Hôm nay,  

BIÊN GIỚI SÔNG SAI

23/12/201811:58:00(Xem: 4037)

biên giới sông Sai

 

 

Hồ Đắc Túc

 

 

Mae Sai là quận lỵ cực bắc của Thái Lan, thuộc tỉnh Chiang Rai, cách biên quận Tachileik của Miến Điện dòng sông Sai.

          Tôi từ Tam Giác Vàng thuê xe đến Mae Sai vào sáng sớm. Dọc đường có các chốt cảnh sát soát giấy, không phải để tìm cần sa vì thời đại Khun Sa đã chìm vào dĩ vãng, phần đất phía Thái cũng hết trồng cây anh túc. Họ kiểm tra di dân lậu từ Miến Điện trốn qua. Đường dài gần 50 cây số, xung quanh là núi, ruộng lúa, nhà rất thưa, mây sà xuống thật thấp. Đồi núi và cỏ cây yên bình.

Mae Sai không thấy hộp đêm.

          Mae Sai không thấy karaoke.

          Mae Sai không gặp em út đứng đường mời kéo vào coi múa cột.

          Ấn tượng đầu tiên đến Mae Sai trong một sáng mùa mưa, là con đường chính Phaholyothin thênh thang và náo nhiệt với các quầy hàng nối nhau hai bên đường, ngang dọc bày bàn hàng trang sức bằng đủ loại đá quý.

 

blank

Sông Tam Giác Vàng: ảnh tnt

          Con đường này là đoạn cuối của quốc lộ 1 nối hai miền nam bắc.

          Người đi lại hai bên lề đông mà im lặng. Đó là một bầu khi tương phản ít nơi nào của Á châu có. Người ta đi lên ngược xuống, nói năng nhỏ nhẹ, mời hàng dịu dàng. Dường như âm thanh của xe cộ trên đường cũng chìm xuống.

          Khung cảnh đông đúc và yên lặng xung quanh cổng biên giới Mae Sai-Tachileik. Nơi đây có một chiếc cầu xi măng nhỏ và ngắn một phút đi bộ từ bên này Thái qua bên kia Miến, bắt qua dòng sông Sai phát nguyên từ Miến Điện.

          Tôi ngồi trong một quán nước nhỏ phía bờ Thái, cạnh chân cầu. Mây đen vần vũ từ bờ Miến kéo qua. Cơn mưa không bất chợt kéo đến dào dạt. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chưa đến đây bao giờ, nhưng nhạc phẩm của ông đến đúng khi ấy: Chiều mưa biên giới anh đi về đâu…

          Tôi đến đây nhiều lần nữa trong ba ngày. Bên chân cầu, bên bờ cầu phía Thái, trong quầy hàng phía Thái, sáng, trưa, chiều, tối. Và chỉ thấy một không khí không đổi, lạ lùng.

          Đó là sự nhộn nhịp trong yên lặng.

          Buổi sáng, những người lao động Miến trên đủ mọi phương tiện thô sơ, xe máy, xe lôi đạp, cuốc bộ, đội các thúng và thùng to từ phía Miến qua cầu vào đất Thái.

          Buổi sáng, những người đàn bà Miến gùi con sau lưng, lầm lũi qua cầu ngồi xin ăn rải rác quanh cửa khẩu.

          Những đứa trẻ lam lũ lếch thếch qua bên này nhặt nhạnh nhiều thứ trong thùng rác Thái, cho vào một bao tải trắng quẩy trên vai.

          Những bé gái Miến bồng em, đứa nhỏ quặt đầu trên vai chị, mỏi mệt hay ngất lịm, lang thang trên vỉa hè Mae Sai.

          Buổi xế trưa, những chiếc xe hơi mới từ Thái nối nhau vượt cầu về phía Miến.

          Người Thái giàu có qua bên kia chơi. Bên đó có kaoraoke, gái, sân golf.

          Chiều chưa sẫm, những người Miến đội và xách hàng hóa từ phía Thái trở về làng.

          Những người Thái lái xe ngược về phố họ.

          Hai luồng người ngược nhau, đi về khác nhau.

          Người Miến Điện, gọi chung thế chứ họ gồm nhiều sắc tộc, ở chỗ này là người Shan, nước da sẫm và khuôn mặt trầm ngâm, thao thức, từ bên này sáng choang chợ búa lầm lũi về quê hương tối mịt chờ lại sáng mai.

          Buổi tối, cửa biên giới đóng. Cả một bầu khí quê hai bờ trộn với núi rừng chìm trong tịch mịch.

          Buồn như đôi mắt của người thiểu số Akha ở quanh biên giới của hai nước.

Các thiếu nữ Akha đằm thắm, lông mày đậm, da sậm, sóng mũi cao thanh nhã. Khi đi lại trên phố chợ người Thái, tuy đã rủ bỏ trang phục rực rỡ truyền thống, nhưng làn da và ánh mắt của họ còn nguyên.

Trong đôi mắt dài xênh xếch sáng lên phiền muộn. Họ ở giữa người nhưng như đang ở một thế giới khác. Họ nhìn mà như không, ngơ ngác, không hiểu, lạc lõng, âm thầm.

Vẻ núi rừng của họ có một sức hút thật lạ lùng, vừa nguyên sơ cô độc, vừa chưng hửng.

Một chiều thứ bảy, tôi gặp một nhóm trẻ em dưới và trên 10 tuổi, mặc áo quần đen đứng giữa các quầy hàng bán đá quý. Các thiếu nữ sáng và đẹp như trăng sớm, có đứa ranh mảnh lõi đời. Chúng múa và hát, phía trước có một thùng quyên tiền.

          Nhóm trẻ phần đông là người Akha từ Miến Điện hay từ các làng Akha trong đất Thái, mồ côi, vong gia thất thổ, có đứa từng vào tù vì đem ma túy qua Thái, đứa ăn xin hay được giải thoát từ nhà thổ. Nếu sinh trong đất Thái thì vẫn là di dân bất hợp pháp do chính phủ Thái không cấp giấy tờ tùy thân cho người thiểu số, nên sống lang thang trên đường phố, ăn xin, nhặt rác, hay làm mọi thứ để có tiền. Tổ chức thiện nguyện chidlifemaesan (chidlifemaesan.org) gom chúng về một nơi cách biên giới bảy cây số.

Dol, nhân viên xã hội người Thái đang chăm sóc đám trẻ gây quỹ, nói mong muốn tổ chức cho chúng đi dã ngoại một chuyến lên Doi Tung. Bây giờ trung tâm chăm nuôi trên một trăm đứa, đưa đi ngần ấy thật khó.

          Doi Tung, tiếng bắc Thái nghĩa là Kỳ Sơn (núi cờ), cách trung tâm biên quận Mae Sai 40 cây số, cũng thuộc tỉnh Chiang Rai. Một rặng núi gồm nhiều đỉnh nối nhau, mây giăng qua đường đi, cây xanh ngút tầm mắt. Trên các nương xanh rải rác các cụm làng người Thượng giữa các chim sóc. Cây cỏ được bàn tay người chăm sóc nên không hoang dã. Rặng núi toát lên vẻ sang trọng nhưng vẫn tự nhiên, không luộm thuộm giả tạo như người ta gắn thang máy cạnh thác Damri ở Lâm Đồng, kéo cáp treo lên núi hay băng qua biển Nha Trang.

          Nhóm trẻ Akha đứng hát tập thể giữa phố đông người, cách dòng Mae Sai chừng vài trăm thước. Đi gần về phía sông, một giọng ca nam đơn độc khác, hòa trong tiếng guitar điện, vang lên trong chiều tà. Đó là một thanh niên cao lớn vạm vỡ, ôm đàn đứng giữa chợ, quần đen, áo cổ tròn đen, đeo một chuổi đá đen quanh cổ, tóc dài quá cổ, khuôn mặt sám đen cương nghị cúi xuống, duy đôi mắt mù ngước lên trời cố trông. Tiếng hát của anh quyến rũ lạ kỳ, điệu nhạc nhanh và mạnh nhưng thảm thiết, rồi anh ta chuyển qua một bản slow rock mượt mà, chùng xuống kể lể. Chiều biên giới buồn hơn, lẻ loi hơn với tiếng hát của người nghệ sĩ mù.

          Thứ bảy, sau khi các quầy hàng bán ngọc vàng đóng cửa lúc sáu giờ chiều, các quầy ăn đêm dọn ra. Tiếng hát của đám trẻ, của nghệ sĩ mù vang rất rõ trong một khu chợ yên tĩnh dù đông người. Cửa biên giới đã đóng nhưng quán nước bên dưới cầu biên giới vẫn mở cửa. Suốt con đường nhỏ cong theo bờ sông bên dưới cầu chỉ có cái quán này nằm sát sông nhìn qua Miến Điện. Bàn gỗ chữ nhật, ghế nhựa kê sát lan can gỗ, bếp nấu trong tầm mắt, dãy hành lang dài dọc theo sông vắng ngắt. Quán nghèo nhưng ngăn nắp. Bóng đèn trắng bên hiên quán le lói chiếu trên dòng sông nhỏ bên này không đủ soi sáng phía bên kia bờ Miến. Hai cô bé Miến Điện giúp việc cho bà chủ quán ngồi thù lu một góc, đối diện nhau nhưng không nói chuyện. Một trong hai đứa là người Akha, mặc áo ca rô xanh đậm, khuôn mặt sậm có một vẻ đẹp núi rừng mờ trong bóng tối, duy đôi mắt xếch và to phản chiếu ánh đèn hay màu nước sông thỉnh thoảng lóe lên.

          Chính phủ Miến không trực tiếp xuất khẩu lao động, nhưng ngó lơ để dân trốn sang nước làng giềng giàu có làm đủ thứ nghề. Chế độ có hai món hàng trời cho là người và mỏ. Người thì không phải lo nuôi, tự lớn và tự tìm đường trốn qua Thái làm nghề nào cũng được, gửi tiền về nuôi nhà và lợi nước. Các mỏ đá quý ở tiểu bang Shan, sát biên giới, cũng nhờ trời cho, cứ khai lên và chở qua Thái (và qua Tàu). Cây rừng cũng không thiếu, chở qua biên giới Trung Quốc. Quý nhất là người thiểu số. Miến Điện có trên 130 sắc dân, ngôn ngữ bất đồng, thất học, nghèo. “Đầu ra” của những thôn nữ thiểu số có sẵn ở Thái Lan là các khách và khứa săn tìm thanh thiếu niên vị thành niên.

          Bang Shan, giáp biên giới Trung Quốc, Lào và Thái, có các nhóm vũ trang sắc tộc chống quân đội chính quyền để đòi độc lập hoặc vùng tự trị. Chính quyền đàn áp tàn bạo. Quân đội cư xử như đạo quân xâm lăng chứ không phải để bảo vệ đất nước. Lính tráng vào làng trộm cắp gà vịt, bắt dân đi xây dựng công sự, làm đường, rà mìn, nếu chỗ nào nghi có mìn họ lùa dân đi trước mở đường. Quân đội đuổi người sắc tộc, phần lớn là người Shan, để lấy đất. Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân trực tiếp của quân đội. Theo rất nhiều phúc trình của các tổ chức phi chính phủ, lính Miến vào từng nhà hiếp dâm phụ nữ theo lịnh của chỉ huy. Phụ nữ thiểu số chỉ có hai con đường: một là bị lính hiếp dâm, hai là tìm đường qua Thái Lan bán thân.

          Qua Thái Lan, dù cuộc sống không còn là người nữa trong thế kỷ 21, vẫn đỡ tồi tệ hơn ở lại quê nhà.

 

  

blank

Cầu sông Sai. Ảnh:tnt

          Họ vượt biên bằng nhiều cách. Ngoài con đường hợp pháp là băng qua cầu xin chiếu khán có giá trị một ngày hay một tuần, họ bơi hay chèo qua sông, hay đi từng nhóm nhỏ trên các phao nổi bằng ruột xe hơi. Không có con số chính xác bao nhiêu người Miến qua Thái vì rất nhiều di dân lậu, nhưng ước tính có hơn hai triệu người Miến sống hợp lệ hay ngoài vòng pháp luật ở Thái Lan.

          Cô bé Akha bán quán là một trường hợp may mắn hiếm hoi. Bà chủ quán tử tế, không thấy sai bảo quát tháo gì, cô bé chỉ việc bưng nước cho khách hay lau chùi bàn ghế. Ngoài ra cô chỉ việc ngồi nhìn nước sông Sai chảy, lặng lẽ.

          Bên kia bờ Sai, chỉ cách non mười thước, là quê hương Miến Điện.

          Cô có thể về lại quê, chỉ việc lội qua dòng nước sâu không tới đầu gối. Nhưng bên đó là lao tù. Một loạt ‘trung tâm’ dựng rải rác trong tiểu bang Shan, nhốt những người Shan chống đối, hay bị Thái trục xuất theo giao kèo giữa hai chính phủ.

          Cô còn một người cha đang làm ruộng bên đó, một người mẹ và chị gái đang dệt các hàng thủ công để tuồn qua chợ Mae Sai bán.

          Mỗi tháng, cô bé tiếp viện cho gia đình 500 baht, chừng 16 đô Mỹ.

          Nếu muốn có nhiều tiền hơn, cô phải rời cái quán này, đi sâu vào đất Thái. Nhưng muốn lọt vào các thành phố lớn như Chiang Mai hay Bangkok, cô phải chung tiền cho cò mới thoát rất nhiều trạm kiểm soát di dân trên mọi cửa ngõ ra vào Chiang Rai.

          Buổi tối, ánh đèn từ quê nhà lay lắt đây đó. Sau lưng, ánh sáng trên đường cái rừng rực. Quốc lộ 1 chạy từ thủ đô Bangkok, đến chỗ cô là điểm cuối, đánh mốc cây số 891.

          Phía sau lưng rất nhiều tiền và cạm bẫy.

          Trước mắt quê hương mờ mờ.

          Cô gái ngồi nhìn quê hương trong tầm mắt. Cách một dòng sông nhỏ, rất nhỏ. Nước sông xuất phát từ núi rừng bên nhà, chảy âm thầm và chia cắt.

          Ấn tượng cuối cùng của tôi về Mae Sai không còn là khu chợ nhộn nhịp im lặng nữa.

          Bây giờ chỉ còn một dòng sông rất nhỏ.

Sông Sai.

Và người ngồi yên nhìn quê hương bên kia.

Rất yên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.