Hôm nay,  

Thoả ước 2008 giữa Mỹ--Việt về trục xuất, hồi hương

17/12/201817:26:00(Xem: 4260)

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.
 
Kính gửi quý đồng bào người Việt hải ngoại:

 

Đính kèm theo bức thư này là bản Thoả ước 2008 giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam về vấn đề trao trả cho Việt Nam những công dân của Việt Nam đã vi phạm luật lệ của Mỹ. Bản tiếng Việt do chúng tôi dịch từ bản tiếng Anh nhằm mục đích phục vụ những người cần được đọc bản Thoả ước bằng tiếng Việt hơn là bản tiếng Anh. Tiếp theo sau bản tiếng Việt là bản tiếng Anh dành cho những người cảm thấy đọc bản tiếng Anh dễ hiểu hơn.

 

Chúng tôi sẽ đóng góp một vài suy nghĩ về vấn đề quan trọng này với hy vọng phần nào làm sáng tỏ vấn đề nêu trên. Nếu quý vị đọc bản Thoả ước kèm theo dưới đây trước khi tiếp tục đọc bài này thì có lẽ quý vị sẽ có một nhận định về việc trục xuất di dân người Việt rõ ràng hơn.

 

Điểm đầu tiên mà chúng tôi muốn nêu lên là Thoả ước 2008 là một thoả ước giữa hai chính phủ Mỹ và Việt về việc trục xuất khỏi nước Mỹ và giao hoàn cho Việt Nam những công dân của Việt Nam đã vi phạm luật pháp của Mỹ. Thoả ước này có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký, ngày 22 tháng Giêng năm 2008 và sau đó tự động tiếp tục triển hạn cứ 3 năm một. Như vậy, đến tháng Giêng 2019 thì Thoả ước đã được triển hạn hai lần và sẽ tự động triển hạn lần thứ ba, trừ phi có văn bản chính thức thông báo không triển hạn của một Chính phủ này gửi cho chính phủ kia ít nhất là sáu tháng trước khi Thoả ước hết hạn kỳ (Điều khoản 6).

 

Một trong hai chính phủ có thể đình chỉ hoặc chấm dứt Thoả ước nếu chính phủ này báo tin cho chính phủ kia bằng văn bản chính thức. Việc đình chỉ hay chấm dứt sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi nhận được văn bản (Điều khoản 9). Điều khoản 7 và 8 nói về việc tu chính, bổ sung Thoả ước hay các tranh tụng về cách diễn nghĩa hoặc ứng dụng Thoả ước. Những việc này được thực hiện qua đường dây ngoại giao thích hợp.

 

Nếu Thoả ước 2008 được đình chỉ hay chấm dứt thì việc trao trả những công dân của Việt Nam về nước không còn là vấn đề nữa vì sẽ không có quốc gia tiếp nhận những người bị hồi hương. Vấn đề then chốt còn lại, do đó, sẽ là những trao đổi thoả hiệp giữa hai chính phủ về việc tu chính, bổ sung hay cách cắt nghĩa hoặc ứng dụng Thoả ước 2008.

 

Ngày 12 tháng 12, 2018 vừa rồi tờ báo the Atlantic tường trình là chính phủ của Tổng thống Trump đã thay đổi cách cắt nghĩa Thoả ước 2008, đòi hỏi những người tỵ nạn chiến tranh Việt Nam nhập cư vào nước Mỹ bất hợp pháp hoặc vi phạm luật pháp của Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 phải bị trục xuất khỏi nước Mỹ và trao trả lại cho Việt Nam. (https://www.theatlantic.com/international/archive/2018/12/donald-trump-deport-vietnam-war-refugees/577993/).

 

Trong lúc đó, Điều khoản 2 của Thoả ước 2008 xác định là: “Công dân Việt Nam sẽ không bị trao trả về Việt Nam theo Thoả ước này nếu họ đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, ngày mà các quan hệ ngoại giao đã được tái thiết lập giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam duy trì lập trường pháp lý của mình liên quan đến việc công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày này.”

 

Chính phủ Mỹ có cơ sở pháp lý khi chất vấn Điều khoản 2 bởi vì theo điều khoản này thì một công dân của Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 hoặc vi phạm luật pháp của Mỹ ở tại Mỹ trước ngày này cũng không thể bị trục xuất về Việt Nam. Đồng thời phép loại suy còn cho thấy là Điều khoản 2 này cũng có nghĩa là chỉ những công dân Việt Nam nào đến Mỹ sau ngày 12 tháng 7 năm 1995 mà vi phạm luật pháp của Mỹ (bao gồm cả luật di trú) mới bị trục xuất. Do đó, không ngạc nhiên khi Chính phủ Mỹ đưa ra một lối diễn nghĩa hợp lý hơn, nghĩa là những công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 mà vi phạm luật pháp của Mỹ (bao gồm cả luật di trú) cũng bị trục xuất và trao trả lại cho Việt Nam.

 

Bản Thoả ước 2008 nói rõ là Chính phủ Việt Nam chỉ chấp thuận tiếp nhận những người bị trục xuất nếu những người này hội đủ các điều kiện của Điều khoản 2 mục 1 gồm có tiểu mục (a), (b), (c), và (d). Điều khoản 2, mục 1(a) minh định là: “Đương sự là một công dân của Việt Nam và không phải là một công dân của Mỹ hay là của bất cứ quốc gia nào khác.” Điều khoản 2, mục 1(c), “Đương sự đã từng vi phạm luật pháp của Mỹ và đã bị giới chức thẩm quyền ra lệnh trục xuất khỏi Hoa kỳ.”

 

Những điểm nêu ra ở mục 1 của Điều khoản 2 cho thấy rõ là chỉ những công dân của Việt Nam mới nằm trong phạm vi thoả hiệp giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam về vấn đề trục xuất. Những người Việt đã có quốc tịch Mỹ là những công dân của Mỹ và có tất cả những quyền dân sự của Mỹ như tất cả các công dân Mỹ khác  thuộc bất cứ chủng tộc nào dù là da vàng, da trắng, da nâu, hoặc da đen, v.v…

 

Theo tờ báo the Atlantic thì Chính phủ Mỹ đề nghị với Chính phủ Việt Nam là những người “tỵ nạn chiến tranh” đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 mà vi phạm luật pháp của Mỹ (bao gồm luật di trú) thì phải bị trục xuất khỏi nước Mỹ và trao trả lại cho Việt Nam. Lối dùng từ ngữ này của tờ the Atlantic, theo thiển ý, có thể chỉ là một sự hiểu lầm hoặc cố ý đã gây hoang mang không ít trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong Thoả ước 2008, cụm từ “công dân của Việt Nam” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, hầu như ở tất cả mọi điều khoản, và  “công dân của Việt Nam và không phải là công dân của Mỹ hay là của bất cứ của một quốc gia nào khác” (Điều khoản 2, mục 1(a) ) là điều kiện tiên quyết để Chính phủ Việt Nam chấp nhận việc Chính phủ Mỹ trao trả người Việt vi phạm luật pháp của Mỹ.

 

Do đó, vấn đề còn lại là ai là người được xem là công dân của Việt Nam. Trong số những người Việt đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 gồm có những thành phần sau đây:

 

  1. Những sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ
  2. Những người Việt đến Mỹ theo diện du lịch
  3. Những người Việt xin và có thẻ xanh để lao động ở Mỹ
  4. Những người Việt tỵ nạn cộng sản chỉ có thẻ xanh mà chưa hoặc không có quốc tịch Mỹ vì hoặc không thi đỗ vào quốc tịch Mỹ hoặc không muốn vào quốc tịch Mỹ vì một lý do nào đó.
  5. Những người Việt đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình chỉ có thẻ xanh mà chưa hoặc không có quốc tịch Mỹ vì hoặc không thi đỗ vào quốc tịch Mỹ hoặc không muốn vào quốc tịch Mỹ vì một lý do nào đó.

 

Thành phần 1 và 2 đương nhiên là công dân của Việt Nam. Nếu những người này ở lại Mỹ bất hợp pháp (phạm tội về di trú) hay vi phạm luật pháp khác của Mỹ thì sẽ bị chính phủ Mỹ trục xuất và giao hoàn cho Việt Nam.

 

Thành phần 3, 4 và 5 là những thường trú nhân (permanent resident) và có thể vẫn được xét định là công dân của Việt Nam vì không phải là công dân của Mỹ.

 

Theo Thoả ước 2008 thì Chính phủ Việt Nam là đơn vị quyết định quốc tịch của những người Việt đã vi phạm luật pháp của Mỹ và đã bị Mỹ ra lệnh trục xuất. Thường thì Chính phủ Việt Nam không chấp nhận những người tỵ nạn cộng sản và con cái của họ là công dân của Việt Nam. Tuy nhiên chính phủ của Tổng thống Trump có thể áp lực Chính phủ Việt Nam chấp nhận họ là công dân của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam có thể đồng ý, nhất là khi Chính phủ Việt Nam nhận thấy có thể có lợi nhuận cao trong việc thương thảo với Chính phủ Mỹ. Chính phủ Việt Nam có thể đòi hỏi Chính phủ Mỹ cung cấp một số tài trợ khá lớn nhằm mục đích hỗ trợ những người bị hồi hương để họ có phương tiện ngõ hầu có thể thích nghi lại với đời sống ở Việt Nam sau nhiều năm xa xứ. Trong thực tế thì có lẽ không ai tin là những người này sẽ nhận được số tiền trợ cấp này, nhưng chắc rằng ai cũng tin là những người này sẽ không tìm được sinh kế ở Việt Nam vì bị kỳ thị, và họ cũng sẽ không được Chính phủ Việt Nam giúp đỡ. Họ sẽ bị bỏ rơi vì họ chỉ là những con vật hy sinh. Do đó, họ rất cần cộng đồng người Việt hải ngoại, các tổ chức cộng đồng, các cơ quan thiện nguyện, các giới chức chính quyền, các dân biểu, nghị sĩ địa phương và liên bang người Mỹ gốc Việt cũng như người Mỹ can thiệp với Chính phủ Mỹ, yêu cầu chính phủ cứu xét hoàn cảnh những người Việt tỵ nạn cộng sản và những người đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình mà không phải là công dân Mỹ và đã có lần lầm lỡ vi phạm luật pháp của Mỹ. Họ là những người đã từng sát cánh với quân nhân Mỹ chống lại sự cưỡng chiếm miền Nam tự do của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã liều chết trốn thoát khỏi sự đàn áp tàn nhẫn của chế độ Cộng sản Việt Nam.

 

 

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.

Philadelphia, ngày 17 tháng 12 năm 2018.

 

 

 

 

 

 

 

THOẢ ƯỚC

 

GIỮA

 

CHÍNH PHỦ HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

 

 

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

VỀ VIỆC

 

CHẤP THUẬN VIỆC GIAO HOÀN CÔNG DÂN VIỆT TRỞ VỀ NƯỚC

 

 

Chính phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (sau đây được gọi là “Chính phủ Mỹ”) và Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (sau đây được gọi là “Chính phủ Việt Nam”),

 

Với nguyện vọng phát triển những quan hệ thân hữu giữa hai quốc gia, và thiết lập các thủ tục cho các giới thẩm quyền của cả hai nước về vấn đề chấp thuận việc những công dân Việt Nam bị chính phủ Mỹ ra lệnh trục xuất được nhanh chóng và trật tự,

 

Để thiết lập những thủ tục chung cho các giới chức liên hệ dựa trên những nguyên tắc pháp lý của mỗi quốc gia và trên trách nhiệm quốc tế phải chấp thuận sự trao trả các công dân bị hồi hương; và để tuân thủ các nguyên tắc pháp lý quốc tế đã được thừa nhận, để cho phép sự quyết định việc hồi hương của từng trường hợp một, và để thừa nhận quyền quyết định về quốc tịch của quốc gia tiếp nhận,

 

            Đã thoả thuận như sau đây:

 

 

Điều khoản 1

Các Quy định Tổng quát

 

1.Chính phủ Mỹ sẽ thi hành việc hồi hương của những công dân Việt Nam đã vi phạm luật pháp của Mỹ theo luật của Mỹ và quốc tế và theo những quy định của Thoả ước này. Việc hồi hương cần phải xét đến khía cạnh nhân đạo, tính hợp nhất của gia đình, và những hoàn cảnh của mỗi người trong từng trường hợp cá nhân.

 

            2. Chính phủ Việt Nam có thể xét việc giao hoàn những công dân của mình đã vi phạm luật pháp của Mỹ dựa trên việc thẩm xét các thủ tục pháp lý và hộ tịch và những hoàn cảnh của từng trường hợp cá nhân. Các cá nhân đương sự và thủ tục chấp thuận sẽ được dựa trên các điều kiện của Thoả ước này.

 

            3. Việc hồi hương sẽ được thi hành một cách trật tự và an toàn, và với sự tôn trọng nhân phẩm cá biệt của mỗi người bị hồi hương. Chính phủ Mỹ sẽ cho phép những công dân Việt Nam đã bị lệnh trục xuất có một khoảng thời gian hợp lý để họ dàn xếp những công việc cá nhân trước khi gửi trả họ về Việt Nam.

 

            4. Những người bị hồi hương theo Thoả ước này có quyền chuyển tiền và tài sản cá nhân hợp pháp của họ về Việt Nam.

 

            5. Chính phủ Mỹ sẽ trả phí tổn cho việc giao hoàn những người bị hồi hương về Việt Nam theo Thoả ước này, như đã được quy định ở Điều khoản 5 và bản Phụ đính 1. Chính phủ Mỹ sẽ còn trả phí tổn cho việc giao hoàn bất cứ người nào đã bị hồi hương vì nhầm lẫn, theo Điều khoản 3 của Thoả ước này.

 

Điều khoản 2

Những Người Có Thể Bị Trục xuất và Các Điều kiện Chấp thuận

 

1.Chính phủ Việt Nam sẽ chấp thuận việc giao hoàn những công dân Việt theo Điều khoản 1 và mục 2 của Điều khoản 2 của Thoả ước này, nếu sau khi điều tra cá nhân hội đủ những yêu cầu sau đây:

           

(a)         Đương sự là một công dân của Việt Nam và không phải là một công dân của Mỹ hay là của bất cứ quốc gia nào khác;

 

(b)          Đương sự trước đây đã cư trú tại Việt Nam và không có nơi cư trú hiện tại ở một quốc gia thứ ba.

 

(c)          Đương sự đã từng vi phạm luật pháp của Mỹ và đã bị giới chức thẩm quyền ra lệnh trục xuất khỏi Hoa kỳ; và

 

(d)          Nếu đương sự đã bị kết án phạm tội (bao gồm cả việc vi phạm di trú), người này sẽ phải hoàn tất án tù trước khi bị trục xuất, và bất cứ sự giảm án nào cũng sẽ phải được thẩm quyền ban lệnh.

 

2. Công dân Việt Nam sẽ không bị trao trả về Việt Nam theo Thoả ước này nếu họ đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, ngày mà các quan hệ ngoại giao đã được tái thiết lập giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam duy trì lập trường pháp lý của mình liên quan đến việc công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày này.

 

3. Trong trường hợp một công dân của Việt Nam đã nhập cư vào Hoa Kỳ từ một đệ tam quốc gia nơi mà người này có nơi cư trú vĩnh viễn và đã bị Mỹ ra lệnh trục xuất thì Chính phủ Mỹ sẽ tìm cách giao hoàn người đó lại cho quốc gia thứ ba này hay là xét cho phép người này ở lại Mỹ, trước khi yêu cầu tống khứ về Việt Nam.

 

4. Trong bất cứ trường hợp nào mà Chính phủ Việt Nam thủ đắc được thông tin về việc hồi hương của một cá nhân mà trước đó chưa từng được xét định bởi Chính phủ Mỹ thì Chính phủ Việt Nam có thể yêu cầu tái thẩm xét nhân đạo dựa vào những hoàn cảnh đặc biệt của người bị hồi hương theo luật pháp của Mỹ.

 

Điều khoản 3

Giao hoàn Những Người Bị Hồi Hương vì Nhầm lẫn

 

Khi nhận được thông báo của Chính phủ Việt Nam là một người bị trao trả cho Việt Nam bởi Chính phủ Mỹ không hội đủ các tiêu chuẩn đề cập trong Điều khoản 2 của Thoả ước, thì Chính phủ Mỹ cần phải nhanh chóng tiếp nhận người này trở lại Hoa Kỳ mà không cần có thủ tục đặc biệt nào.

 

Điều khoản 4

Các Thủ tục Chấp thuận

 

            1.Khi Chính phủ Mỹ tin rằng một người nào đó có thể bị trục xuất là công dân của Việt Nam và hội đủ các tiêu chuẩn trong khuôn khổ Điều khoàn 2 của Thoả ước này, thì Bộ Nội An của Mỹ, với tư cách của Chính phủ Mỹ, sẽ yêu cầu Chính phủ Việt Nam cung cấp những tài liệu du hành thích hợp và chuyển những hồ sơ thích hợp đến Chính phủ này. Những hồ sơ này sẽ bao gồm ba tập tài liệu, bản chính và hai bản sao. Bản chính và một bản sao sẽ phải được Toà Đại sứ Mỹ tại Việt Nam chuyển đến Bộ Công An Việt Nam (Ban Di Trú), và bản sao kia sẽ được gửi đến Bộ Ngoại giao Việt Nam (Ban Lãnh Sự).

 

            Mỗi hồ sơ sẽ gồm có một bản ghi chú ngoại giao yêu cầu Chính phủ Việt Nam tiếp nhận người bị trao trả, tên của người mà Chính phủ Mỹ tin là cần phải bị hồi hương về Việt Nam, những đơn đã được điền đầy đủ bởi người này (một tờ đơn mẫu được cung cấp ở Phụ đính 2 của Thoả ước này), một bản sao của lệnh trục xuất, và những tài liệu khác về tiểu sử, quốc tịch, lịch sử tội trạng, án lệnh thụ hình, và quyết định khoan hồng hay giảm án tội của người này. Lệnh trục xuất sẽ được dịch sang Tiếng Việt trên một mẫu chuẩn và lịch sử tội trạng bao gồm một hồ sơ của Trung Tâm Quốc Gia về Thông Tin Tội Ác [NCIC] bằng tiếng Anh được kèm theo bởi một khoá mật mã đã được dịch ra tiếng Việt. Tất cả các hồ sơ và các bản dịch sẽ được chứng thực bởi thẩm quyền Mỹ.

 

            2. Khi được Chính phủ Việt Nam yêu cầu, Chính phủ Mỹ sẽ sắp xếp và tạo thuận lợi cho việc phỏng vấn những người nằm trong phạm vi Điều khoản 2 (1) của Thoả ước bởi các giới chức di trú Việt Nam nhằm quyết định về các tình tiết liên quan đến quốc tịch Việt Nam, các chi tiết lý lịch, và nơi cư trú cuối cùng của các đương sự. Bộ Nội An của Mỹ sẽ sắp xếp nơi phỏng vấn. Chính phủ Mỹ cũng sẽ tạo thuận lợi cho các cuộc phỏng vấn những người có thể bị trục xuất mà Mỹ tin là công dân của Việt Nam bởi các giới chức lãnh sự của Chính phủ Việt Nam có căn cứ tại Mỹ.

 

            3. Chính phủ Việt Nam sẽ nhanh chóng phúc đáp Chính phủ Mỹ về những trường hợp được đề cập theo Điều khoản này sau khi việc chứng thực của Việt Nam đã được thực hiện. Nếu đã được quyết định là một người mà tên và hồ sơ đã được cung cấp cho Chính phủ Việt Nam theo Điều khoản này hội đủ các yêu cầu của Điều khoản 2, thì Bộ Công An của Chính phủ Việt Nam sẽ cấp một tài liệu du hành cho phép người đó được trở về Việt Nam, và sẽ gửi một văn bản thông báo cho Toà Đại sứ Mỹ tại Việt Nam biết.

 

            4. Khi chính phủ Việt Nam đã cấp giấy tờ du hành theo Thoả ước này thì Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp một thông báo ít nhất là mười lăm (15) ngày trước chuyến bay và các dàn xếp du hành theo đó đương sự sẽ được trao trả về Việt Nam. Toà Đại sứ Mỹ tại Việt Nam sẽ thông báo cho Bộ Công An (Ban Di Trú) và Bộ Ngoại giao (Ban Lãnh sự) biết ngày và số chuyến bay, giờ đến, cảng đến (Phi cảng Nội Bài tại Hà Nội hay Phi cảng Tân Sơn Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh), và các chi tiết liên hệ đến bất cứ những giới chức Mỹ nào hộ tống người bị giao hoàn (như là tên, ngày sinh, số của sổ thông hành, thời gian phỏng định ở lại tại Việt Nam, v.v…), và để cho phía Việt Nam xác nhận là đã nhận được những người bị trao trả.

 

Khi một người đang chịu sự chăm sóc y tế bị trao trả về Việt Nam theo Thoả ước này, thì các giới chức hộ tống Mỹ sẽ cung cấp một bản hồ sơ bệnh lý của người đó cho các giới chức Việt Nam tiếp nhận ở tại cảng vào. Các giới chức hộ tống và tiếp nhận sẽ cùng ký một bản phúc trình chung chứng nhận việc hồi hương của đương sự.

 

Điều khoản 5

Các Chi phí

 

            1.Chính phủ Mỹ sẽ trả phí tổn cho việc chuyên chở những công dân Việt Nam đến Việt Nam theo Thoả ước này.

 

            2. Chính phủ Mỹ sẽ trả các phí tổn cho việc tiếp nhận các người bị hồi hương bao gồm: chi phí nhận thực, sự tiếp nhận tại phi cảng và chuyên chở các đương sự từ phi cảng đến những nơi cư trú theo Phụ đính 1 đính kèm.

 

            3. Chính phủ Mỹ sẽ trả phí tổn cho việc sắp xếp các giới chức Việt Nam liên hệ phỏng vấn những người mà Chính phủ Mỹ tin là công dân Việt Nam và phải chịu bị hồi hương theo Thoả ước này.

 

            4. Chính phủ Mỹ sẽ trả phí tổn cho việc trở lại Hoa kỳ của những người bị hồi hương vì nhầm lẫn, như đã được quy định ở Điều khoản 3 của Thoả ước này.

 

Điều khoản 6

Hiệu lực và Thời hạn

 

1.Thoả ước này sẽ có hiệu lực sau sáu mươi (60) ngày kể từ ngày có chữ ký của cả hai Chính phủ.

 

2. Khi có hiệu lực, Thoả ước này có giá trị năm năm. Sau đó Thoả ước sẽ tự động triển hạn cho thời hạn cứ ba năm một trừ phi có văn bản thông báo không triển hạn của một Chính phủ này gửi cho chính phủ kia ít nhất là sáu tháng trước khi Thoả ước hết hạn.

 

Điều khoản 7

Tu chính và Bổ sung

 

            Thoả ước này có thể được tu chính hoặc bổ sung bằng văn bản thoả hiệp của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ qua những đường dây ngoại giao thích hợp.

 

Điều khoản 8

Giải Quyết Tranh tụng

 

            Bất cứ những tranh tụng nào liên quan đến việc diễn nghĩa hay ứng dụng Thoả ước này sẽ được giải quyết qua những đường dây ngoại giao thích hợp.

 

Điều khoản 9

Đình chỉ hoặc Chấm dứt

 

            Thoả ước này có thể bị đình chỉ hay chấm dứt bởi một trong hai Chính phủ. Việc đình chỉ hay chấm dứt Thoả ước sẽ có hiệu lực ba mươi (30) ngày sau kể từ ngày một Chính phủ nhận được văn bản thông báo từ Chính phủ kia về ý định đình chỉ hay chấm dứt.

 

            Làm tại Hà Nội, ngày 22 tháng Giêng, năm 2008 thành hai bản bằng ngôn ngữ Anh và Việt, cả hai văn bản đều đồng thực thụ như nhau.

 

 

 

  KÝ THAY CHO CHÍNH PHỦ                             KÝ THAY CHO CHÍNH PHỦ 

HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Julie Myen                                                 (không nhận ra tên của chữ ký)

 

 

Người dịch: Tiểu Thạch Nguyễn Văn Thái, Ph.D.

 

Vì không có nguyên bản tiếng Việt của Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên TS. Nguyễn văn Thái đã tạm dịch sang tiếng Việt để phục vụ những người cần được đọc bản Thoả ước bằng tiếng Việt. Do đó, bản tiếng Việt này không nên dùng như một tài liệu chính thức trong việc diễn nghĩa hay trích dẫn. Văn bản bằng tiếng Anh được đính kèm theo sau đây để quý đồng bào có phương tiện đối chiếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

AGREEMENT

 

BETWEEN

 

THE GOVERNMENT OF THE UNITED STATES OF AMERICA

 

AND

 

THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

 

ON

 

THE ACCEPTANCE OF THE RETURN OF VIETNAMESE CITIZENS

 

 

The Government of the United States of America (hereinafter called

"the U.S. Government") and the Government of the Socialist Republic of

Vietnam (hereinafter called "the Vietnamese Government"),

 

With a wish of developing friendly relations between the two countries,

and to establish procedures for competent authorities of both countries on the

prompt and orderly acceptance of Vietnamese citizens who have been ordered

removed by the U.S. Government,

 

In order to establish common procedures for the relevant authorities

based on the legal principles of each country and the international

responsibility to accept the return of repatriated citizens; and to follow

recognized principles of international law, to allow for a case-by-case

determination of repatriation, and to recognize the right of the receiving

country to determine nationality,

 

Have agreed to the following:

 

Article 1

General Provisions

 

1. The U.S. Government will carry out the repatriation of Vietnamese

citizens who violated U.S. law in accordance with U.S. and international law

and the provisions of this Agreement. The repatriation should take into

account the humanitarian aspect, family unity and circumstances of each

person in each individual case.

 

2. The Vietnamese Government may consider the return of its citizens

who violated U.S. law based on the consideration of legal procedures and the '/

status and circumstances of each individual case. The subject individuals and

the acceptance procedure will be based on the terms of this Agreement.

 

3. Repatriation will be carried out in an orderly and safe way, and with

respect for the individual human dignity of the person repatriated. The U.S.

Government will allow Vietnamese citizens who have been ordered removed

a reasonable time to arrange their personal affairs before returning them to

Vietnam.

 

4. Persons repatriated under this Agreement have the right to transfer

their legal money and personal property to Vietnam.

 

5. The U.S. Government will pay for the cost of returning to Vietnam

persons repatriated under this Agreement, as provided in Article 5 and Annex

1. The U.S. Government will also pay for the cost of returning to the United

States any person who was mistakenly repatriated, in accordance with Article

3 of this Agreement.

 

Article 2

Removable Persons and Conditions of Acceptance

 

1. The Vietnamese Government will accept the return of Vietnamese

citizens in accordance with Article 1 and item 2 of Article 2 of this

Agreement, if upon investigation the individual meets the following

requirements:

 

(a) The individual is a citizen of Vietnam and is not a citizen of the

United States or of any other country;

 

(b) The individual previously resided in Vietnam and has no current

residence in a third country;

 

(c) The individual has violated U.S. laws and has been ordered by

competent authority removed from the United States; and

 

(d) If the individual has been convicted of a criminal offense (including

immigration violation), the person will have completed any imprisonment

before removal, and any reduction in sentence will have been ordered by

competent authority.

 

2. Vietnamese citizens are not subject to return to Vietnam under this

Agreement if they arrived in the United States before July 12, 1995, the date

on which diplomatic relations were re-established between the U.S.

Government and the Vietnamese Government. The U.S. Government and the

Vietnamese Government maintain their respective legal positions relative to

Vietnamese citizens who departed Vietnam for the United States prior to that

date.

 

3. In the case of a citizen of Vietnam who immigrated to the United

States from a third country where that person had a permanent residence and

who has been ordered removed from the United States, the U.S. Government

will seek to return that person to the third country or consider allowing that

person to stay in the United States, before requesting removal to Vietnam.

 

4. In any case where the Vietnamese Government obtains information

relevant to the repatriation of an individual that was not previously considered

by the U.S. Government, the Vietnamese Government may request a

humanitarian reconsideration based on the specific circumstances of the

repatriated person in accordance with United States law.

 

Article 3

Return of Persons Repatriated in Error

 

Upon notice by the Vietnamese Government that a person returned to

Vietnam by the U.S. Government does not meet all criteria mentioned in

Article 2 of this Agreement, the U.S. Government should promptly receive

the return of that person to the United States without any special procedure.

 

Article 4

Acceptance Procedures

 

1. When the U.S. Government believes that a removable person is a

citizen of Vietnam and meets all criteria within Article 2 of this Agreement,

the U.S. Department of Homeland Security, on behalf of the U.S.

Government, will request appropriate travel documents from the Vietnamese

Government and will forward the appropriate files to that Government. Such

files will include three sets of documents, the original and two copies. The

original and one copy shall be forwarded to the Vietnamese Ministry of

Public Security (Immigration Department) by the U.S. Embassy in Vietnam,

and the other copy will be sent to the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs

(Consular Department).

 

Each file will contain a diplomatic note which requests that the

Vietnamese Government accept the returnee, the name of the person the U.S.

Government believes should be repatriated to Vietnam, the appropriate forms

completed by such person (an example of which is provided in Annex 2 of

this Agreement), a copy of the order of removal, and other documents

regarding the person's biography, citizenship, criminal history, sentence

imposed, and decision of amnesty or reduction of criminal sentence. The

order of removal will be translated into Vietnamese on the standard form, and

the criminal history will include a National Crime Information Center (NCIC)

record in English accompanied by a code key translated into Vietnamese. All

documents and translations will be certified by the competent U.S. authorities.

 

2. Upon request by the Vietnamese Government, the U.S. Government

will arrange and facilitate the interview of persons who fall within Article

2(1) of this Agreement by Vietnamese immigration officials to determine

information regarding the Vietnamese citizenship, biographical data, and last

place of residence of such persons. The U.S. Department of Homeland

Security will arrange a venue for those interviews. The U.S. Government also

will facilitate interviews by U.S.-based consular officers of the Vietnamese

Government of deportable persons whom the U.S. believes to be Vietnamese

citizens.

 

3. The Vietnamese Government will provide a prompt response to the

U.S. Government on cases referred under this Article after the Vietnamese

verification is made. If it is determined that a person whose name and file has

been provided to the Vietnamese Government in accordance with this Article

meets the requirements of Article 2, the Ministry of Public Security of the

Vietnamese Government will issue a travel document authorizing that

person's return to Vietnam, and will provide written notification to the U.S.

Embassy in Vietnam.

 

4. When the Vietnamese Government has issued a travel document

under this Agreement, the U.S. Government will provide at least fifteen (15)

days notice of the flight and travel arrangements by which the person will be

returned to Vietnam. The U.S. Embassy in Vietnam will inform the Ministry

of Public Security (Immigration Department) and the Ministry of Foreign

Affairs (Consular Department) of the date and number of the flight, the time

of arrival, the port of entry (Noi Bai Airport in Hanoi or Tan Son Nhat Airport

in Ho Chi Minh City), and the details regarding any U.S. officers escorting

the person to be returned (such as names, dates of birth, passport numbers,

estimated times of stay in Vietnam, etc), and allow the Vietnamese side to

confirm receipt of the returnees.

 

When a person under medical treatment is returned to Vietnam under

this Agreement, the escorting U.S. officers will provide a copy of the person's

health record to the receiving Vietnamese officials at the port of entry. The

escorting and receiving officers will sign a joint report verifying the person's

repatriation.

 

Article 5

Expenses

 

1. The U.S. Government will pay for the cost of transporting

Vietnamese citizens to Vietnam under this Agreement.

 

2. The U.S. Government will pay for the costs of receiving repatriated

persons including: verifying fee, the receipt at the airport and transportation of

the persons from airport to the place of residences in accordance with the

enclosed Annex 1.

 

3. The U.S. Government will pay for the cost of arranging interviews

by relevant Vietnamese officials of persons whom the U.S. Government

believes to be Vietnamese citizens and subject to repatriation under this

Agreement.

 

4. The U.S. Government will pay for the cost of returning to the United

States persons who were repatriated in error, as provided in Article 3 of this

Agreement.

 

Article 6

Entry into Force and Duration

 

1. This Agreement will enter into force sixty (60) days from the date of

signature by both Governments.

 

2. Upon entry into force, this Agreement will be valid for five years.

The Agreement will be extended automatically for terms of three years

thereafter unless written notice not to extend is given by one Government to

the other at least six months prior to the expiration date of the Agreement.

 

Article 7

Amendment and Supplementation

 

This Agreement may be amended or supplemented by written

agreement of the Vietnamese Government and the U.S. Government through

appropriate diplomatic channels.

 

Article 8

Resolution of Disputes

 

Any disputes regarding the interpretation and implementation of this

Agreement will be resolved through appropriate diplomatic channels.

 

Article 9

Suspension or Termination

 

This Agreement may be suspended or terminated by either

Government. Such suspension or termination of this Agreement will come

into effect after thirty days (30) from the date one Government receives the

written notification from the other Government of its intention to suspend or

terminate.

 

Done at Hanoi, on 22 January 2008 in duplicate in the English and

Vietnamese languages, both texts being equally authentic.

 

 

FOR THE GOVERNMENT OF                              FOR THE GOVERNMENT OF

THE UNITED STATES OF                         THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

AMERICA

 

                                                     

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.