Hôm nay,  

Xuân Về Nhớ Mẹ, Tết Đến Nhớ Chuyện Trong Tù

01/01/201909:58:00(Xem: 3768)

Thường thường mỗi khi Xuân về, Tết đến, là mỗi lần làm cho tinh thần tôi bị băng hoại, nghĩ vơ nghĩ vẩn, lo sợ viễn vông, bởi những ám ảnh ê chề của quá khứ, nó vẫn còn lẩn tha lẩn thẩn đâu đây để đày đọa tâm tư tôi lịm chết. 

Nhớ lại những ngày Tết ở trong tù, hồi còn bị giam ở Củng Sơn, Phú Yên, núi rừng trùng trùng điệp điệp, trại tù thuộc Liên Khu 5, nằm dọc theo dãy núi Trường Sơn, cạnh một con suối to, nước gầm thét như thác đổ về, lòng suối thật sâu, cứ gần đến Tết, lũ lụt lại kéo về, nước chảy xiết, nghe rào rào, mang theo những khúc gỗ từ triền núi cao bơ vơ xuôi về, trôi mãi, không biết ghé vào đâu…
Vào những ngày mưa lũ như thế, lệnh lao động khẩn cấp với tình trạng ‘thông tầm.’
(Làm ngày không đủ, Tranh thủ làm đêm, Làm thêm giờ nghỉ). Lệnh được ban hành, không miễn trừ bất cứ ai, dù tù nhân chính trị, bệnh nặng hay nhẹ, tất cả đều phải tập trung dưới bầu trời xám xịt, mây đen vần vũ.
Đoàn tù bụng đói meo, áo quần rách tả tơi, bị cưỡng bức đi lao động khẩn trương.
Sáng ba mươi Tết, có toán đi vào rừng sâu lấy củi, toán kéo gỗ trên triền núi cao, toán đào khoai, bới sắn mì, có toán phải vào sâu trong rừng chặt tre về chống bão. Đoàn tù phải trèo lên dốc cao, lặn lội từ bên này dãy núi sang bên kia khu rừng già, cây cối rậm rịt, lá cành che phủ, không tìm thấy bầu trời, chỉ nghe về phía xa xa, tiếng nước reo sùng sục của những con suối đang giận dữ tràn về.
Toán khác phải ra ruộng, đấp đê, chống lụt. Mỗi người mỗi việc, mỗi toán, mỗi đội “khẩn trương”, với chán vạn việc làm, không được trì trệ, “tranh thủ” bắt tay vào lao động từ lúc rạng đông đến khi trời chạng vạn tối, đoàn tù mới lủi thủi, thất tha thất thểu, trở về trại giam, áo quần uớt sườn sượt. Người nào người nấy thở không ra hơi, mà còn phải nghe cán bộ quản giáo gái, đi ưỡn ẹo theo đoàn tù, với lời lẽ chanh chua: “Rằng thì là chưa đủ chỉ tiêu của trại đề ra. Tối nay trong sinh hoạt của lán phải làm kiểm điểm để rút ưu khuyết điểm, làm tốt công tác lao động cho ngày Mùng Một Tết, hôm sau.”
Đêm hôm đó, khi đoàn tù trở về trại, giao thừa cũng vừa đến giờ giao điểm. Đoàn tù bước vào trại, cửa đóng then gài kín mít. Leo lên sàn gỗ, tôi thẩn thờ nhớ Mẹ ngập tràn thân xác. Tôi cố nhìn qua khe hở của cánh cửa sổ nhà giam. Ngoài sân, bóng tối dầy đặc. Đêm yên tĩnh.
Mấy hàng thông trụi lá, hờ hững, lạnh lùng, nặng trĩu những cành chùm gửi, rũ xuống, nhảy múa, chạy dài, lung linh trên mặt đất, xao động, biến dạng thành hình thù như những bóng ma trơi.
Vài giọt mưa gõ xuống từ mái nhà giam. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Mưa tầm tả, dai dẳng không dứt.
Tôi lắng nghe có tiếng pháo giao thừa không? Tuyệt nhiên không nghe thấy. Chỉ nghe tiếng giầy nện gót, tiếng cơ bẩm lên đạn, lạnh toát mồ hôi, của các tên cảnh vệ đang tuần tra, chung quanh trại giam.
Những ngày Xuân về, Tết đến, đoàn tù thấy mình bỡ ngỡ, lạc lõng, bơ vơ. Những vết hằn của năm tháng tù tội khốn cùng, những trăn trở của cuộc đời đang kéo về với âm thanh lắng đọng trong một thoáng giây muộn phiền, dẫu xa xôi tôi vẫn ấp ủ trong lòng, rồi nâng niu từng mảnh vỡ của ký ức, nhớ từng khu phố nhỏ khi em tan truờng về, con lộ băng ngang nhà ai, gốc hè với xe nước miá, bụi cây, với hàng hiên cổng kín cao tường, nhớ từng mái ngói phủ rêu xanh, xám xịt, tường quét vôi vàng đậm của đơn vị tôi, với hàng kẽm gai chằng chịt. và nhớ … nhớ em rất nhiều.
Trại tù vẫn có những cơn mưa bất chợt kéo về đây, cũng như trong tâm hồn tôi chợt có những nỗi buồn bất thường. Đêm đêm, xuyên qua khe kẽ hở, tôi tìm đôi mắt ai trong tĩnh lặng, nhắm mắt lại, để giữ nguyên vẹn hình ảnh đó khỏi xóa nhòa trong trí nhớ, và đêm nay, trong giấc ngủ chờn vờn, hồn tôi chết lịm trong cơn mưa của đêm trừ tịch trong trại tù.
Tôi không thể nào ngủ được. Giấc ngủ đến với tôi chờn vờn, tràn đầy ác mộng. Tôi lăn qua trở lại vì cơn đói cồn cào ruột gan và bầy rệp đói túc trực, chờ chực để tấn công trên thân thể gầy đét, xanh xao của nguời tù thiếu máu, đói cơm.
Cũng trong đêm trừ tịch đó, có cái gì nhồn nhột trong lỗ mũi, tôi đưa ngón tay vào chỗ bị ngứa, thì ra là một chú rệp. Tôi bắt hắn, để vào hai đầu ngón tay, bặm môi nghiền nát con vật. Máu đỏ tươi của con rệp dính đầy hai ngón tay, tôi đưa lên mũi ngửi, mùi tanh hôi khó chịu tràn vào lòng phổi nghe rờn rợn. Tôi căm thù loài rệp quỷ quái này. Rệp và các Con Quỷ đỏ miệng!
Nhớ lại một đêm trừ tịch như đêm nay, tôi lặng lẽ đứng trên một ngọn đồi, nhìn những chiếc dù bung ra, treo lửng lơ trên bầu trời tối đen như mực, những trái hỏa châu vàng rực soi sáng cảnh núi đồi thâm u, chung quanh doanh trại.
Hồi đó, tuy có lệnh ngừng bắn, hưu chiến, để hưởng Xuân, nhưng địch vẫn tấn công tiền đồn quan sát của đơn vị tôi đang đóng quân. Những làn đạn bay nối đuôi nhau, ngoằn ngoèo trong bóng đêm, với tiếng gầm thét của phản lực cơ A.37, đang bay vần vũ, yểm trợ cho tiền đồn.
Tôi lịm chết khi nghe tiếng khóc nức nở, nghẹn ngào, với tiếng được, tiếng mất … của Thượng Sĩ Bình, từ tiền đồn báo về: “Trung sĩ Nguyễn văn Tám … đã tử … trận!”
Tôi lặng thinh, tự hỏi: “Sao nguời lính thân thương của tôi, lại bị giặc cướp mất sinh mạng, bỏ lại vợ con, bạn bè, ngậm ngùi, tức tưởi ra đi trong đêm trừ tịch như thế này! Tại sao … và tại sao?!!!


Rồi lòng tôi cảm thấy nuối tiếc, căm thù, dằn vặt tâm tư…
Sáng hôm sau, đúng vào ngày Mùng Một Tết, một thôn nữ còn trẻ đẹp, đầu chít khăn sô trắng cho chồng, anh Trung sĩ vừa bị địch sát hại đêm qua … đêm trừ tịch, để mọi người đón giao thừa.
Hình ảnh của một thiếu phụ đau khổ, nàng điên dại khi mất người yêu trong chiến cuộc. Những hình ảnh đó rất khó quên trong tâm tưởng của tôi, mà nửa phần đời là lính, mà tôi đành phải buông xuôi vũ khí, trốn chạy, để lại một quê hương ngục tù, mà chính tôi, người lính, đã từng quỳ trên đỉnh đồi Tăng Nhơn Phú, với lời thề Tổ Quốc, Danh Dự và Trách nhiệm, mà lời thề vẫn còn gặm nhắm tâm tư tôi, từng phút từng giây…
2/ Tiểu Bang Washington nơi tôi đang cư ngụ, cũng có Tết như những tiểu bang khác. Vào những đêm trừ tịch, tôi cố lắng nghe tiếng pháo giao thừa, nhưng chẳng nghe thấy gì cả. Chỉ có tiếng bà hàng xóm, gọi chồng ơi ới, đi làm ca ba, nghe sao mà lảnh lót trong đêm tàn, át cả tiếng giầy nện gót, nghe cọt kẹt của anh bạn láng giềng, vừa về nhà, sau giờ tan sở. Tuyệt nhiên, không nghe thấy tiếng pháo nổ rền vang, để đón giao thừa.
Dường như có cái gì bất ổn trong lòng tôi. Tôi cố mím chặt môi, nghe mằn mặn ở đầu lưỡi, nước mắt tôi đang lưng tròng, chảy dài trên gò má gầy vì tháng năm ưu phiền, đợi chờ trong vô vọng, thương nhớ Mẹ già, triền miên, da diết.
Khi còn ở quê nhà, tôi thường ngồi trước tách cà phê pha thật đậm khi giao thừa đến, liếm từng giọt đắng trên đầu lưỡi, phì phèo vài điếu Ruby Quân Tiếp Vụ hay một vài tẩu thuốc lào, thả hồn trong điệu kinh nguyện cầu của Mẹ, để đón Xuân về trên đất nước Việt Nam. Tiếng Mẹ trước bàn thờ gia tiên đều đều, dạt dào lời nguyện cầu của Mẹ … “Nam Mô A Di Đà Phật!” Lời nguyện cầu ngàn đời bất diệt, mà âm thanh như chìm xuống vẫn còn lắng sâu trong âm ỷ đã bao giờ mà nay vẫn còn lảng vảng đâu đây.
Nỗi buồn mỗi khi Xuân về, Tết đến! là nỗi buồn ngập nắng, càng nhớ về quê hương, càng thương quê nhà, nhất là nơi đó còn có thân nhân ruột thịt, ông bà, cha mẹ. Nơi đó
còn có vườn hoa, bông cải vàng nở rộ sân. Tôi nhớ những đêm trừ tịch, ngồi bên bếp lửa, châm củi thêm vào lò, mà Mẹ đang nấu bánh tét.
Nỗi buồn còn chất ngất khi mình nhớ tới anh em còn kẹt lại, bị giam cầm trong hỏa ngục của cộng sản.
Mỗi ngày xa quê hương, mỗi khi Xuân về, Tết đến là mỗi phút giây ngơ ngác, muộn phiền tiếp nối với những cơn mê kéo dài.
Sao ở cái xứ sở quạnh hiu, quanh năm tuyết phủ giá băng này, ta không có Cha, có Mẹ, trong lúc Xuân về! Tết Đến! Một thoáng giây tiếc thương ngậm ngùi. Di ảnh của Mẹ, hình hài của Cha, không kịp mang theo trong chuyến hành trình đi xa, như vội vàng bỏ quê hương trốn chạy.
Nhìn lại bệ thờ tổ tiên, thiếu vắng nụ cuời hiền hòa, bao dung của Mẹ. Ánh mắt nhân từ, phúc hậu, rực sáng của Cha, mong đợi ta đem niềm vui trở về.
Mẹ! Một vùng kỷ niệm bỗng nhiên lũ luợt tràn về trong tươi mát nhưng cũng không khỏi vấn vương một chút ngậm ngùi, nghẹn ngào trong tức tưởi vì niềm vui phiêu bạt chưa trọn mà nỗi buồn man mác xâm chiếm tâm hồn tôi với những đêm dài thao thức, khó ngủ gợi cho tôi nhớ đến Mẹ già, mắt trủng, thân gầy, tóc bạc phơ, đang đứng tựa cửa chờ đàn con dại đi lượm xác pháo ở khu phố xa, chưa về.
Mẹ ơi! Nếu giờ này con còn Mẹ, con không bao giờ để cho Mẹ, phải nghĩ ngợi, lấy tiền đâu, để cúng giỗ, tổ tiên, ông bà trong ba ngày Tết.
Khi Mẹ còn sống, chính đời sống nghiệt ngã đã làm khổ Mẹ. Mẹ lao đao, lận đận, mải miết suốt ngày, buôn bán khổ cực, để kiếm tiền nuôi bầy con dại.
Mẹ ơi! Con nhớ Mẹ! Con cũng biết con sẽ mãi mãi không còn được ở bên cạnh Mẹ nữa.
Dường như Mẹ đã không có được một ngày vui nào! Hoặc Mẹ có vui nhưng niềm vui của Mẹ không trọn vẹn.
Mẹ làm việc vất vả suốt ngày, Mẹ lau bàn thờ ông bà, rồi Mẹ lại nấu cơm, rửa chén bát, chùi nền xi măng cho bóng loáng thêm, Mẹ gom quần áo mà các con của Mẹ , vứt bừa bãi trong các hốc kẹt. Mẹ giặt sạch từng vết mực dính trên túi áo. Mẹ kết lại từng hột nút mất khuy.
Công việc của Mẹ không phải chỉ chừng ấy thôi. Có lúc Mẹ tưới mấy chậu hoa hồng … nên lúc nào con cũng thấy Mẹ lăng xăng, bận rộn suốt ngày, mà khi Mẹ nằm xuống, yên nghỉ, thì con lại không được quỳ lạy bên Mẹ.
Ngàn đời con vẫn còn ân hận.
Mẹ tha lỗi bất hiếu của con, nghen Mẹ!
“Cúi lạy Mẹ rộng đường tha thứ
Phận làm con chưa trả nợ biển Đông”
Bỗng nhiên, tôi chợt nhớ ra, đêm nay 30 Âm Lịch, đêm trừ tịch. Một năm cũ sắp trôi qua. Giao thừa sẽ đến. Năm mới lại bắt đầu.
Khai bút đầu năm đi! Con tim tôi réo gọi. Lòng tôi sao mà rộn ràng quá!
Tôi muốn viết lên trang giấy này về Giao Thừa! Về Xuân! Về Tết! Về Đêm Trừ Tịch!
Tìm mãi cho mình nỗi nhớ thương. Muốn ngấu nghiến mà chữ nghĩa lại mù mịt. Lặng thinh. Câm nín. Nạo óc mãi không tìm được hồn văn. Ý tưởng cứ nối vòng bay theo khói thuốc, nghe cô đơn len lén trở về, rã rời.
Buồn đến vỡ con tim!
Chấp cánh cho hồn bay theo từng dòng dĩ vãng. Chập chờn. Quấn quit. Gần gủi và nhớ thương vô vàn. Sao hồn ta bỗng nhiên buồn tênh như một ngày không nắng.
“Mẹ
Có những đêm con chập chờn nhớ Mẹ
Dường như Mẹ về, cúi xuống hôn con
Mẹ mỉm cưôøi khi con còn bỡ ngỡ
Có lẽ nào? Hồn Mẹ đó hay sao? “
Duy Xuyên
Tacoma

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.