Hôm nay,  

Tác Phẩm song ngữ "Thơ Những Người Thua Cuộc -- Poems of the Losers"...

20/03/201915:51:00(Xem: 4620)

Tác Phẩm song ngữ
"Thơ Những Người Thua Cuộc -- Poems of the Losers"...
120 bài thơ 50 tác giả --
 
Phát hành online:
Amazon, Barnes & Noble, Lulu và Ingram.
Giá bìa: $32/cuốn

Hoặc mua tại NXB Sống:
$30/cuốn
FREE SHIPPING Hoa Kỳ.
Liên lạc: (714) 414-8119



blank

  

Lời mở đầu

 

Vẫn là những người lính đó mà những bài thơ của họ chúng ta đã được đọc trong “Thơ Lính Chiến Miền Nam - ARVN Soldiers’ Poetry”, cùng với nhiều đồng đội khác; họ đã trở về từ cuộc chiến, may mắn sống sót, còn nguyên vẹn hay đã tật nguyền, góp mặt trong tuyển thơ này.

Điều đặc biệt ở đây là những ý thơ, những câu thơ,những bài thơ này đã được làm ra, hoặc ấp ủ, trong bóng tối nhà tù, sau hàng rào kẽm gai trại tập trung, sau những cơn đau của bệnh tật, những đợt hành hạ của gông cùm… Có khi, thoải mái hơn, trong lúc “lao động” trên những nương rẫy, cánh đồng, hoặc trên những nẻo đường mưu sinh bằng đủ thứ nghề: đạp xích lô, làm thợ mộc, ngư phủ, gác dan, dạy kèm, phu khuân vác… Lại có khi, thơ được làm ra, trên đất nước tạm dung, nơi họ đã được đưa đến để “làm lại cuộc đời”hay “lưu vong”?; một nơi hoàn toàn lạ lùng, thật xa quê hương mà họ phải bỏ lại.

Nếu “bên thắng cuộc” đã liên tu bất tận có những tiếng nói của họ: gang thép, đe dọa, tự mãn, ngông cuồng và say sưa… thì những lời thơ này, của những “người thua cuộc”, là tiếng nói của sự chịu đựng, nhẹ nhàng và bao dung, một nỗi đau không dứt; vậy mà, nhiều khi, lời thơ lại phảng phất giọng điệu của những hào kiệt “sa cơ lỡ vận”, rất hào sảng. Với tâm hồn giàu nhân bản (như đã giới thiệu trong Thơ Lính Chiến Miền Nam…); những người lính làm thơ của QLVNCH, dù chịu nhiều đòn thù ác nghiệt của “bên thắng cuộc”, họ không hề nuôi dưỡng những oán hờn đối với cựu thù của mình. Như thể họ đã xem đó là cái giá mà chính họ phải trả trong cơn quốc nạn. Thậm chí, có những giọng thơ, lời thơ rất khôi hài, như tự mỉm cười với số phận của mình, vì đã không còn cách nào khác. Mọi chuyện xảy ra thực sự đã vượt quá tầm tay của họ.

Tuy thế, họ đã không đầu hàng số phận. Nơi đất nước tạm dung, nhiều cựu binh này đã tiếp tục học hành, đỗ đạt, sống và làm rất nhiều việc có ích cho đời.

Erich Segal có viết “…Part of being a big winner is the ability to be a good loser”*

Những cựu binh-nhà thơ này là những người thua cuộc quân tử.

Nguyễn Hữu Thời

Cựu SVSQ khóa 3/73 Thủ Đức

 

*(Biết thua một cách quân tử là một đức tính của kẻ thắng trận hào hùng - Phan Lệ Thanh dịch)

 

  

 

Preface

 

The readers find herein just the same soldiers - now veterans whose poems could be read in “Thơ Lính Chiến Miền Nam - ARVN Soldiers’ Poetry”. Together with other companions-in-arms, they returned from the war; some lucky to be intact, others disabled; they are present, helping to make this poetry anthology: Poems of the losers.

What is special is the fact that the ideas, the themes, the poems in this anthology were nurtured, written in the darkness of the jails, behind the barbwire fences of the concentration camps, after fits of painful diseases or blows of torture...or occasionally, less miserable, on the fields or milpas, or somewhere else while they were working trying to make a living by doing all kinds of odd jobs: as a pedicab driver,a carpenter,a fisherman, a security guard, a tutor,a porter... Also, some poems were written during the later years in foreign lands where they had been accepted as refugees to “start a new life” or to “be exiled” in strange places, an ocean apart from their own homeland.

When the winners have been raising their voice arrogantly, threateningly, complacently, extravagantly and very passionately... these verses of the losers present the voice of tolerance, moderateness and forgiveness in a ceaseless pain; yet the language of the poems, more often than not, sounds the tone of “down and out” heroes, still very generous. With the spirit of humanity (as introduced in “ARVN Soldiers’ Poetry),the poets of the Army of  Republic of Vietnam, despite the formidable revenge and ill-treatment,still did not nourish any feeling of resentment against their former enemy. It seemed they took it for granted that they had to pay a heavy price for losing the war they had fought and it was just the national calamity. There is somewhere in this anthology a tone of humor, when some authors even seemed to be fond of laughing at their fate as they could not do anything to change it. Everything was beyond their control.

Nevertheless, they did not give up their hope and efforts. As immigrants in the new lands, some got back to schools or universities, later being graduates and able to live usefully.

Erich Segal once wrote in one of his novel “Part of being a big winner is the ability to be a good loser”.

These veterans-poets are the good losers.

 

Nguyễn Hữu Thời

Ex-cadet of Class 3/73 Infantry School, RVNAF

 

  

 

120 bài thơ 50 tác giả

 

Sau một năm làm việc, đến nay tôi đã tìm được 120 bài thơ của 50 tác giả để đưa vào bản thảo tập THƠ NHỮNG NGƯỜI THUA CUỘC theo danh sách dưới đây:
 

Chu Vương Miện  Dư Mỹ  Đăng Nguyên  Đức Phổ  Hà Thúc Sinh  Hạ Quốc Huy  Hòa Nguyễn  Hoài Ziang Duy  Hoàng Lộc  Hồ Chí Bửu  Hồ Minh Dũng  Huy Uyên  Lâm Chương  Lâm Hảo Dũng  Lê Mai Lĩnh  Luân Hoán  Lữ Quỳnh  Mường Giang  Nguyễn Dương Quang  Nguyễn Đăng Trình  Nguyễn Đông Giang  Nguyễn Hữu Nhật  Nguyễn Hữu Thời Nguyễn Hữu Thụy Nguyễn Nam An  Nguyễn Ngọc Nghĩa  Nguyễn Phan Thịnh Nguyễn Phúc Sông Hương  Nguyễn Tư  Nguyễn Văn Ngọc  Ngô Đa Thiện  Ngô Đình Khoa  Như Không  Phạm Quang Ngọc  Phạm Văn Bình  Phan Ni Tấn  Phan Xuân Sinh  Phương Tấn  Quan Dương  Thái Tú Hạp Thiếu Khanh  Thy Lan Thảo  Trang Châu  Trạch Gầm  Trần Đình Thao  Trần Hoài Thư  Trần Thanh Ngọc  Trần Văn Sơn  Trần Vấn Lệ  Trần Yên Hòa.

 
Cũng như tập THƠ LÍNH CHIẾN MIỀN NAM... tựa của tập thơ này rõ ràng và dứt khoát: THƠ NHỮNG NGƯỜI THUA CUỘC - POEMS OF THE LOSERS. Một tập thơ có chủ đề liên quan đến quá nhiều người mang chung một thân phận và sống với nó trong một khoảng thời gian quá dài; vậy mà, chỉ có 120 bài thơ của 50 tác giả, con số quá ít ỏi, một số lượng quá nhỏ bé so với chủ đề quá rộng lớn của tập thơ. Tôi không biết phải dùng một từ nào khác để gọi tên chính mình và những đồng đội của mình - và dĩ nhiên cả đồng bào của mình nữa. Phủ nhận thân phận của mình, đó là điều tôi chưa bao giờ làm. Mong quý độc giả thông cảm nếu có gì đó không hài lòng về cái tựa tập thơ.

Tôi cũng rất tiếc về sự vắng mặt của một số tác giả thời danh được rất nhiều độc giả ưa thích và sự thiếu sót này có thể sẽ làm số độc giả đó... thất vọng (?).

Những bài thơ này có thể được xem hay không, là tiêu biểu của “những vần thơ thua cuộc” tùy ở nhận định của các nhà phê bình. Tôi chỉ muốn nhắc đến số lượng ít ỏi các bài thơ mà tôi đã chọn, và mong anh chị em hiểu cho, chỉ vì “lực bất tòng tâm”. Công trình của chỉ một người, khó mà tránh được bất cập. Tuy nhiên,về “chất” của các bài thơ, thì tôi thấy nhẹ nhõm và tin rằng mình đã tìm được những bài thơ hay, mặc dù tôi chưa bao giờ là một nhà sưu tập chuyên nghiệp. “Gom” được các bài thơ này, trước hết, tôi phải cảm ơn những tác giả-đồng đội của mình (đa số đã nổi tiếng từ trước 1975), vì họ đã làm ra những bài thơ đó ,để cho tôi có cái may mắn bắt gặp chúng - những bông hoa - trên con đường dài mệt mỏi mình đã đi qua. Đặc biệt, trong tập thơ có 4 tác giả đã qua đời (Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Phan Thịnh, Ngô Đình Khoa và Phạm Văn Bình). Gõ lại những bài thơ của họ, cho vào tập thơ, là để thay lời kính mến và tưởng niệm. Đó là những tác giả tôi thích, cũng như tất cả những tác giả khác. Có vài người vô danh, như tôi; có vài người “không rõ lai lịch”.

Những bài thơ gốc tiếng Việt - tiếng nước tôi - mới là cái lõi, cái cốt tủy của tập thơ, cái chỗ mà những gì sinh sắc nhất, đã ánh lên mỗi lần bắt gặp, nhưng rực rỡ và tồn tại, chứ không phải là những từ ngữ trong bản dịch tiếng Anh mà tôi đã “đánh vật” với chúng trong cả năm qua. Bản dịch tiếng Anh - mục đích rõ ràng là dành cho độc giả nước ngoài - chỉ là cái hình bóng loáng thoáng của những cựu binh QLVNCH sau cuộc chiến... mà diện mạo của họ - bởi vì thua cuộc - nhiều lúc đã bị vô tình, cố ý, làm cho nhòe nhoẹt hoặc bôi đen, bởi những thế lực chính trị không liên hệ gì đến những tác phẩm văn học này. Và những tác giả trong tập thơ này cũng chẳng liên hệ gì đến họ, những thế lực đó.

Tôi đã dịch xong 105 bài thơ trong tập thơ; tôi còn phải dịch 15 bài thơ cuối cùng nữa. Sau đó, phải xem lại để chỉnh sửa, rồi vẽ bìa... và điều quan trọng nhất chính là tìm một NXB ở nước ngoài (Mỹ, Canada,Úc...) để tài trợ cho tập thơ, để cho nó được in ra và phát hành rộng rãi. Ở đây, tôi chỉ có thể tự in thủ công (rất thô sơ bằng photocopy) chừng mươi cuốn, để làm kỷ niệm, mà thôi.

Trước đây, khi thực hiện tập THƠ LÍNH CHIẾN... tôi đã tự mình viết Lời Mở Đầu (Preface) và Lời Giới Thiệu (Introduction) bằng tiếng Việt và Anh; lần này tôi không viết giới thiệu được, vì đã đưa thơ của mình vào (theo đề nghị của một tác giả là người bạn hiền đáng mến ở Mỹ). Tự mình giới thiệu mình tôi thấy ngượng, giống như mình tự bấm like cho mình vậy. Tôi cần một người đọc bản thào cả tập thơ, rồi viết vài trang giới thiệu dùm, mà chưa nghĩ ra, tôi cũng cần cả người biên tập để đọc và sửa chữa các lỗi tiếng Anh nữa; mà việc này hẳn là của NXB (cố GS. Nguyễn Ngọc Bích, bạn của nhà văn Uyên Thao, NXB Tiếng Quê Hương, đã tích cực làm giúp việc này cho tập THƠ LÍNH CHIẾN... in năm 2016). Không phải “dân trong làng”, tôi không biết phải nhờ ai viết cho một bài giới thiệu. Đó là những việc phải làm sau này.

Còn bây giờ, tôi lại tiếp tục với bàn thảo; hy vọng xong trước cuối năm.

 

Nguyễn Hữu Thời - 2/10/2018

 

  blank

 

120 poems by 50 authors

 

After nearly a year of working, now I have collected 120 poems  written by 50 authors to be included in POEMS OF THE LOSERS, as listed  below:
 

Chu Vương Miện  Dư Mỹ  Đăng Nguyên  Đức Phổ  Hà Thúc Sinh  Hạ Quốc Huy  Hòa Nguyễn  Hoài Ziang Duy  Hoàng Lộc  Hồ Chí Bửu  Hồ Minh Dũng  Huy Uyên  Lâm Chương  Lâm Hảo Dũng  Lê Mai Lĩnh  Luân Hoán  Lữ Quỳnh  Mường Giang  Nguyễn Dương Quang  Nguyễn Đăng Trình  Nguyễn Đông Giang  Nguyễn Hữu Nhật  Nguyễn Hữu Thời Nguyễn Hữu Thụy Nguyễn Nam An  Nguyễn Ngọc Nghĩa  Nguyễn Phan Thịnh Nguyễn Phúc Sông Hương  Nguyễn Tư  Nguyễn Văn Ngọc  Ngô Đa Thiện  Ngô Đình Khoa  Như Không  Phạm Quang Ngọc  Phạm Văn Bình  Phan Ni Tấn  Phan Xuân Sinh  Phương Tấn  Quan Dương  Thái Tú Hạp Thiếu Khanh  Thy Lan Thảo  Trang Châu  Trạch Gầm  Trần Đình Thao  Trần Hoài Thư  Trần Thanh Ngọc  Trần Văn Sơn  Trần Vấn Lệ  Trần Yên Hòa.
 

Like ARVN Soldiers’ Poetry, the title of this poetry collection is clear and definitive: POEMS OF THE LOSERS. It’s an anthology that has a theme relating to so many people who share the same fate to live with for a very long period of time; nevertheless, it only consists of 120 poems by 50 authors, a very small figure, a true fewness apparently irrelevant to the broad meaning of its title. I don’t know any other word I should use to exactly call myself and my companions-in-arms and of course my fellow- citizens. Denial of my condition is what I have never done. I expect an understanding from the readers who, I think, may not be happy with the title of this anthology.

I am also sorry for having missed some of the famous contemporary poets whose works have been admired by a large number of readers and this shortcoming may make them disappointed (?)

Whether or not the verses herein are considered the typical ones ever written by the losers are up to literary critics. I only want to mention the fewness of the poems selected and to tell the reason for that, it is simply because “the spirit is willing but the flesh is weak”. A project by only one man can hardly be free from defects. However, as far as the “quality” is concerned, I feel relief and confident of my choice although I am never a professional collector. Having been able to select these poems, first I wish to thank the authors (Most of them were well-known before 1975) for having written the poems so that I could find them-the beautiful flowers- on the roads of my tiring journey. Particularly, there are herein the poems of four deceased authors (Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Phan Thịnh, Ngô Đình Khoa, Phạm Văn Bình). Typing out their verses for insertion in this anthology, I want to express revere and love, for them and to the memory of them. They are among my favorite authors like many others. There are herein some almost unknown authors- like me- and some others whose biographic information is not available.

The original poems in Vietnamese- my mother tongue- are the core, the soul of the anthology where the most profound goodness glitters and touches us eternally, not the words and expressions in the English versions with which I have “struggled” for almost the whole of the year. The English versions which are obviously intended for English readers are just the obscure images of these ARVN veterans after the war when their real aspects - simply because they are the losers- are intentionally or unintentionally stained or blackened by the influential political camps who have nothing to do with these literary works. And the authors of these works surely have not anything to do with them either.

So far I have translated 105 poems; I have to translate the last 15 ones. After that, I have to revise all of them, one by one, to correct the mistakes found,then I have to sketch the front cover…and most important to find a foreign publisher who is interested in bringing out the book and selling it world-wide. Here in Vietnam I can only make a few rude copies through a copying machine, as a souvenir.

Formerly when working at ARVN Soldiers’ Poetry… I myself wrote the Preface and Introduction in both Vietnamese and English; this time, I am not in a position to write an introduction to the book because I have inserted my own poems in it (following the idea of a likeable author, a good friend in the States) I always feel somewhat ashamed at introducing myself, it is very much like clicking a “like” for my own post. I need someone to read through the manuscript then write an introduction with objective opinions, but I cannot think of any particular person to do it. I also need an editor to read through the book then carefully polish the English and correct the mistakes if any; I believe this work is to be arranged by the publishing house (Late Prof. Nguyễn Ngọc Bích, a friend of writer Uyên Thao, TQH Publishing House, had helped very effectively in doing editorial works to SOLDIERS’ POETRY …that was published in June 2018). Since I am not in the literary world, I don’t know who to turn to for help with an introduction to this anthology. It’s something to be done later.

For the time being, I have to get back to work, at the manuscript; I hope it will be finished before the end of this year.

 

Nguyễn Hữu Thời - 10/2/2018

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.