Hôm nay,  

Vấn Đề Trục Xuất Người Tỵ Nạn Việt Nam

28/01/201905:54:00(Xem: 4622)

Vấn Đề Trục Xuất Người Tỵ Nạn Việt Nam

 
Luật Sư Nguyễn Quốc Lân

 

Vấn đề trục xuất người tỵ nạn Việt Nam là một vấn đề  đang gây dao động trong cộng Việt Nam tại khắp nơi trên toàn Hoa Kỳ.  Tìm hiểu về thực tế của vấn đề để tìm ra một phương hướng vận động là một điều cần thiết cho  tất cả mọi người quan tâm.
 

Vấn đề trục xuất người di dân có hồ sơ phạm pháp

Theo luật của Hoa Kỳ, những người ngoại quốc được nhập cảnh vào Hoa Kỳ mà có hồ sơ phạm pháp trước khi được vào quốc tịch thì vẫn có thể bị trục xuất về quốc gia nguyên quán theo luật di trú.  Những đối tượng di dân bị trục xuất bao gồm cả những người được nhập cảnh theo diện tỵ nạn.

Những trường hợp  bị trục xuất theo luật di trú bao gồm các trường hợp như có tội hình sự nghiêm trọng và có thể bị tù trên 5 năm, đã bị kết án tù trên 1 năm, tối thiểu hai lần tội nhẹ (misdemeanors hay tội tiểu hình) nhưng có yếu tố về đạo đức (moral character) ví dụ như ăn cắp vặt, gian lận trợ cấp hay ký ngân phiếu giả, hay các tội  đặc biệt theo luật di trú như đỉ điếm, mua dâm, tang trữ hay mua bán thuốc phiện, xử dụng vũ khí trái phép, v..v.. Những người di dân này có thể được đưa vào tòa án di trú để tiến hành xét xử về hồ sơ trục xuất sau khi đã thọ án và hoàn tất cá hình phạt.

Khi những người di dân này bị đưa ra toà án di dân để trục xuất, họ có thể xin được miễn vì những lý do như gây khó khăn đặc biệt cho người thân hay gia đình, đã có thành tích phục thiện và đóng góp  cho xã hội. Những trường hợp đặc miễn này không áp dụng trong trường hợp đã bị kết tội tại tòa án di trú hay ký giấy chấp nhận bị trục xuất.

Sau khi có lệnh bị trục xuất, chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiến hành trục xuất những người này đến các quốc gia nguyên quán theo chương trinh trục xuất người di dân phạm pháp. Hoa Kỳ hiện có hiệp ước trục xuất với hầu hết mọi quốc gia, ngoại trừ một số các quốc gia từ khối cựu Cộng Sản như Cuba, Bắc Hàn, Lào, Campuchia hay Việt Nam.
 

Trường hợp người Việt Nam

Người di dân Việt nam bị rơi vào trong những trường hợp rất đặc biệt mà đã làm cho vấn đề của họ bị phức tạp hơn. Những người di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ thời gian đầu tiên sau năm 1975 phần lớn là theo các chương trình tỵ nạn như thuyền nhân, tù cải tạo, con lai, đoàn tụ gia đình, v..v.. Trong nhiều năm trước đây, chính phủ Việt Nam vẫn khăng khăng không nhận người Việt Nam phạm pháp bị trục xuất vì họ muốn Hoa Kỳ phải trả tiền để hội nhập họ như HK đã làm đối với các thuyền nhân Việt Nam bị hồi hương. Hoa Kỳ thì không muốn trả tiền vì họ không muốn mở một tiền lệ cho các quốc gia khác.  Sự bế tắc này đã kéo dài cho mãi đến năm 2008 khi chính phủ của hai quốc gia mới đạt được một thoả thuận trao trả người Việt Nam bị trục xuất, Agreement on the Acceptance of the Return of Vietnamese Citizens.

  

Thỏa Thuận trao trả những người Việt bị trục xuất.

Ngay cả trong hiệp ước này, Viêt Nam cũng chỉ đồng ý tiếp nhận những người Việt Nam đến Hoa kỳ sau tháng 7 năm 1995, tức là thời điểm hai nước thiết lập bang giao. Đối với những người đến trước đó, thoả thuận có ghi rõ là Việt Nam sẽ không tiếp nhận họ. Mặc dầu thỏa thuận nói rõ như vậy, Hoa Kỳ đã từng trao trả những người đến HK trước tháng 7 năm 1995, nhưng không rõ trong trường hợp nào.

Thoả thuận này còn nêu rõ là thỏa thuận có thể được gia hạn mỗi 5 năm hay bị đình chỉ nếu một bên thông báo cho bên kia trước 60 ngày. Do đó, chính phủ Hoa Kỳ không bị ràng buộc trên căn bản pháp lý nếu Hoa Kỳ muốn đơn phương hủy bỏ thỏa thuận này. Nhưng nếu hủy bỏ thỏa thuận này thì không có phương cách nào khác để trục xuất những người Viêt nam phạm pháp.
 

Hoa Kỳ hiện đang làm áp lực với Việt Nam buộc Việt nam phải tiếp nhận mọi thành phần có thể bị trục xuất, trước mắt là khoảng 8,500 người đã có lệnh trục xuất. Vì tình trạng giằng co giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến việc trục xuất di dân gốc Việt có hồ sơ phạm pháp, những người Việt Nam này đã bị rơi vào tình trạng khó khăn như ngày hôm nay.

  1. Vì không có thỏa thuận trục xuất với Việt Nam, nhiều người đã bị giam giữ vô hạn định  trong các trại giam di trú sau thời gian thọ án hình sự và trước khi được đưa ra xét xử trong tòa án di trú. Tình trạng này đã đưa đến nhiều vụ kiện dân quyền vì lý do Hoa Kỳ đã giam giữ những người này quá lâu hay vô hạn định mà không có lý do chính đáng. Tòa án Liên Bang đã can thiệp và ra lệnh thả tự do cho hầu hết những người này trong thời gian chờ đợi bị trục xuất. Trước khi có án lệ này, nhiều người đã ký giấy đồng ý bị trục xuất để thoát khỏi tình trạng bị giam tù vô hạn định và nghĩ rằng việc trục xuất sẽ khó xảy ra.
  2. Vì vấn đề trục xuất không xảy ra đối với trường hợp người Việt Nam, nhiều người đã đồng ý nhận tội tại tòa án hình sự mà không cân nhắc đến ảnh huởng có thể bị trục xuất. Ngay cả trong tòa án di trú, nhiều người vẫn đồng ý tự nguyện bị trục xuất thay vì chống trả lại những cáo buộc bị trục xuất chỉ vì nghĩ rằng họ sẽ khó bị trục xuất về Việt Nam.  Nếu vấn đề trục xuất đã xảy ra sớm hơn, họ có thể có những sự cân nhắc thích ứng hơn hay hành xử khác đi.
  3. Vì không bị trục xuất nhưng được thả tự do, họ đã phải bươn trãi trong hoàn cảnh khó khăn như không có giấy tờ hợp pháp, cuộc sống không ổn định hay chấp nhận cuộc sống khó khăn hơn vì hoàn cảnh riêng của mình. Đây là một cái giá phải trả có nhiều khi khó khăn hơn cả những hình phạt hay thọ án vì sai phạm của họ. Tuy nhiên nhiều người đã thành công để gây dựng lại cuộc sống như có gia đình con cái, làm ăn lương thiện và đóng thuế, gây dựng cơ sở thương mại hay đóng góp vào nhiều lợi ích xã hội.

 
Sự Cân Nhắc Đặc Biệt Cho Trường Hợp Người Tỵ Nạn Việt Nam

Trong hoàn cảnh chính trị hiện nay, đòi hỏi một sự nhân nhượng cho những người di dân có hồ sơ phạm pháp là một việc rất khó khăn. Tuy nhiên trường hợp người tỵ nạn Việt Nam cần có một sự cứu xét đặc biệt vì hoàn cảnh riêng khá hi hữu của họ.

  1. Nếu Việt Nam không tiếp tục chính sách nghi ngờ và kỳ thị đối với thành phần này thì vấn đề không kéo dài tới ngày hôm nay. Đây không phải là lỗi của những người tỵ nạn này.
  2. Nếu việc trục xuất được thực hiện sớm hơn như đối với các quốc gia khác thì nhiều người tỵ nạn Việt Nam đã không rơi vào tình trạng như ngày hôm nay vì họ có thể đã có những hành xử khác hơn cho chính họ cũng như nhiều khác, ví dụ như chống lại các cáo buộc hình sự hay trục xuất trong toà án di trú để trường hợp của họ được xét xử một cách công bình hơn.
  3. Vì tình trạng kéo dài đến ngày hôm nay, xã hội cần xét lại các hệ lụy khác như gia đình, con cái, các đóng góp trong xã hội hay kinh tế. Nếu thủ tục trục xuất được thực hiện sớm hơn, những người này có thể đã chấp nhận vấn đề một cách dễ dàng hơn mà không có nhiều hệ lụy khác gây ra bởi yếu tố thời gian.
  4. Vì vấn đề đình trệ trong thủ tục trục xuất mà không phải lỗi của những người tỵ nạn Việt Nam này, họ đã trả giá rất đắc không những cho sai phạm của họ lúc còn non trẻ, mà suốt trong thời gian dài sau đó. Bây giờ những hình phạt này đối với họ còn gây tác hại lớn đến cả gia đình và con cái của họ, những công dân Mỹ và hoàn toàn vô tội trong thảm trạng này.

 
Đề Nghị Giải Pháp

Trong trường hợp nan giải đối với những người tỵ nạn Việt Nam, có một số giải pháp mà các thành phần liên hệ có thể cứu xét như sau.

  1. Hủy bỏ lệnh trục xuất đối với thành phần người tỵ nạn Việt Nam theo tinh thần của thỏa ước năm 2008 vì sự trì hoãn không phải lỗi của họ và họ đã trả giá quá đắc cho những sai phạm của họ và qua thời gian đã chứng tỏ họ là những người công dân tốt và đóng góp nhiều cho xã hội.
  2. Cho phép tòa án di trú mở lại hồ sơ hay cứu xét lại hồ sơ trục xuất của những người liên hệ. Trong trường hợp này, tòa án có thể cứu xét những yếu tố như liên hệ với Việt Nam hay Hoa Kỳ, cuộc sống hoàn thiện hay đóng góp vào xã hội, hay hệ lụy đối với gia đình hay thân nhân trực hệ nếu người thân bị trục xuất về Việt Nam.

Kết Luận

Việc tìm ra một giải pháp thỏa đáng đối với vấn đề trục xuất những người tỵ nạn Việt là một việc làm chính đáng vì những người này đã trả giá và đền tội cho những sai phạm của họ mà phần lớn xảy ra lúc còn non trẻ hay mới đến Hoa Kỳ, sau đó tiếp tục trả giá cho cùng sai phạm đó trong cuộc sống của họ và giờ đây trục xuất họ về Việt Nam thì án phạt đó tương tự như án tù chung thân cho cùng sai phạm đó. Giờ đây, án phạt đó còn liên hệ đến vợ chồng, con cái hay những người thân khác mà hoàn toàn vô tội và không liên hệ gì đến những sai phạm đó. Vấn đề nan giải này đã không xảy ra nếu Việt Nam không tiếp tục quan điểm nghi kỵ hay thù hận đối với những người di dân Việt Nam này mà vẫn còn tiếp tục đến ngày nay. Hoa Kỳ có nhiều lý do chính đáng để cứu xét đặc biệt cho thành phần di dân tỵ nạn này.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
19/07/2007. Em hy vọng tất cả mọi người hãy nhớ lấy hôm nay mà kể từ đây em sẽ gọi là NGÀY DÂN HẬN. Và cũng xin thưa với tất cả các Đảng viên Cộng sản
Hai Tổng thống Bush và Musharraf đang ngờ, đang chờ, đang nhờ nhau" Sau khi một số Nghị sĩ Cộng Hoà bày tỏ sự hoài nghi về chiến lược Iraq
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.