Hôm nay,  

P.T. Barnum, Bầu Show Lớn Nhất Của Mỹ quốc

15/01/201900:00:00(Xem: 3531)
Thành Lacey

ST  - Nguồn: Irving Wallace

P.T. Barnun, Phineas Taylor Barnum (1 810- 1891) là một bầu show Mỹ đã dùng những màn  trình diễn giật gân, làm naó động dư luận để phổ biến những hình thức giải trí ở những nơi như tại thư viện công, buổi đại hòa nhạc, và biểu diễn xiệc xiếc trong căn lều tới ba gian rộng.  Cùng hợp tác với James A. Bailey, ông biến ngành xiệc xủa Mỹ thành ra một hình thức trình diễn phổ thông và vĩ đại  với tên gọi là  Lối Trình diễn lớn Nhất trên Trái đất.

Khi Barnum mười lăm tuổi , cha chết, ông phải gánh phần nuôi gần hết gia đình cho mẹ và năm anh chị em mình. Sa khi làm nhiếu việc, ông trở thành nhà xuát bản cho một tờ tuần baó ở Connecticut và bị bắt giữ ba lần về tội vu khống và được mọi người biết tiếng từ đó.

Năm  19 tuổi, ông cưới một cô 21 tuổi và họ có bốn đứa con gái.  Năm 1834, họ dời sang New York City nơi mà , một năm sau, ông chọn lấy cho mình  nghề trình diễn sau khi thành công khi đưa ra sân khấu một người đàn bà da đen khô cằn, nhăn nhúm mà ông quảng cáo là 161 tuổi, từng là bà vú cho Đại  Tướng George Washington.  Sau khi bà này chết, người ta biết ra đây chỉ là một trò bịp.

Để tìm cho mình một vai trò hợp pháp, Barnum thắng cuộc đấu thầu và mua được Viện bảo tàng American Museum tai New York City, toà nhà cẩm thạch năm tầng chứa đầy thú nhồi bông, hình nhân bằng sáp, và các loại triển lãm khác Là chủ nhân mới, ông nhanh chóng biến viện bảo tàng thành một nơi lễ hội với những trò biểu diễn kỳ lạ, các màn biểu diễn lộng lẫy, các cuộc thi sắc đẹp và những trò giải trí ‘giật gân’ khác.  Ông muốn đem lại cho quần chúng sự thỏa mãn với những giờ phút và các màn trình diễn đầy hào hứng.  Barnum đi săn lùng khắp thế giới để tìm những con người hay thú vật  lạ kỳ, sống hay đã chết, thật hay giả.  Bằng cách trình diễn khó ai tưởng tượng nổi, với lối quảng cáo được lập đi lập lại và được phóng đại trước công chúng, Barnum gây được sự chú ý quốc tế và tạo cho sự trình diễn kỳ diệu của mình trở nên một sư kiện lịch sử.  Trong khỏan từ năm  1842 và 1868, toà American Museum bị cháy rụi hai lần.

Những màn trình diễn sặc sở của Barnum đã thu hút 82  triệu khách vào xem, trong số đó có nhà tâm lý học William James, văn sĩ Anh Charles Dickens, vua xứ Wales là Edward VII.  

Lần trình diễn thành công đầu tiên của Barnum tại bảo tàng viện là màn của Ngư nữ Feegee với đầu người trên một thân mình cá và dĩ nhiên là giả tạo.  Trong những màn kỳ lạ thực sự là  màn show của hai anh em xứ Xiêm sinh đôi dính vào nhau.  Tuy nhiên, màn của một người tên Charles Statton, chỉ có mấy tấc, đựơc tìm ra bởi Barnum là màn trình diễn thu được  tiền nhiều nhứt của ông ta.  Nhờ vào sự quảng cáo phóng đại  về ‘Người tý hon bằn ngón tay cái’ này mà ông bán được 20 triệu vé.  Sau khi được diện kiến TT Abraham Linclon, Barnum đem người tý hon Stratton này đi ‘tua’ khắp thế giới và có lần được diện kiến cả với Nữ hoàng Victoria của Anh.


Với nhiệt tâm thấy đổi hình ảnh của mình từ một bầu show của những trò quái dị sang việc tung ra những màn thu hút đầy tính chất nghệ thuật, ông liều lỉnh bỏ hết tiền của ra mướn cô ca sĩ có giọng cao soprano tên Jenny Lind từ Thuỵ sĩ, ngừời ca sĩ  mà ông chưa hề nghe hay nói đến và ở Mỹ không ai biết đến cô ca sĩ này cả.  Đặt tên cho cô Lind này là “ Chim Hoạ mi Thụy sĩ ”, ông tạo ra một chiến dịch rầm rộ quảng cáo chưa từng thấy đến công chúng.  Đêm mở đầu trình diễn của cô sa sĩ này  ở New York City có số khá giả đông 5.000  người.  Chín tháng trình diễn ca nhạc qua khắp nước Mỹ đem lại cho ông một số tiền to lớn.

Trong thời cực thịnh, bản thân của Barnum được công chúng biết đến như tên gánh xiệc của mình. Một con người cao hơn hai thước, đầu hói phân nữa trước, mắt xanh lơ, mũi hình củ tỏi, bụng phệ to tròn, ông đặt tên cho chính mình là “ Ông Hoàng của những sự Phi lý.”  Ông sống trong ngôi biệt thư ba từng, rộng mười bảy mẩu ở Bridgeport, Connecticut và từng tiếp đón các nhân vật nổi tiếng như Mark Twain, Horace Greeley và Mathew Arnold. Nghề ưa chuộng củôn là trong lảnh vực chính trị và viết văn.  Sau hai nhiệm kỳ phục vụ trong hành pháp của tb Conn., ông được bầu làm thị trưởng và đã tranh đấu chống lại nạn mại dâm và sự kỳ thị của công đoàn đối với người da đen.  Năm 1855, ông cho ấn hành tập tự thuật đời mình và thẳng thắn nhận những trò biểu diễn lừa bịp mình đã làm  và cho là sách đã bán được tổng cộng một triệu cuốn.

Cuộc đời gia đình của Barnum  không đựơc hoàn tòan hạnh phúc.  Một đứa con gái bị chết hồi nhỏ, một cô khác bị loại ra khỏi di chúc vì tội ngoại tình.  Thất vọng vì mình không có con trai, Brnum để lại một di tặng kếch xù cho đưá cháu nội trai với điều kiện là đưá này mang họ của ông.  Sau 44  năm sống với nhau, bà Barnum chết năm 1873.  Năm sau, Barnum lúc đó đã 64, cưới một cô vợ hai chỉ mới 24 tuổi, con của một khán giả ngưởng mộ ông, người Anh.

Dù danh tiếng của ông thường được biết dính liền với xiệc nhưng thật ra, ông không thực sự là bầu show cho đến khi quá sáu mươi.  Ông không đẻ ra ngành xiệc tân thời nhưng từ khi kết hợp vợi ông Bailey, hai người đã đem lại sự tirnh diễn huy hoàng tráng lệ làm thu hút khán giả Mỹ nhất... Tờ The Times của London nói lên lời tán tụng như sau:  “ Ông, Barnum,tạo ra một nghề biểu diễn với tầm cở vĩ đại....Ông sớm nhận ra được điểm cốt yếu của một tính cách dân chủ tân thời...Tên của ông đã là một truyền kỳ , mà truyến kỳ đó sẽ tiếp tục mãi.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.