Hôm nay,  

ÂN ĐỀN NGHĨA TRẢ

01/02/201914:14:00(Xem: 4892)

ÂN ĐỀN NGHĨA TRẢ
 

Nguyen Nguyet Minh
 

Trong bữa ăn tuần trước, cháu ngoại Hưng của tôi nói chuyện về việc gây qũy của lớp cho chuyến đi thăm Hoa Thịnh Đốn. Hưng năm nay 13 tuổi, học lớp 8. Nhóm bốn đứa bạn thân của cháu rất hứng thú về dự án này. Chúng bàn nhau bán bánh. Mẹ của Ray sẽ giúp làm bánh ngọt với chocolat; Marc định làm bánh pie; Mẹ Sam sẽ làm bánh dẻo đặc biệt của người Nhật.

“Mình có thể làm gì hả Ba?” Hưng hỏi.

“Con muốn làm gì? Bánh ngọt với yến mạch? Mình có thể làm nhiều loại khác nhau…”

“Hay mình làm chả giò?” Tôi xen vào.
 

Tôi thích sự đóng góp thức ăn từ những nền văn hóa khác nhau. Chế biến các loại thục phẩm đa dạng như những đứa trẻ này: cơm dẻo Nhật, chả giò Việt Nam..., rồi đem đi bán để giúp chúng có phương tiện cho chuyến đi đến thủ đô, nơi được coi là đại diện cho chúng.

“Bà có thể giúp cháu làm chả giò,” tôi nói.

“Thật sao Bà? Hay quá! Ai cũng thích ăn chả giò! Chả giò của bà ngon hết xảy! Chắc sẽ bán hết ngay!”
 

Thế là hôm sau tôi đi chợ. Và hôm sau nữa chúng tôi bắt tay vào việc từ 10 giờ sáng: rửa rau, cắt rau, thái nhỏ, ướp thịt, lột vỏ và cắt tôm, các công việc cần thiết để làm nhân chả giò. Nhân của chúng tôi bao gồm thịt heo xay, tôm tươi, khoai môn, hành tây, cà-rốt, nấm mèo, củ sắn, đậu xanh hầm, bún tàu, và nhiều loại tương ướp khác nhau, vì thế chỉ làm nhân thôi đã mất nguyên buổi sáng. Mẹ và dì của Hưng bắt đầu cuốn chả giò lúc trưa. Cả 3 người mất 2 tiếng để cuốn 150 cái chả giò, và tôi đứng chiên hơn 3 tiếng. Chúng tôi làm một nửa nhân mặn và một nửa nhân chay, vì ở Berkeley không thiếu người ăn chay do họ chú trọng đến sức khoẻ.
 

Thế rồi hôm nay, vào ngày lễ tưởng niệm Tiến sĩ Martin Luther King Jr., bốn cậu con trai hăng hái đặt một chiếc bàn dài ngay tại chợ Berkeley Bowl West để làm việc thiện. Các cậu không làm để phục vụ cá nhân mình, mà để gây quỹ chung của trường, giúp các học sinh thiếu khả năng tài chánh có được cơ hội tham dự chuyến đi. Các cậu đặt tên cho bàn mình là Bàn Bánh Tu Chính Án thứ 14, bộ luật bảo vệ quyền bình đẳng của các cựu nô lệ da đen. Những người trẻ tuổi này hết lòng tin rằng mọi học sinh đều có quyền được tiếp cận với hệ thống giáo dục như nhau, ngay cả khi họ khác nhau về khả năng kinh tế và tài chánh. Các cậu ý thức rằng việc gây quỹ này đồng nghĩa với sự bảo vệ quyền lợi bình đẳng cho các bạn cùng trường.

Vì vậy, mặc dù đã thấm mệt sau một ngày làm việc dài, tôi thấy vui vì giúp được cháu và giúp cháu giúp người. Tôi nhớ những năm đầu mới đến Mỹ định cư, đang tranh đấu để tìm hiểu và hoà nhập với lối sống của người Mỹ, trong khi vẫn cố gắng gìn giữ phong tục tập quán của một gia đình Việt Nam. Từ một nước Việt bị chiến tranh tàn phá, chúng tôi trở thành cư dân của một nước Mỹ giàu mạnh, với mong mỏi duy nhất rằng các con sẽ được học hành để tạo nên một tương lai tốt đẹp cho chúng.

Như hầu hết những người mới định cư, chúng tôi đã ra đi chỉ với hai bàn tay trắng và manh áo trên người, nhưng đã hết sức làm việc để chu toàn cho gia đình. Chỉ vừa đủ ăn, nên chúng tôi không có điều kiện tham dự bất cứ các chuyến đi xa của trường hay các dự án đặc biệt nào vào thời điểm đó. Các cháu thấu hiểu hoàn cảnh tài chánh của gia đình nên chúng cũng ít khi nào xin đi. Tôi còn nhớ những giọt nước mắt rơi vì xấu hổ và buồn tủi khi buộc lòng từ chối chúng. Tuy nhiên, đối với những sinh hoạt quan trọng có liên hệ đến toàn lớp, trường đã không bỏ rơi các cháu. Các giáo sư và học sinh cùng lớp đã nỗ lực để gây quỹ tạo phương tiện cho các cháu cùng tham gia.

Không có sự giúp đỡ của thày và bạn thì đứa con gái lớn của tôi đã không có được chuyến đi Pháp đầu tiên trong đời dưới chương trình trao đổi sinh viên. Không có sự giúp đỡ đó thì đứa con gái kế lớp 11 đã không được viếng thăm Hoa Thịnh Đốn lần thứ nhất khi được tuyển chọn tham dự hội nghị sinh viên lãnh đạo toàn quốc. Mẹ của Hưng, con gái út, cũng đã nhận sự giúp đỡ tương tự để có khả năng đi Hoa Thịnh Đốn khi học lớp 8. Còn nhiều trường hợp giúp đỡ khác không nhiều bằng, mà bây giờ tôi không còn nhớ rõ.

Điều mà tôi không bao giờ quên được là kết quả của những giúp đỡ này. Sau ngày Sài Gòn sụp đổ hơn 40 năm về trước, quá nhiều người trong chúng ta đả bỏ nước ra đi tìm tự do. Nếu nước Mỹ không mở rộng vòng tay lúc đó, chúng ta đã không cách xây dựng lại cuộc đời. Nếu họ không cấp giấy phép làm việc, làm sao chúng ta nuôi con? Làm sao chúng ta có được mái ấm gia đình?  

Tim tôi rướm máu khi nhìn thấy những người tị nạn hiện nay bị khước từ quyền nhập cảnh. Họ đã bỏ nước ra đi như chúng ta 40 năm trước, cũng chỉ với niềm hy vọng tìm được một tương lai tốt đẹp hơn cho con. Những người đã định cư và đã nhận ân huệ ở xứ sở này, họ nỡ nào từ chối giúp đỡ những người mới đến có được quyền lợi tương tự như mình trước kia? Làm sao những người tị nạn mới có thể sinh sống? Làm sao có thể bắt một người mẹ phải lo lắng đến mức không dám nhận phiếu thực phẩm (food stamps) để nuôi con bởi vì sợ sẽ bị trục xuất? Thật quá sức tàn ác, phũ phàng! ‘Miếng khi đói bằng gói khi no’, sự giúp đỡ trong lúc đầu là quý giá nhất, đã cho phép gia đình chúng tôi sống sót, rồi ổn định và thành công, để sau cùng đóng góp cho xứ sở này bằng tất cả khả năng và tấm lòng của mình.

Cũng vì vậy, tôi đã xem cuộc gây quỹ này của cháu tôi là một việc làm rất tốt, xứng đáng để tôi bỏ công sức và chịu đau lưng trong vài ngày tới. Chúng ta giúp không phải chỉ để trả lại những gì ta đã nhận. Nhìn các cháu học cách giúp đỡ và che chở lẫn nhau, tôi nhận ra rằng, chúng ta thực sự trả ân nghĩa cho tương lai con cháu và cho chính chúng ta khi chúng ta tham dự vào các công tác xã hội.


Nguyen Nguyet Minh là một cư dân cao niên tại California và thành viên của hội phi đảng phái PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến). Bà gửi bài viết này cho Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu thì ơn gọi linh mục và tu sĩ ở Trung Cộng đang tăng tiến, bất chấp việc tuyền truyền chủ nghĩa cộng sản vô thần
Mùa Thu ở Hoa Thịnh Đốn kéo dài ba tháng, bắt đầu từ 21 Tháng 9 đến 21 Tháng 12. Mỗi năm cứ sau Halloween
Có một số độc giả nêu thắc mắc về một bản tin trên Việt Báo nói rằng Giáo Hội PGVNTN đã "tan vỡ," và cho rằng chữ này không chính xác.
Một tuần vận động thành công và nhu cầu cần thiết: Dịch các lá thư CS “chửi” Hoa Kỳ, để nộp cho QH, BNG và Hội đồng An Ninh Quốc Gia
Theo nhận xét từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Institute of Directors, một tổ chức qui tụ các công ty thương mại của người Anh
Tôi tên là Nguyễn Phương Anh , giới tính : Nam, ngày  sinh : 11/9/1972 , số giấy chứng minh nhân dân : 011537150 , ngày  cấp 13/10/2004 do công an Hà nội cấp
Kỳ nhông (hay cắc kè giông, caméléon) là một loại bò sát có đặc tính đổi màu da (các lớp vảy) tùy môi trường: giữa đám lá nó biến thành sắc xanh
Còn đúng một năm nữa, Hoa Kỳ sẽ có tổng tuyển cử để dân chúng bầu lên các cấp lãnh đạo của chính quyền liên bang và tiểu bang
Hoà Thượng Thích Quảng Độ thuật lại chuyến viếng thăm của phái đoàn Hoa Kỳ USCIRF... Đó là bản tường trình của nữ sĩ Ỷ Lan
Báo sự thật, số 120, ngày 15-10-1949 có đăng bài viết của Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước Dân chủ; Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.