không chịu nhau nữa, giận nhau, cãi nhau, hục hặc, chí chóe, đòi tách nhau ra thì đủ thứ chuyện trên đời sẽ sinh sôi. Cuối cùng thì đến một lúc, cát bụi trở về cát bụi, hơi hướm trờ về hơi hướm… Rã ra. Tan ra. Không thương tiếc. Có một chu kỳ, có một nhịp điệu chăng. Không biết.

Banki, thiền sư Nhật bản, tác giả Tâm bất sinh (bản dịch Ni sư Trí Hải) nói ngay lúc sống người ta nên thuờng xuyên nghĩ về cái chết. Đúng vậy, bởi vì cái sống không tách rời cái chết. Cũng như thở vào không thể tách rời thở ra. Nó là một chu trình khép kín.

Có sinh ắt có tử, có tử ắt có sinh. Hơi vào có hơi ra và ngược lại. Cho nên người đạt đạo họ tỉnh queo, nôm na là họ... giác ngộ. Họ chẳng cần phải bối rối. Họ biết nó phải vậy. Như Thị.

Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự  tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút … ngậm ngùi.

Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với.  Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!

Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí... chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.

Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ... kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…

Từ ngày có trang web riêng mình (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối...  Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao lưu, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là... ngu!

Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có... Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác... giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”...



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.