Hôm nay,  

Tản mạn về "Con Heo" Trong Ca Dao Việt Nam nhân năm "Hợi"

13/12/201809:31:00(Xem: 9512)

Tản mạn về "Con Heo" Trong Ca Dao Việt Nam nhân năm "Hợi"

 

 

* Lê-Ngọc Châu

 

Lời phi lộ: Bài này đã được phổ biến năm 2007, nhân Tết Đinh Hợi. Thắm thoát 12 năm trôi qua, đúng một giáp. Năm 2019 là Tết Kỷ Hợi, để phù hợp với thời gian người viết hiệu đính đề bài và năm tháng, giới thiệu lại cùng độc giả. Mong hoan hỷ cho mọi sự. Đa tạ (LNC).

                                                                                                                

* * *

 

     Trong khuôn khổ bài này người viết chỉ muốn giới thiệu đến quí độc giả một vài nét đặc thù của dân tộc Việt Nam chúng ta, đó là Ca Dao, đặc biệt những câu ca dao liên quan đến con giáp "Hợi" hay "Heo" nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.

 
blank

                                

     Nhưng Ca Dao là gì? Theo định nghĩa trong Tập "Tục Ngữ, Thành Ngữ Ca Dao và Dân Ca Việt Nam" của cụ Trần Ngọc Ngải, Chicago, Illinois, USA 1997 thì Ca Dao là những câu hát ngắn ghép thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian. Có thể nói Ca dao là văn chương dân gian, rất bình dân và trải qua nhiều thế hệ lịch sử, đã được sinh ra trong những giai đoạn xã hội từ ngàn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay.  Rất ít người biết rõ được ai là tác giả của ca dao, tuy nhiên ca dao ít nhiều cũng đã là vũ khí chống lại những xâm nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại. Vì vậy cũng có thể nói rằng Ca Dao Việt Nam đã góp phần không ít trên phương diện bảo tồn nền văn hóa dân tộc Việt. Những câu ca dao tục ngữ, các lời hò, hát dặm hay những bài vè thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, gia đình, tín ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên v.v...  Do đó, ca dao Việt Nam là một kho tàng vô giá, là nền văn hóa căn bản của dân tộc, làm giàu thêm tiếng Việt, vì thế chúng ta nên cố gắng và trang trọng gìn giữ nó. Cho nên khi nói đến ca dao là chúng ta muốn nói đến niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mình.

 

     Như đã nói ở trên, ca dao tục ngữ thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là xã hội, gia đình và tình yêu. Và xã hội nào cũng vậy, có kẻ giàu người nghèo. Đáng buồn là dân nghèo thì chiếm đa số. Để diễn tả sự chênh lệch của hai giai cấp này, trong đó người ta lấy con "Heo" hay "Lợn" làm biểu tượng cho sự giàu có sung túc qua các lễ hội, đám đình vì thế dân gian Việt đã đặt ra bài ca dao sau đây:

 

"Anh là con trai nhà nghèo

Nàng mà thách thế anh liều anh lo

Cưới em anh nghĩ cũng lo

Con lợn chẳng có, con bò thì không

Tiền gạo chẳng có một đồng

Thiên hạ hàng xứ cũng không đỡ đần

Sớm mai sang hiệu cầm khăn

Cầm được đồng bạc để dành cưới em..."

 

     Cũng có những câu ca dao khen tặng sự khéo léo, chăn nuôi quanh năm hay làm ăn thành công của những gia đình nông dân:

 

"Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn

Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm."

 

Hay: "Giàu lợn nái, lãi gà con"

 

     Nuôi lợn để đem bán là một sinh kế của giới nông dân Việt. Lắm khi chẳng được gì nên từ đó cũng nẩy sinh ra những câu ca dao đùa cợt cảnh mấy bà gánh heo đi rồi lại gánh về:

 

"Ba bà đi bán lợn con

Bán đi chẳng được lon ton chạy về

Ba bà đi bán lợn sề

Bán đi chẳng được chạy về lon ton"

 

     Người đàn bà Á Châu bản tánh vốn đảm đương. Đàn bà Việt Nam xưa nay giỏi trên nhiều phương diện, nhất là lo cho gia đình chồng con. Để diễn tả sự khó nhọc, bổn phận làm vợ và khả năng đa diện của người đàn bà Việt, ca dao có câu:

 

"Đang khi lửa tắt cơm sôi

Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem

Bây giờ lửa đã cháy rồi

Lợn no, con nín, tòm tem thì tòm"

 

     Hoặc để ám chỉ sự giàu có của ai đó:

 

"Cồng cộc bắt cá dưới bàu

Cha mẹ mày giàu, đám giỗ đầu heo"

 

     Cảnh mẹ chồng khắc nghiệt với nàng dâu thời phong kiến và cho đến bây giờ đã làm cho nhiều cuộc tình tan vỡ hay vợ chồng lục đục. Dân Việt chúng ta đã lồng hình ảnh này vào ca dao, tuy nhẹ nhàng nhưng rất phong phú qua lối diễn đạt:

 

"Bố chồng là lông con lợn

Mẹ chồng như tượng mới tô,

Nàng dâu mới về là bồ chịu chửi"

 

     Dân quê Việt Nam hầu hết nhà nào cũng nuôi gia súc, trâu, bò, gà, vịt, heo... Heo, người ta cố nuôi cho mập, hy vọng chúng đẻ nhiều heo con đem bán lấy tiền nuôi dưỡng gia đình con cái. Con heo thường ăn xong nằm trong chuồng nên ca dao đã tả hình ảnh chú lợn như sau:

 

"Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ụt ịt (ủn ỉn) mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Bà (Mẹ) ơi đi chợ mua tôi đồng riềng"

 

     Ai có gia đình con cái đều biết rõ sự khó khăn khi nuôi dưỡng con cái. Cách dạy con trai hay gái thường khác nhau. Đề cập đến phương diện này, ca dao Việt cũng đã diễn tả cảnh nuôi đứa con trai mà không dạy thì cũng giống như nuôi một con lừa. Còn nuôi đứa con gái mà không dạy, thì cũng giống như nuôi một con lợn:

 

"Dưỡng nam bất giáo như dưỡng lư

Dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư"

 

     Nói lên sự thiếu thật thà của con buôn, dân gian cũng có câu:

 

"Treo đầu heo, bán thịt chó."

 

     Lắm khi cha mẹ phải vắng nhà, giao cho con trẻ trông coi. Khi về nhà thì hỡi ơi, nhiều chuyện bất ngờ xảy ra và ca dao Việt đã ví von kể lại chuyện này, nhẹ nhàng nhưng phản ảnh rõ nét sự ngây thơ của trẻ con:

 

"Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà.

Bao nhiêu củ rím củ hà

Để cho con lợn con gà nó ăn."

 

     Nhằm trách khéo những người mẹ nghèo muốn con gái mình lấy chồng giàu nên (ngày xưa) đã ép duyên con và đưa đến những chuyện không may như sau:

 

"Mẹ em tham thúng xôi dền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.

Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ lườm mẹ nguýt mẹ bưng ngay vào

Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng."

 

     Cảnh ép duyên đôi khi mang lại một cuộc sống buồn, không mấy hạnh phúc đối với người đàn bà Việt tại thôn quê nói riêng. Nhiều người đã mượn ca dao để than trách số phận hẩm hiu của mình:

 

"Thân em mười sáu tuổi đầu

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người

Nói ra sợ chị em cười

Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay

Tối về đã mấy năm nay

Buồn riêng thì có, vui rày thì không.

Ngày thời vất vả ngoài đồng

Tối về thời lại nằm không một mình.

Có đêm thức suốt năm canh

Rau heo, cháo chó, loanh quanh đủ trò."

 

     Thay vì nói rõ ra mình muốn gì, ca dao Việt thâm thúy hơn mượn hình ảnh con lợn để diễn tả ý nghĩ thầm kín đó, nên có câu:

 

"Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon"

 

     Cũng có câu ca dao trách khéo sự thiên vị như:

 

"Mèo theo thịt mỡ ồn ào

Cọp tha con lợn thì nào thấy chi!"

 

     Tỏ tình là cả một nghệ thuật, thông thường mấy chàng văn hoa bóng bẩy nhưng cũng có người mượn con lợn làm phương tiện hầu đạt được cứu cánh. Hãy nghe anh chàng ngố tìm cách làm quen, bày tỏ:

 

"Cô kia đi chợ Hà Đông

Để anh kết nghĩa vợ chồng cùng đi

Anh đi chưa biết mua gì

Hay mua con lợn phòng khi cheo làng"

 

     Đặc biệt ca dao cũng là phương tiện để những chàng trai tìm cách tán tỉnh đàn bà, thiếu nữ. Nhiều anh chàng tỏ tình kín đáo, khéo nói:

 

"Tình cờ bắt gặp nàng đây

Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần

May xong anh trả tiền công

Bao giờ lấy chồng anh đỡ vốn cho

Anh giúp một thúng xôi vò

Một con lợn béo một vò rượu tăm...

Anh giúp đôi chiếu em nằm

Đôi chăn em đáp đôi tằm em đeo

Anh giúp quan tám tiền cheo..."

 

     Hoặc than thân trách phận vì không cưới được người yêu giống như cảnh con heo bị chủ bỏ đói để rồi mừng rỡ khi ước mơ thành sự thật:

 

"Yêu nhau chả lấy được nhau

Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già

Bao giờ sum họp một nhà

Con lợn lại béo cau già lại non."

 

     Không những chỉ nhẫn nại thôi mà người đàn bà Việt hy sinh cho chồng con. Lắm khi vì thương chồng phải gánh chịu nhiều cay đắng cho nên ca dao đã để lại những câu:

 

"Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối,

Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan,

Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan

Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười."

 

     Người Việt mình, nhất là nữ giới thường mê tín dị đoan. Tết về hay đi xem bói xin quẻ. Để mỉa mai mấy ông thầy bói dỏm, ca dao Việt không nhân nhượng:

 

"Bói cho một quẻ trong nhà

Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên"

 

     Và để kết thúc bài này, người viết xin nhắc lại vài dữ kiện lịch sử liên quan đến năm Hợi, biểu tượng cho con heo ủn ỉn.

 

     Vào Năm Tân Hợi 1611, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã lấy phần đất của Chiêm Thành lập ra phủ Phú Yên, rồi chia ra làm hai huyện Đồng Xuân và Tuyên Hòa.

 

     Năm Tân Hợi 1851, nhà Nguyễn mở khoa thi hương ở An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định, nên về sau mới có câu:

 

"An Nhơn có tháp Mò O

Có chùa Thập Tháp có đò Trường Thi"

 

     Riêng năm Đinh Hợi (1645) quân nhà Trịnh Tráng đem đại binh sang đánh Quảng Đông thu hồi đất cũ, mấy vùng quân ta từng làm chủ.

 

     Tết năm 2007 là Tết Đinh Hợi, 12 năm trôi qua thật nhanh. Năm 2019 là Tết Kỷ Hợi, không biết việc gì sẽ xảy ra cho quê hương Việt Nam ?. Mặc dầu đồng hương chúng ta (đôi khi vì hoàn cảnh) tuy vẫn hằng mang tâm trạng:

 

"Dù ai buôn bán nơi đâu

Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về "

 

nhưng khi biết rằng tại quê nhà hiện nay người dân vẫn còn sống dưới ách độc tài kềm kẹp của chế độ CSVN nên có rất nhiều người Việt tị nạn cộng sản tuy luôn trăn trở về quê hương, đất nước nhưng cũng đã dằn lòng, vượt qua tình cảm riêng tư chấp nhận kiếp sống lưu vong, ăn Tết tha hương:

 

"Dân ta khổ sở trăm bề

Cộng sản còn đó có về được chăng!"

 

     Ca dao hay tục ngữ truyền khẩu về con "Heo" thì còn rất nhiều nhưng người viết chỉ trích  một số ít ca dao trên đây, rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ gói ghém ý nghĩa sâu sắc của ca dao, có thể nói là căn bản của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

 

*          © Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, tối 12.12.2018)

          (Xuân Đinh Hợi 2007 / XuânKỷ Hợi 2019)

          Tài liệu tham khảo: Phỏng tác theo tài liệu của Hà Phương Hoài

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.