Hôm nay,  

Lời mở đầu cho Tinh Tấn 2

14/12/201808:47:00(Xem: 3073)

 

Lời mở đầu cho Tinh Tấn 2

 
blank

Phật Dược Sư - một vị Phật mà hình ảnh từ Thiền Viện Chân Nguyên từng được chúng tôi lưu niệm nay được dùng làm trang bìa của số báo Tinh Tấn thứ hai - đã có 12 đại nguyện với mục đích trợ giúp chúng sanh trên đường tu hành, đạt tới giác ngộ và giải thoát. Từ bấy lâu nay, khi nghĩ đến Đức Phật Dược Sư, cá nhân chúng tôi chỉ hiểu một cách đơn giản rằng Ngài là một vị lương y, luôn cứu giúp những chúng sanh nào bị bệnh tật hiểm nghèo, khó chữa.

Rồi đến khi được đọc 12 đại nguyện của Ngài thì mới thấy ra rằng không chỉ giúp cho chúng sanh - kẻ đã tu cũng như người chưa tu - vượt qua được thân bệnh, Phật Dược Sư còn tạo ra những phương tiện để trợ lực cho một hành giả được mau tiến bước trên con đường học đạo, đạt đạo. Ngài giúp cho thân có đủ ăn, đủ mặc, che chở cho tâm được bình yên, thanh tịnh, không bị ma vương quấy nhiễu, hãm hại. Nói cho gọn, Ngài giúp chúng sanh thoát khỏi tất cả những bệnh khổ - thân cũng như tâm - ở cõi Ta Bà này.

Với sự hiểu biết còn nông cạn đó, chúng tôi xin chú trọng đến đại nguyện thứ 11 của Phật Dược Sư được dùng làm chủ đề cho số báo Tinh Tấn thứ hai: Mang thức ăn đến cho người đói.

Đại nguyện thứ 11 có lẽ đã được Ngài Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán hơn cả ngàn năm trước như sau: “Nguyện ngã lai thế, đắc bồ đề thời, nhược chư hữu tình, cơ khát sở não, vị cầu thực cố, tạo chư ác nghiệp, đắc văn ngã danh, chuyên niệm thọ trì, ngã đương tiên dĩ thượng diệu ẩm thực, bão túc kỳ thân, hậu dĩ pháp vị, tất cảnh an lạc nhi kiến lập chi.”

blank

Và từ tiếng Hán, nhiều các bản tiếng Việt được ra đời trong đó có bản của Hòa Thượng khai sơn chùa Phật Tổ (Long Beach) Thích Thiện Thanh, như sau: “Ta nguyện đời sau, khi chứng Đạo Bồ Đề nếu có hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, nếu nghe danh hiệu ta, chuyên niệm thọ trì, trước hết ta dùng các món ăn ngon ban bố cho họ được no đủ, và sau ta đem giáo pháp nhiệm mầu kiến lập cho họ cảnh giới an lạc hoàn toàn.”



Với chủ đề về ẩm thực, Tinh Tấn Magazine lần này hân hạnh được “khai vị” bằng bài viết Ăn Chay, Ăn Mặn của Thượng Tọa Thích Trí Siêu, một vị du tăng tài cao đức trọng đang mang “pháp thực” đến các đồng hương ở khắp Bắc Mỹ và Tây Âu. Kế đó là bài viết Bốn Loại Thức Ăn của cư sĩ Tuệ Hiền, phiên tả từ một bài giảng của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh.

Trong loạt bài kế tiếp, Tinh Tấn có cơ duyên được tiếp chuyện với ba vị tăng ni đã và đang có những sinh hoạt liên quan đến loại thức ăn “đoàn thực” tại Quận Cam. Thầy Thích Thường Tịnh ở Chùa Phật Tổ đang thực hành hạnh nguyện đưa mọi người đến với đạo qua “các món ăn ngon” (như lời Kinh Dược Sư) do chính thầy chọn nấu mỗi tuần. Ni Sư Thích Nữ Thiền Tuệ ở Chùa Phổ Linh tình nguyện nấu ăn “bằng cả cái tâm” cho các khóa tu và đại lễ. Và Ni Sư Thích Nữ Như Quang ở Chùa Phước Quang, cùng với người em cũng đi tu, đã vất vả nấu ăn để duy trì đường tu của họ.

Kế đó là những bài viết “tư niệm thực” về đạo và đời rất hữu ích, bổ dưỡng, như lời tựa của Ngài Thiền Sư Khippapanno Kim Triệu dành cho cuốn Sống Viên Mãn Kiếp Này của Ngài Thiền Sư Munindra, một “mẹ hiền” mà cũng là một thánh nhân thời nay, như bài của Sư Cô Thích Nữ Huệ Trân, của hai đạo hữu Huỳnh Kim Quang và Đào Văn Bình thân tặng bổn báo.

blank
Phần “thực đơn” của Tinh Tấn kỳ này cũng không thể thiếu các món “tráng miệng” như một bức tranh Phật của cố họa sĩ Võ Đình, bài thơ Gió Thổi Tri Âm của thi sĩ Thái Tú Hạp, thơ đạo trà của Sư Giác Biên, một truyện ngắn của Ni Mộc Nhiên, và đặc biệt là bài Con Sâu Trên Dàn Bầu Của Mẹ của cư sĩ Huyền Trí chan chứa tình thương vô biên cho các loài thú sống chung quanh ta.

Và cũng từ lòng từ bi đó, mong sao cho sự sát sanh được giảm bớt qua việc ăn chay.

Mời quý đạo hữu cùng bước vào thế giới của số báo này.
 

Trân trọng,

Tinh Tấn Magazine
 
.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra đi lúc 6:15 sáng ngày 22 Tháng Giêng
Ngày tôi gặp lại Dung ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, cô giật mình, lùi lại như nhìn thấy một bóng ma. Khuôn mặt cô tái hẳn đi, cặp môi xinh xinh cong lên
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.