Hôm nay,  

Việt Nam Center Hội Thảo Về “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”

11/02/201910:02:00(Xem: 4613)

Việt Nam Center Hội Thảo Về “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”

Kêu Gọi Quân Cán Chính VNCH Làm Sáng Tỏ Khúc Quanh Lịch Sử

 

  • Triều Giang

 
blankHình trái: Vietnam Center tại Đại học Texas Tech tại Lubbock, Texas. Hình phải: Bộ Sưu tập Tù Nhân Chính Trị VN tại Việt Nam Center do hội VAHF và Vietnam Center hoàn thành năm 2007 tại Vietnam Center.
 

Lubbock: Vietnam Center, Trung Tâm Sử Liệu Chiến Tranh Việt Nam tại Đại Học Texas Tech đang chuẩn bị cho cuộc Hội thảo về chiến tranh Việt Nam với đề tài: “1969: Việt Nam Hóa Chiến Tranh, và Những Năm Chuyển Đổi Cuộc Chiến”  ( “1969: Vietnamization and the Year of Transition in the Vietnam War”) vào những ngày 25-27 tháng 4, năm 2019 sắp tới tại MCM Elegante Hotel, Lubbock, Texas.
 

Nhìn lại lịch sử thì năm 1969 là năm khởi đầu cho khúc quanh của cuộc chiến Việt Nam. Cuộc tổng tấn công Mậu Thân của CSVN năm 1968; quân CS Bắc Việt đã kéo nhiều sư đoàn quân chính quy từ Bắc đem vào cùng với toàn bộ quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để tấn công trên 100 thành phố lớn nhỏ của miền Nam VN. Hai mặt trận lớn nhất là Huế và Sài Gòn. Mặc dù bị tấn công bất ngờ vì lúc bấy giờ hai bên đang có thỏa thuận ngưng chiến nhân dịp Tết Mậu Thân, nhưng miền Nam vẫn giữ vững và dành lại được tất cả những phần đất bị CS chiếm đóng trong thời gian ngắn như Huế, dù bị tổn thất không nhỏ. Nhưng ngược lại quân CSVN bị tổn thất gấp nhiều lần và phải rút lui. Tại Huế, có ít nhất là 80,000 quân của 4 sư đoàn kéo từ ngoài Bắc vào bị xóa sổ. Riêng quân của Mặt Trận GPMN thì hầu như hoàn toàn bị chết và bị bắt gần hết . Chính CSBV đã phải công nhận là họ đã thất bại. Đặc biệt là trước khi tấn công, họ tiên đoán rằng người dân Huế sẽ đứng lên “ủng hộ cách mạng” và họ sẽ chiếm Huế để đặt Huế là thủ đô của Mặt Trận GPMN. Nhưng điều này đã không xảy ra mà chỉ có giết hàng loạt,  và chôn sống trên 5,000 người dân Huế. Đặc biệt, quân CS đi đến đâu thì người dân bỏ chạy tới đó.
 

 Chiến thắng lẫy lừng này của VNCH và quân đội Hoa Kỳ đã bị dư luận Hoa Kỳ bỏ ngài tai vì giới phản chiến với sự cổ võ của truyền thông Hoa Kỳ và thế giới. Họ lý luận rằng với trên nửa triệu binh lính Hoa Kỳ có mặt tại VN lúc bấy giờ mà quân CS vẫn có thể tổ chức một cuộc “tổng nổi dây” như vậy thì cuộc chiến Việt Nam là “cuộc chiến không thể thắng”. Tinh thần của gia đình các quân nhân Hoa Kỳ bắt đầu lung lay và ngả về phía phe phản chiến. Những cuộc biểu tình chống chiến tranh VN ngày càng khốc liệt tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới khiến TT. Lindon Johnson quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ 2. Năm 1969 Tổng Thống Richard Nixon thắng cử với chương trình tranh cử là rút quân ra khỏi Việt Nam. Henry Kissinger được mời làm Ngoại trưởng với nhiệm vụ hoàn thành lời hứa đó của TT. Nixon với cử tri của ông, là rút quân ra khỏi VN bằng mọi giá với danh nghĩa “ Rút quân trong danh dự”. Từ đó, những cuộc rút quân bắt đầu và cho đến khi Hòa đàm Paris được ký kết và đầu năm 1973 thì việc rút quân hầu như đã hoàn tất vào cuối năm 1972.
 

Trong điện thư gửi tới hội Bảo Tồn Lịch Sử & Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt VAHF, Tiến sĩ Steve Maxner, Giám Đốc Việt Nam Center kêu gọi phía Việt Nam Cộng Hòa tham dự để nói lên chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã ảnh hưởng trực tiếp ra sao đến Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là quân đội miền Nam, một tổ chức đã phải gánh trách nhiệm nặng nề là thay thế trên nửa triệu quân lính Hoa Kỳ trong một thời gian gấp rút; khi chương trình này bắt đầu được thực hiện vào năm 1969 cho tới khi hoàn tất vào cuối năm 1972 tính ra chưa tới 3 năm. Họ đã phải gánh chịu những áp lực ra sao vào họ đã chiến đấu như thế nào sau khi quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi Việt Nam?


 

Hội VAHF cũng tha thiết kêu gọi Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa hãy tham dự để nói lên hoàn cảnh éo le của đất nước lúc bấy giờ khi đồng minh Hoa Kỳ muốn bỏ rơi, miền Nam và nhất là quân đội và người dân miền Nam đã chiến đấu anh dũng tới viên đạn cuối cùng ra sao để xóa tan những luận điệu bôi nhọ là quân đội VNCH hèn nhát không dám chiến đấu. Chúng ta đã chiếu đấu trong gian khổ, thiếu thốn từng viên đạn, từng lít xăng trong khi CS Bắc Việt và Nga viện trợ gấp ba, bốn lần so với những năm trước đó. Henry Kissinger đã tiên đoán VNCH sẽ chết 6 tháng sau khi Hòa đàm Paris ký vì ông ta biết rằng miền Nam không còn vũ khí, đạn dược để tiếp tục. Nhưng ông ta đã lầm và phải thốt lên những lời cay độc và đầu năm 1975: “Sao chúng nó  (miền Nam VN) chưa chết?”.
 

Tất cả những khó khăn nhưng chiến thắng anh dũng của VNCH qua các trận đánh long trới lở đất tại cuộc hành quân Lam Sơn 719, tại An Lộc, tại Quảng Trị với Mùa Hè Đỏ Lửa, và sau này lại Bình Long, Long Khánh không được dư luận và báo chí Hoa Kỳ và thế giới ngó ngàng tới. Đây sẽ là cơ hội để chúng ta đưa ra trước một cử tọa trong ngành truyền thông, và giáo dục có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài vào xã hội Hoa Kỳ, gồm những người đã nghe những lời dối trá đã quá lâu.
 

Được biết, cuộc Hội thảo sẽ có sự có mặt đông đảo của giới sử gia, các nhà giáo dục và các sinh viên học sinh chuyên nghiên cứu và quan tâm về chiến tranh Việt Nam. Điều hành các buổi hội thảo sẽ được phụ trách bởi các Giáo sư Tiến sĩ Sử học Pierre Asselin, thuộc Đại học San Diego, California, George Herring tại Đại Học Kentucky của tiểu bang Kentucky và Lloyd Gardner của Đại học Rutgers tại tiểu bang New Jersey. Đặc biệt Giáo sư Tiến sĩ Sử Fred Logevall, thuộc Đại học Harvard, người lãnh giải Pulitzer Prize về Lịch Sử năm 2013, tác giả cuốn sách:  “Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America’s Vietnam”. Tạm dịch: “Tàn Cuộc Chiến: Sự Sụp Đổ Của Một Đế Chế và Ảnh Hưởng Hoa Kỳ Vào Việt Nam”. Nhìn vào thành phần cử tọa này thì hầu hết có khuynh hướng ngả về phe phản chiến nên sự có mặt của người Nam Việt Nam là điều không thể thiếu.
 

Ngoài ra, Tiến sĩ Maxner cũng cho biết nếu các tham luận viên dù có bất cứ một đề tài nào về chiến tranh Việt Nam mà muốn trình bày tại cuộc Hội thảo năm nay cũng sẽ được hoan nghênh. Các diễn gỉa cần viết một đoạn giới thiệu (abstract)  dài 250 chữ về bài tham luận và một trang tiểu sử rồi gửi tới địa chỉ email: VietnamConference.TTU@gmail.com ,  chậm nhất là ngày 15 tháng 2, 2019. Độc giả có thể vào Link dưới đây để biết thêm chi tiết về cuộc Hội thảo: https://www.vietnam.ttu.edu/events/2019_Conference/

Hoặc liên lạc với Hội VAHF qua địa chỉ email:nancy@vietnameseamerican.org . Điện thoại số (512) 844-9417

 
Cũng nên nhắc lại hội VAHF đã cùng với Vietnam Center hoàn thành bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Việt Nam Center từ năm 2007. Xin vào Link dưới đây để biết thêm chi tiết: http://www.vietnam.ttu.edu/vahp/fvppa.htm

 
Bộ sưu tập này gồm trên 200,000 trang tài liệu về tù nhân chính trị do hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN của bà Khúc Minh Thơ trao tặng bào gồm những chứng từ nói về việc CSVN cầm tù gần 1 triệu quân cán chính miền Nam ra sao để chứng minh cho thế giới biết tuyên bố không hề có tù nhân chính trị tại VN chỉ là điều gian dối. Quý quan khách đến Vietnam Center trong dịp này sẽ có cơ hội để xem bộ sưu tập Tù nHân Chính Trị Việt Nam, được giới nghiên cứu đánh giá là bộ sưu tập quan trọng không kém bộ sưu tập về cuộc di dân tới Hoa Kỳ của người Ái Nhĩ Lan cách đây hơn 100 năm.

Triều Giang (02/2019)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.