Hôm nay,  

Trương Vĩnh Ký, (1837- 1898) con người đặc biệt của thời người Pháp mới tiến chiếm Việt Nam

10/12/201801:11:00(Xem: 5491)

Trương Vĩnh Ký, (1837- 1898)

con  người đặc biệt

của thời người Pháp mới tiến chiếm Việt Nam.

  

Nguyễn Văn Sâm

(Bài giới thiệu ngắn về tiểu sử của ông Trương, CA Dec 8, 2018)

 
blank
(GHI CHÚ CỦA VB: Bài nói chuyện của GS Nguyễn Văn Sâm trong buổi Hội Thảo và Tưởng Niệm Petrus Trương Vĩnh Ký lúc 10am, Thứ Bảy 8/12 tại Nhật Báo Người Việt, Westminster, California.)

.

Có bạn nào từng viếng cái bia lưu niệm nơi sinh của Trương Vĩnh Ký tiên sinh ở Cái Mơn không? 

Tôi đã đến đó gần 20 năm trước. Bia viết một phần bằng chữ La tinh, một phần bằng chữ Hán được dựng nhân dịp kỷ niệm 100 sinh của một bậc hiền triết Miền Nam mà vua Đồng Khánh gọi một cách rất kính trọng là Nam Trung Ẩn Sĩ Trương Sĩ Tải Tiên Sinh.
 

Mồ côi cha từ khi 5 tuổi. Ông được mẹ cố gắng nuôi cho học chữ Nho với một thầy chữ Nho ở trong vùng, tới năm 9 tuổi thì ông đã thông thuộc nhiều sách Nho. Một người nhớ tới ơn xưa của cha ông mà giúp đỡ và xin cho ông vào đạo. Ông được giới thiệu và giúp việc giảng đạo với cha Long, một linh mục người Pháp. Sự đời đưa đẩy ông gặp LM Hòa, năm 12 tuổi ông được LM Hòa cho ông đi học trường đạo Pin ha lu ở Cao Miên, cũng là để trốn tránh việc bắt đạo. Năm 12 tuổi vì học giỏi ông được cho đi học ở Penang (Mã Lai) học tiếp về triết lý của Thiên chúa giáo... Tại đây ông học và tự học thông thạo nói cũng như viết 21 ngôn ngữ Á Châu và Âu Châu.
 

Năm 1863, lúc mới 26 tuổi, ông được xung vào làm thông ngôn cho phái đoàn Phan Thanh Giản trong chuyến đi sứ sang Pháp để điều đình chuộc lại ba tỉnh Miền Tây.Trong dịp nầy ông giao thiệp và kết bạn với nhiều nhà khoa học và nhà văn lúc bấy giờ như: Littré, Duruy, Renan, Victor hugo, Paul Bert.

Về sau Paul Bert qua làm Toàn Quyền Đông Dương có cử ông ra dạy vua Đồng Khánh về tiếng Pháp cũng là cái gạch nối để triều đình Huế và người Pháp hiểu nhau. Trong thời gian nầy ông có đề nghị Đồng Khánh nhiều điều cải cách, những điều mà ông biết và thấy tận mắt khi ở nước ngoài. Tuy nhiên với với hoàn cảnh đặc biệt của nước nhà trong thời thuộc địa và với một đoàn quan lại cổ hủ, hà lạm những đề nghị nầy không được coi trọng mà lại còn bị dị nghị.
 

Khi Paul Bert mất, ông Petrus Ký thấy rằng đã đến lúc mình phải từ giả triều đình Huế, không nên dính dáng đến hậu trường chánh trị nữa, lui về Nam. Vua Đồng Khánh lưu ông không được mới ban tặng tám món quà để tỏ long tôn trọng, … Thời gian ông làm việc với vua Đồng Khánh là thời gian mà người đời dị nghị nhiều nhứt vì nghi ngờ ông là người thân tín do Paul Pert gởi vô triều đình để dòm ngó Nam triều.
 

Từ khi về Nam, ông thuần túy giữ vai trò của một nhà văn, nhà giáo, nhà văn hóa, nhà báo trong chức vụ giáo sư, người điều hành trường thông ngôn, người sáng lập tờ Gia Định báo, người chủ trương tờ Thông Loại Khóa Trình (sau đổi lại là Sự Loại Thông Khảo). Ông sống một cuộc đời cặm cụi viết và in sách trong hoàn cảnh khó khăn về tài chánh cho đến khi mất 1998, thọ 61 tuổi, để lại một số tác phẩm mà có người kể lại cái tựa không cũng phải mất 30 trang…
 

Trong vài lời phát biểu ngắn ở Cái Mơn hôm đặt bia kỷ niệm 100 năm sinh của ông, ông Pagès, Thống Đốc Nam Kỳ có nói: Lúc sanh tiền ông Petrus Ký chẳng được người ta hiểu mình, nhưng chẳng qua chỉ là số phận chung của những nguời lỗi lạc. Mãi đến ngày hôm nay (6 Dec,  1937) đen trắng mới rõ ràng…


blank

Một người mà khi chết đã lâu còn được nhiều người trọng kính ắt có công nghiệp và đạo đức tốt lành. Sách viết về ông rất nhiều, cuốn đầu tiên là của Đặng Thúc Liêng, một nhà văn viết bằng chữ quốc ngữ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20: Trương Tướng Công Hành Trạng. Sách bằng tiếng Pháp có cuốn của Bouchot, coi ông như một nhà bác học, một bậc ái quốc của Miền Nam. (Un savant et un patriot cochinchine, 1927)
 

Đến năm 1880, Renan một lần nữa đánh giá, lần này là công-trình sử-học: "Trương Vĩnh Ký trình bày cho chúng ta biết một cách tường tận những ý tưởng của người Việt nam về lịch sử của họ. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Giáo trình Lịch sử Annam của ông một tinh thần sáng suốt và một sự vô tư khách quan ít thấy ở những công trình có tính cách Á Đông. Nhiều nước ở Châu Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như cuốn sách của Trương Vĩnh Ký." (trích lại trong quyn sách v ề TVK mi nhứt của Nguyễn Vy Khanh)
 

Học giả Nguyễn Văn Tố trong một bài tiểu sử Trương Vĩnh Ký viết bằng chữ Pháp có nhiều chi tiết đáng quí và những nhận định chính xác: Petrus Ký (1837-1898) (chữ Petrus không có dấu và chữ Ký có đấu đàng hoàng.) khi kết luận cho rằng Cuộc đời của Petrus Ký tóm lại  bằng ba chữ: Khoa học (science), lương tâm (conscience) và khiêm cung (modestie). Người khoa học, người có lương tâm đều dễ kiếm, người người khiêm cung cũng dễ gặp ở đời, nhưng một người gồm đủ ba đức tánh này không dễ gì tìm nhứt là khi người đó được người đời trọng vọng, chỉ cần gật đầu một cái thì giàu sang, quyền thế.
 

Cuối bài tiểu sử ngắn nầy xin hiến quí vị câu chuyện về sự khiêm tốn và nhẫn nhịn của ông, do một người học trò là Jacques Lê Văn Đức kể lại nhân buổi lễ 100 năm ngày sinh của ông ở Chợ Quán trước rất nhiều quan quyền Pháp và Việt. Chuyện nầy có ghi lại trong bản in ngày Thứ Tư 6 Decembre 1937 trên báo Công Luận do ký giả Công Minh viết. (Ông lỡ đạp đồng xu của đứa trẻ đánh đáo tường và bị nó chưởi, ông bỏ đi vẫn bị nó chưởi theo. Ông Đức tức giận vì thầy mình bị xúc phạm đã bạt tai đứa nhỏ và bị thầy rầy: Đi theo thầy phải học theo cách xử sự của thầy ngoài sự học văn chương. Mình đạp đồng xu nó thì phải chịu trách nhiệm. Nó chưởi mình thì cũng được thôi. Cũng nên nói thêm là ông Jacques Lê Văn Đức nói thầy mình ăn mặc sơ sài, quốc phục nên ra đường bị đứa trẻ kia tưởng là người nhà quê ngu dốt nên cà xốc…)­­­­­­­­­­­­
 

Cũng nên nhắc lại hai câu liễn ở cổng trường Petrus Ký: Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt. Âu tây khoa học yếu minh tâm mà vị Giáo sư Hán văn kỳ cựu của trường đề nghị biểu lộ được tinh thần của ông Trương Vĩnh Ký. Tu khắc cốt là phải ghi nhớ trong xương,  Yếu minh tâm là nên khắc ghi vào dạ. Chúng ta đã tâm niệm mình nên đứng trên hai cột trụ quan trọng Khổng Mạnh cương thường và Âu Tây khoa học chưa? Hay chỉ là sống lềnh bềnh suốt đời cho có mặt?



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai Tổng thống Bush và Musharraf đang ngờ, đang chờ, đang nhờ nhau" Sau khi một số Nghị sĩ Cộng Hoà bày tỏ sự hoài nghi về chiến lược Iraq
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.