Hôm nay,  

Nhà Văn Trần Văn Giang Ấn Hành Tuyển Tập ‘Sẽ Có Một Ngày’

28/01/201900:00:00(Xem: 3280)
SACH_se co mot ngay

Bìa sách.

 
Phan Tấn Hải
 

Tác giả Trần Văn Giang vừa ấn hành tuyển tập mới – tác phẩm “Sẽ Có Một Ngày” với 33 chương, trong đó hầu hết là các bài viết của ông, phần còn lại là một số bài sưu tầm liên hệ tới các vấn đề ở quê nhà. Sách dày 320 trang, nêu lên cái nhìn từ một nhà văn hải ngoại, băn khoăn trước những sụp đổ giá trị văn hóa ở quê nhà, bày tỏ các suy nghĩ và phê phán về các hiện tượng  xã hội tại Việt Nam.

Có thể nói ngắn gọn về tuyển tập của nhà văn Trần Văn Giang, người nổi tiếng nhiều năm về cách viết tùy bút rất độc đáo: chống Cộng nhưng không ồn ào; văn phong có khi lộ ra bực dọc nhưng rất mực sâu sắc, chỉ ra được những chuyển biến tinh tế đã và đang hủy hoại nền văn  hóa tại quê nhà; văn phong dễ hiểu nhưng không hề bình dân, vì cú pháp rất gãy gọn, kiểu văn phong đại học Hoa Kỳ; phân tích uyên bác như khi nói về chữ Hán và chữ Nôm, nhưng không lìa với ngôn ngữ đời thường…

Tuyển tập “Sẽ Có Một Ngày” của nhà văn Trần Văn Giang cũng là một khẳng định lập trường minh bạch, nơi hình bìa là huy hiệu gạch bỏ cờ đỏ sao vàng, và nơi một trang đầu   tuyển tập là các trích đoạn, nhận định về chủ nghĩa cộng sản.  Trong đó, Trần Văn Giang viết vào tháng 1/2019 lời kêu gọi:

"Có lẽ nào chúng ta cứ ngồi đợi cho đến khi đám 'kên kên cộng sản' ngồi nhỏ lệ trên cành… Hãy cùng nhau mạnh dạn đứng tiêu diệt giống cs tàn bạo vô luân.”

Cộng sản là kên kên, là tàn bạo, là vô luân… Đúng như thế. Trần Văn Giang với hầu hết bài viết trong tuyển tập đã tập trung nêu lên các chủ điểm này.

Mờ đầu tuyển tập là bài "Sẽ Có Một Ngày," Trần Văn Giang viết:

"Nếu “tội ác” có một định nghĩa nào đó, thì sự tàn ác của cộng sản còn tệ hơn mọi tội ác trên quả đất. Các sự kiện ghi lại qua lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ ràng là hàng trăm triệu người phải bỏ mạng dưới sự cầm quyền của cái gọi là các “chính quyền cộng sản vinh quang”: Thảm sát hàng loạt, bỏ đói cho chết dần trong các trại tù, trại học tập, trại tập trung, hay các vi phạm nhân quyền tàn bạo.  Trong lịch sử nhân loại, có tội ác nào tệ đến như vậy không?" (SCMN, trang 4)

Hay như trong bài "Công sản tệ hại cỡ nào?" tác giả Trần Văn Giang chơi chữ ngay chữ đầu bài - công sản và cộng sản -- trong đó phân tích, đối chiếu chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản.

Bài này chứng minh rằng Cộng sản là độc tài đảng trị, là thiển cận và ngu dốt, và sẵn sàng giết bất kỳ ai bất đồng ý kiến. Trích:

"Lịch sử đã sang trang, đã rõ như ban ngày, cộng sản xây dựng xã hội chủ nghĩa trên sự lường gạt và giả dối.  Vì chính quyền cộng sản kiểm soát hoàn toàn các lãnh vực giáo dục, việc làm, cư trú, tài nguyên, thông tin (báo chí, đài phát thanh, truyền hình, internet…)  thành ra, muốn sống cho yên thân, người dân cũng phải sống giả dối theo cách của cộng sản: bày tỏ sự ngoan ngoãn phục tùng và giả tảng “thấm nhuần / giác ngộ” như những con vật sống trong trại gia súc (George Orwell's Animal Farm).  Nếu người dân nào có chút can đảm nói lên sự thật; tức thì họ sẽ bị thân nhân, họ hàng, bạn bè, láng giềng xa lánh vì sợ bị liên lụy, bất ổn.  Dân sống khổ và sợ sệt (nên biết 1 trong 15 người là công an thì còn gì là đời?!) nhưng vẫn phải giả vờ như đang sống đời “tự lo, đập lột và hạnh fúc...”  Còn có cái gì thê thảm hơn nữa hà?" (trang 17-18)

Không chỉ sử dụng bút pháp văn xuôi, trong những lúc ngậm ngùi trước vận mệnh d6an tộc, Trần Văn Giang đã làm thơ. Và không chỉ làm thơ, ông còn nghĩ ra bút pháp thi can đọc xuôi và đọc ngược. Như trong bài “Dân Việt tị nạn cộng sản sau 30/4/1975” Trần Văn Giang viết, trích:

“Họ là những người không cần sự giúp đỡ của thế giới tự do

Cho nên xin đừng vội nói là

Những gương mặt buồn thảm, tuyệt vọng này có thể chính là gương mặt của anh và tôi

Nếu cuộc đời là môt ván bài 3 lá

Chúng ta nên nhìn cho rõ hơn để xem họ là những người thế nào


“Đĩ điếm, ma cô?” chạy bám theo đít tư bản?

Họ nằm vật vã ở các trại tị nạn…"(trang 42)

Bài thơ dài, nơi đây chỉ trích đoạn vài câu, và mời độc giả đọc ngược từ dòng cuối trở lên dòng đầu. Đó là tấm lòng lân mẫn, bác ái của nhà văn Trần Văn Giang khi nghĩ về những phận đời tỵ nạn cộng sản.

Trong tuyển tập, cũng có lúc Trần Văn Giang viết theo văn phong truyện kể dân gian. Thí dụ như bài “Mênh Mông Tình Dân (!)” – gồm nhiều mẩu chuyện ghép lại, những mẩu chuyện có thể nhiều trăm năm sau sẽ trở thành truyện cổ dân gian.

Nơi đây, trích hai mẩu chuyện để thấy văn phong Trần Văn Giang, kể chuyện đời thật mà như giỡn:

“5. Chẳng có tội gì cả?

Trong một nhà tù cộng sản, hai anh tù nhân nói chuyện với nhau:

- Anh bị tù bao nhiêu năm?

- 15 năm.

- Vì tội gì?

- Chẳng có tội gì hết?

- Vừa phải thôi nha!  Nói thật đi mình không đùa đâu.  Vì ở đây, mọi người đều biết là không có tội gì hết chỉ ở tù 10 năm thôi!

*

6. Tình đồng chí

Hai anh lính canh gác trụ sở bộ chính trị trung ương đảng csvn nói chuyện với nhau:

- Anh nghĩ sao về chính thể độc đảng, quốc hội đảng cử dân bầu?

- Tôi cũng nghĩ như anh vậy thôi.

- Như vậy vì trách nhiệm cách mạng, tôi phải bắt anh ngay bây giờ." (trang 61-62)

Trong bài viết nhan đề "Điểm Mặt Cộng Sản (ĐMCS)" tác giả chơi chữ ngay từ những chữ đầu tiên, với cách viết tắt độc đáo của ngôn ngữ Việt, và rất bất tiện nêu phải nói minh bạch.

Tuy là chơi chữ từ dòng đầu, nhưng Trần Văn Giang trong bài đã cỉ ra cách phát âm tiếng Anh rất là sai của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Nhóm chữ "made in Vietnam" bất kỳ ai học qua vài tháng tiếng Anh đều có thể đọc chính xác, nhưng ông Thủ Tướng Ph1c lại đọc trật, nghĩa là, ông chẳng biết gì về tiếng Anh.

Trích từ bài "Điểm Mặt Cộng Sản (ĐMCS)" như sau:

"- “Ma dzê in Việt Nam” - Hôm 29/4/2016 tại hội nghị "Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước" ở Sài Gòn, Thủ tướng NXPhúc khi yêu cầu các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài đã hùng hồn nói:

“Đặc biệt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập để không những phát triển kinh tế trong nước mà còn có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài, mang thương hiệu mà ta hay gọi là ‘“Ma dzê in Việt Nam.’

Đất nước mình anh hùng như vậy, giải phóng dân tộc như vậy, tại sao không thể xuất khẩu lớn được?”

Không rõ cách đọc như trên là do Thủ tướng NXPhúc vô tình theo thói quen (vì không biết Anh ngữ?) Hay ông Phúc cố tình đọc như vậy để chọc cười cho các doanh nghiệp?" (trang 139-140)

Giời ạ... sao lại có người phát âm kinh dị như ông Phúc nhỉ?

Không chỉ bàn chuyện quê nhà, Trần Văn Giang cũng bàn chuyện   quê người. Như trong bài viết nhan đề "“Cuốc tang” cho anh Phi-Đen" tác giả họ Trần viết, trích:

"Bây giờ thử xem lại những gì lãnh tụ vĩ đại Phi-đen đã làm cho nước và dân Cuba.

Phi-đen đã lật đổ chế độ độc tài Batista thân Mỹ để lập một chế độ độc tài cộng sản thân Liên sô khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần.  Sau 57 năm, ngồi xem truyền hình về đời sống dân Cuba mà phải giật mình.  Phi-đen đã biến Cuba từ một nước giầu thứ nhì Mỹ Latin thành một nước nghèo khổ sơ xác nhất thế giới.  Thấy đời sống dân Cuba ngày hôm nay mà phải tội nghiệp: Giờ này mà nước Cuba chỉ có lèo tèo một ít xe hơi loại cổ điển (antique cars) còn chạy xăng có chì (lead gas).  Dân chúng chưa hề biết đến “điện thoại không người lái” (“Wifi”) là cái quái gì; và cả nước Cuba chỉ có hơn cả nước Bắc Hàn độ 2 cái laptops (?) là cùng." (trang 123)

Như thế, các tựa sách của Trần Văn Giang đã phát hành  là:

-- Đất Lạ (2010).

--  Ruột Đau Chín Chiều (2010).

--  Văn Hóa Gì? (2012).

--  Biết Rồi Khổ Lắm (2013).

--  Có Còn Hơn Không (2015).

--  Sẽ Có Một Ngày (2019).

Tuyển tập “Sẽ Có Một Ngày” ghi giá là 24 Mỹ Kim.

Độc giả có thể liên lạc với tác giả qua: tranvangiang@hotmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.