Hôm nay,  

Yêu Cầu Cải Thiện Chế Độ Giam Giữ Phạm Nhân

16/12/201807:24:00(Xem: 2607)

 

YÊU CẦU CẢI THIỆN CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN

-----------

 

          Kính gửi :Thủ tướng chính phủ

 

                 Theo pháp luật Việt Nam, người phạm tội hình sự gồm rất nhiều thành phần: Những người bất đồng chính kiến, yêu cầu thực hiện dân chủ (phần lớn là các trí thức): những kẻ cướp của giết người: những kẻ đâm thuê, chém mướn: những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác: những kẻ tham nhũng: những kẻ cố ý làm trái: lại có người vô ý gây chết người…họ mang rất nhiều tội danh khác nhau.

       Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để giam giữ từng loại phạm nhân một cách thích hợp, như :

 

-        Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12

-        Quy chế trại giam, Nghị định 113/2008/NĐ-CP

-        Quản lý trại giam, Nghị định 117/2011/NĐ-CP

-        Quản lý trại giam, Nghị định (sđbs NĐ 117) số 90/2015/NĐ-CP

-        Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và  các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, mà Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc phê chuẩn tham gia công ước này.

-        Ngoài ra Việt Nam lần lượt trở thành thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người.

 

Ngay tại Điều 6 (NĐ 117/2011/NĐ-CP). Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân, quy định:

  1. 1.    Phạm nhân phải được giam giữ trong buồng giam theo quy định, khi ra khỏi buồng giam phải có lệnh của Giám thị trại giam. Trước khi phạm nhân vào buồng giam và sau khi mở cửa buồng giam cho phạm nhân ra ngoài, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ được giao trách nhiệm phải điểm danh, kiểm diện. Cán bộ, nhân viên trại giam không có nhiệm vụ và mọi người khác nếu không được phép của Giám thị trại giam không được vào khu vực buồng giam, không được tiếp xúc với phạm nhân. Trại giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt và an toàn, có lực lượng vũ trang bảo vệ, tuần tra, canh gác 24/24 giờ. Các buồng giam phải được xây dựng chắc chắn, có đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh môi trường.

 

  1. 2.    Căn cứ vào số lượng phạm nhân, tính chất tội phạm, mức án, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, đặc điểm nhân thân của phạm nhân và yêu cầu nghiệp vụ, Giám thị trại giam quyết định việc phân loại phạm nhân để tổ chức quản lý, giam giữ và bố trí lực lượng canh gác, bảo vệ, dẫn giải phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, Nghị định này và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    

      Để thực hiện những quy định trên,  nay chúng tôi kiến nghị:

  1. Chuyển giao việc giam giữ tù nhân cho Bộ Tư pháp đảm nhiệm như thông lệ quốc tế mà nước VNDCCH đã từng thực hiện trước năm 1954 để tránh sự thiếu khách quan của Bộ Công an là cơ quan điều tra, kết tội.
  2. Trong thời gian chưa thực hiện việc chuyển giao này, yêu cầu Bộ Công an phải chấn chỉnh ngay các trại giam, nhà tạm giữ, thực hiện nghiêm chế độ giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật.
  3. Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải có chương trình giám sát thường xuyên và đột xuất trại giam, nhà tạm giữ.
  4. Công dân phạm tội là mất đi quyền công dân, nhưng chỉ hạn chế chứ không mất đi quyền con người. Do đó chế độ giam giữ phạm nhân phải đảm bảo quyền con người mà pháp luật đã quy định như quyền được tiếp cận thông tin, quyền được thăm nuôi của gia đình, tổ chức…
  5. Thực hiện nguyên tắc áp dụng Điều luật có lợi cho phạm nhân, theo đó chúng tôi kiến nghị trả tự do ngay cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Vì các bản án cho rằng ông Thức vi phạm Điều 79 Bộ Luật hình sự năm 1999 và ông đã thụ án 9 năm. Nay theo Khoản 3 Điều 109 Bộ Luật Hình sự năm 2015:

“ …3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.” Ông Thức xứng đáng được hưởng khoản 3 này.

  1. Yêu cầu các cơ quan thi hành pháp luật không được cưỡng bức lập trường, quan điểm của tù nhân. Tòa án xử là việc của tòa án, xét xử án tại hồ sơ. Các cơ quan thi hành pháp luật kể cả tòa án không được cưỡng bức tù nhân phải nhận tội hoặc từ bỏ lập trường quan điểm của mình như vụ Trần Huỳnh Duy Thức và các vụ khác. Vừa qua phát hiện nhiều vụ án oan sai là do hành vi cưỡng bức của cơ quan thi hành pháp luật gây ra.
  2. Nhà nước, Chính phủ, Bộ công an, Cơ quan quản lý trại giam phải thực hiện các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là công ước chống tra tấn và  các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người
  3. Yêu cầu chấm dứt ngay chính sách dùng tù nhân trị tù nhân.

*KÝ TÊN XIN GỬI VỀ EMAIL : yeucaucaithienchedolaotu@gmail.com

Ngày 10 tháng12.năm 2018

 

        

        I-CÁC TỔ CHỨC

 

1-    Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng  -  Do ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc sở Tư Pháp TP.HCM làm đại diện

2-    Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Do TS Nguyễn Quang A làm đại diện

3-    Diễn đàn Bauxite Việt Nam – Do GS Phạm Xuân Yêm làm đại diện

 

 

 

II - CÁ NHÂN ;

  1. Võ Văn Thôn – Cựu tù nhân Côn Đảo, nguyên GĐ sở Tư Pháp TP.HCM, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn
  2. Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đảo, CN CLB Lê Hiếu Đằng – Nha Trang
  3. Nguyễn Thu Giang – Nguyên phó giám đốc sở Tư Pháp TP.HCM , thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
  4. Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học- Hà Nội
  5. Nguyễn Huệ Chi – GS Ngữ văn- Hà Nội
  6. Đặng Thị Hảo – TS Văn học – Hà Nội
  7. Hoàng Hưng – Nhà thơ, nhà báo tự do – Sài Gòn
  8. Phan Đắc Lữ – Nhà Thơ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
  9. Hà Sĩ Phu – TS Sinh Học, CLB Phan Tây Hồ – Đà Lạt

10. Kha Lương Ngãi – Nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng , thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

11. Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, nguyên cán bộ bộ Công An – Hà Nội

12. Trần Minh Thảo – Nhà văn – Bảo Lộc, Lâm Đồng

13. Nguyễn Xuân Diện – Tiến sĩ viện Hán Nôm – Hà Nội

14. Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt

15. Đào Tiến Thi – Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nguyên UV BCH Hội ngôn ngữ học Việt Nam – Hà Nội

16. Nguyễn Đình Nguyên – TS Y Khoa – Austalia

17. Trần Đức Quế - Chuyên viên hưu trí Hà Nội
18.  Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên CLB Lê Ghiếu Đằng – Sài Gòn
19.  Tô Lê Sơn – Kỹ sư , thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

20. Lại Thị Ánh Hồng – Nghjệ sĩ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

21. Phan Hoàng Oanh – TS Hóa Học – Sài Gòn

22. Trần Ngọc Sơn – Kỹ sư – Pháp

23. Nguyễn Thanh Hằng – Dược sĩ – Pháp

24. Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp

25. Hồ Ngọc Nhuận – Nhà báo, cựu dân biểu đối lập thời VNCH – Sài Gòn

26. Trần Thế Việt – Nguyên Bí thư thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng

27. Tiêu Dao Bảo Cự - Nhà văn Tự do – Đà Lạt

28. Trần Hữu Quang – PGS-TS Xã Hội Học – Sài Gòn

29. Hà Trọng Tấn – Thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

30. Huỳnh Sơn Phước – Nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ - Hội An

31. André Menras Hồ Cương Quyết- Nhà giáo Việt Pháp – Pháp

32. Mai Thài Lĩnh- Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ - Đà Lạt

33. Thiều Thị Tân – cựu tù nhân chính trị Côn Đảo – Sài Gòn

34. Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

 

                                

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.