Hôm nay,  

Xin Cầu Nguyện

25/12/201815:21:00(Xem: 5240)
 Xin Cầu Nguyện
 
Nguyễn Đại Thuật

 

 Thưa cùng quý bạn A.20,

 

 Hôm nay là ngày lễ Giáng-sinh, anh em chúng ta rãi rác khắp nơi trên thế giới cùng chào mừng ngày lễ tôn-giáo này, Có lẽ trong chúng ta cũng có người không theo đạo Thiên chúa, nhưng sự phổ thông của ngày lễ nầy không khỏi  hằn sâu vào tâm trí ta cái giá trị tâm linh mà tôn giáo nầy trao tặng.

 

Hiện nay anh em chúng ta là những người chỉ có quê hương thứ hai, còn quê hương thứ nhất, quê hương vàng son nhất của một thời tuổi mộng không biết bao giờ có lại được, mặc dầu ai trong chúng ta, bằng cách nầy hay cách khác, dưới cách đấu tranh nầy hay đấu  tranh khác, tích cực trong việc cứu lấy quê hương để được trở về .

 

Nhớ đến những ngày trước 30/4/1975, Sinh viên VN và cộng-đồng  người VN ở thành phố Paris của nước Pháp đã cùng nhau ra đường diễn hành để TANG cho một miền Nam VN bị mất vào tay người VN Cọng-sản miền Bắc. Cái họa mất miền Nam Tự-do hay là VNCH đã để cho một nửa dân tộc, trong đó có chúng ta đã trãi qua bao đau thương  thống khổ cho đến ngày hôm nay. Và anh em chúng ta đã trở thành kẻ lưu vong lang thang trên nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới.

 

Sự mất mát nầy, trước hết là sự không sáng suốt của lãnh đạo của chúng ta, trong đó có chúng ta, nhưng quan trọng nhất là lòng tin của chúng ta đã bị anh bạn Đồng-minh lật lọng.

 

Hôm nay, nhìn ra thế giới, cũng đang diễn ra tại vùng Trung-đông cháy nắng,  sắc tộc Kurde (Kurdistand) cũng đang rơi vào tình trạng như VNCH 43 năm về trước khi người bạn Đồng minh bỏ rơi họ. Ngày xưa VNCH chỉ có một đối tượng là CS miền Bắc xâm lược mà chúng ta là người tự vệ. Ngày nay người Kurdes tả xung hữu đột, nào Syrie, Turqui, Russie, Daesh. Những người Kurrdes này, nếu ta so sánh thì họ như những người thuộc sắc tộc H'mong của VN. Họ có lãnh thổ nhưng chưa hề đuợc lập quốc, bởi vì người Turqi (Thổ ) không muốn họ có một quốc gia riêng. Nếu đọc lịch sử, chúng ta đều   biết Đế chế Ostoman (1299-1922) đã tận diệt người Arrménie như thế nào rồi.  Cho đến ngày nay người Turqi chưa bao giờ xin lỗi dân tộc Arrménie.

 

Ngày nay người Kurdes lại được Đồng minh Hoa Kỳ giao họ lại cho tên sắc máu Erdogan của Thổ nhĩ kỳ thì số phận người Kurdes không khác gì người dân VNCH chúng ta đã bị    hứng chịu từ trước cho đến nay.

 

Sáng hôm nay, ngày Giáng-sinh, tôi đi một vòng qua một  quán cà-phê trong khu có những người bạn Kurdes cư ngụ. Phần phần đông họ là người có đạo Thiên-chuá, nhưng cũng không ít người theo Đạo Hồi. Tôi ngồi với họ, cùng uống với họ tách trà có hương vị Bạc-hà (thé à la menthe). Chiến tranh ác liệt buộc họ phải ra đi qua nuớc khác, quê hương  của họ vẫn còn, nhưng nay thì hầu như đã mất.

 

Gần một tiếng đồng hồ ngồi bên nhau, những tách trà vẫn còn đầy, nhưng tôi thấy trên mắt họ đọng đầy nước. Tôi không biết nói gì với họ, chỉ im lặng để cho lòng mình cảm thông với nỗi đau của họ đang chiụ, giống như nỗi đau của mình 43 năm trước.

 

Khi tôi bước chân trở về nhà, lòng vẫn nặng chĩu niềm thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những   nguời bạn Kurdes, một bản sao của niềm đau của mình trước đây.

 

Xin quý bạn của tôi, một lúc nào đó trong ngày khi cảm thấy lòng thanh thản, xin bạn một lời cầu   nguyện an-bình cho những người Kurdes và quê hương của họ.

 

 Thân ái.

 

Nguyễn Đại Thuật

 

  Ghi chú:

 

A.20 là trại giam tù nổi tiếng tàn độc nhất miền Trung của CSVN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
✱ Carnegie Moscow: Có nên coi ông Trump là một đối tác chính thức để bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, hay nên sử dụng ông ta như một công cụ để phá vỡ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không? ✱ Carnegie Moscow: Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga ✱ DW Đức: Người Đức muốn Trump hành động như một thành viên hàng đầu của NATO chứ không phải như là một đặc vụ khi tiếp cận với Putin ✱ NY Post: Trump phải đối mặt với sự chỉ trích của cả hai đảng chính trị sau cuộc họp báo kiểu xu nịnh của ông ta ở Helsinki với nhà lãnh đạo Nga ✱ Yahoo News: Trump mô tả NATO là "con cọp giấy"...
Chiến tranh ở Ukraine do Putin chủ tâm gây ra hiện nay không khỏi làm cho nhiều người nhớ lại những cuộc xung đột giữa các cường quốc hồi thế kỷ XIX. Anh và Nga tranh giành nhau những nguồn lợi của Trung Á, trong lúc những nước u châu khác như Pháp, Đức, Bỉ mở rộng Đế quốc của họ qua Phi châu giàu có tài nguyên...
The Week ngày 12/4/2022 đi một bài báo nhan đề, “Biden nên ngậm miệng lại” (Biden needs to keep his mouth shut) tác giả nói rằng trong bài phát biểu tại Des Moines ngày 12/4/2022 ông Biden nói rằng Nga phạm tội diệt chủng (genocide) tại Ukraine....
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP) nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014 là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc khó có thể thay đổi. Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối phó với ưu thế vượt trội của phương Tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.