Hôm nay,  

Ra mắt sách và tưởng niệm cố nhà văn Phùng Nguyễn

21/11/201807:08:00(Xem: 3888)

Ra mắt sách và tưởng niệm cố nhà văn Phùng Nguyễn

 

Trịnh Thanh Thủy

 

Thấm thoát mà cũng 3 năm, nhà văn Phùng Nguyễn đã một đi không trở lại với các văn đàn và cõi nhân sinh đời đời. Những người bạn văn nghệ, gia đình anh và những bạn đọc yêu quý đã tụ hội cùng nhau một ngày cuối tuần để hàn huyên, nhắc nhở đến anh và ra mắt những tác phẩm văn học của anh viết vào những ngày còn tại thế.

 blank

Pic 1. Chân dung Phùng Nguyễn (2010)

 

Vào Chủ Nhật, ngày 11 tháng 11, 2018, phòng hội nhật báo Người Việt là nơi chào đón người tham dự với một không khí thân tình vô cùng ấm áp. Đây là một ước vọng mà từ lâu ban biên tập Tạp Chí Văn Chương Mạng Da Màu cùng người thân của anh mong mỏi được thực hiện nhân dịp tưởng niệm ngày anh mất (17 tháng 11, 2015). Ngoài ra, nhà văn Đặng Thơ Thơ, đại diện ban tổ chức và Da Màu, cho biết thêm mục đích buổi ra mắt sách hôm nay cũng để bày tỏ lòng quý trọng của họ đối với những đóng góp cho văn học và những di sản tinh thần của anh để lại.

 

Phùng Nguyễn vốn là một trong ba sáng lập viên Da Màu, là webmaster, và đã đóng góp nhiều công sức cho trang mạng văn học này từ lúc khởi đầu cho đến khi mất. Sự ra đi đột ngột của anh khiến các hoài bão và nhiều dự định bị gián đoạn. Việc ra mắt hai cuốn sách Tháp Ký Ưc & Bùa Phép ở Đường Bourbon và cuốn Tiểu Luận (của/về) Phùng Nguyễn là do gia đình anh và ban biên tập (BBT) Da Màu cố gắng thực hiện phần nào ý nguyện của anh. Đây cũng là hai tác phẩm đầu tiên đánh dấu việc thành lập nhà xuất bản Da Màu.

 
blank

Pic 2. NV Đặng Thơ Thơ

 blank

Pic 3. NV Đỗ Lê Anh Đào

 blank

Pic 4. NV Trần Doãn Nho

 

Ngoài các diễn giả và ban tổ chức, còn có sự hiện diện của các nhà văn/ nhà thơ Cung Tích Biền, Phạm Phú Minh, Bích Huyền, Thành Tôn, Trúc Chi, Nguyễn Tư Phương, Huy Văn, Lê Ka, Nguyễn Tà Cúc, Huỳnh Minh Lệ, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Thân Trọng Mẫn, Nguyễn Hoàng Nam, Hà Nguyên Du; các hoạ sĩ Trịnh Cung, Rừng, Nguyễn Đình Thuần, Ann Phong, Nguyễn Việt Hùng, Paulina Đàm Thúy Ngọc; và bạn bè trong giới văn nghệ sĩ như Hoà Bình, Y Sa, xướng ngôn viên Mây Lan, ca sĩ Thu Vàng, ca sĩ Vũ Thùy Hạnh; gia đình của nhà văn Phùng Nguyễn, và nhiều bạn hữu khác v..v..

 

Đặng Thơ Thơ và Đỗ Lê Anh Đào đã phát biểu và chia sẻ kỷ niệm đã có với Phùng Nguyễn. Anh Đào là một người viết trẻ tuy mới gia nhập làng văn nhưng đã cùng với “anh Phùng và chị Thơ Thơ” thành lập Da Màu với mục đích chung là tạo nên một diễn đàn đa dạng, có tiếng nói của những người trẻ nói và viết thông thạo hai ngôn ngữ Anh-Việt. “Anh bảo tôi, anh muốn làm nên một diễn đàn chưa có trên mạng, một điểm tụ cho những tiếng nói phong phú, kể cả bất đồng, cần những người trẻ, những người không ở trong bộ tộc, không cùng ca hát một điệp khúc. Anh dùng cái từ tiếng Anh groupthink, chống lại groupthink.”

Đối với Anh Đào, anh Phùng của cô là một người dễ thân, giản dị, chân thành, cương trực và sống hết mình. Anh đã để lại những lời khuyên gây ấn tượng mạnh cho cô về cách đối đầu với những trở ngại trong cuộc sống. Bởi vì những người nỗ lực làm văn chương mạng cũng luôn phải đối đầu với sự bấp bênh và vô định của nó.

 blank

Pic 5. NV Hồ Như

 blank

Pic 6. NV Bùi Vĩnh Phúc

 blank

Pic 7. NV Đinh Từ Bích Thúy

 

Nhà Văn Hồ Như lên phát biểu với chủ đề “Chiếc bóng quá khứ trong các tác phẩm của Phùng Nguyễn”.

Hồ Như lược sơ các tác phẩm và dẫn chứng bài viết của mình với tâm lý của từng nhân vật và đã theo sát chủ đề. Cô kết luận “Quá khứ là một chiếc bóng không thể tách rời trong những sáng tác của anh”. Anh đã bắt đầu viết lách với những chiếc bóng quá khứ của chính mình trong mọi lúc của cuộc sống. Từ thời mới lớn cho đến khi vào đời, anh đã đi qua các chặng đường lịch sử của chiến tranh và chiến bại, trải qua các mất mát, rồi định cư ở Hoa Kỳ. Chiếc bóng quá khứ hiện diện trong quá trình xây dựng những nhân vật chính trong truyện. Họ tuy cố quay lưng và chống chọi để thoát ra nỗi ám ảnh của quá khứ để vươn ra hiện tại và tương lai, nhưng chúng vẫn đeo bám không rời.

 

Nhà văn Trần Doãn Nho đến từ Dallas, Texas là diễn giả kế tiếp đã phân loại những tác phẩm của Phùng Nguyễn dưới hai hình thức,

– Truyện “Hư cấu truyền thống” như các tác phẩm “Tháp Ký Ức, “Đêm Oakland. Câu hỏi”, “Chim gáy sau vườn”, “Tuổi thơ”, “Bóng phượng”, “Rich”, “Bắt hến trên hồ Isabella”.

– Truyện “Hư cấu hậu hiện đại” hay “Siêu hư cấu” (metafiction) như “Giường và điểm tâm”, “Cabin”, “Văn sĩ ngại ngần”, “Dựng truyện”, “Bùa phép ở đường Bourbon”.

– Ngoài ra là một số truyện pha trộn giữa hai hình thức nói trên, như “Nhà văn”, “Dựng truyện”, “Cựu chiến binh, nhà thơ”…

Ông nhận xét “Truyện ngắn của PN, nói chung, có phong cách Tây phương, trẻ, mới. Có lẽ vì anh chịu ảnh hưởng của văn chương Hoa Kỳ mà anh tiếp thu khi sinh sống ở đây. Đây là điều khá lạ. Vì anh thuộc loại lớn tuổi, (chỉ thua tôi 5 tuổi), sàng sàng với thế hệ của tôi, lại viết muộn. Thế mà văn chương anh khác xa với thế hệ tôi. Cấu trúc mới, giọng văn mới và nhân vật cũng mới.

Còn trong các bài tiểu luận, chính luận, Phùng Nguyễn xuất hiện bằng một khuôn mặt khác: chuyên nghiệp, khách quan, sử dụng nguồn tài liệu một cách có phương pháp. Anh vận dụng tất cả tính cách của một nhà lý luận để bênh vực cho quan điểm của mình, không dùng cảm tính. Các đề tài của anh hầu hết là đề tài “động”, không phải là “tĩnh”, xuất phát từ những sự kiện xã hội và văn học nóng hổi.”

 

Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc lại đưa ra một cách nhìn khác, ông đã phân tích các Truyện & Tiểu luận của Phùng Nguyễn qua cái nhìn Thi pháp học văn hoá thật tinh tế và sắc bén.

Trước hết ông đã nói đến sự dấn thân, đóng góp tài năng và thiện chí của Phùng Nguyễn vào văn học Việt hải ngoại. Những điều đó giúp cho sự mở rộng và phát triển của dòng văn học Việt ngoài nước trong thời đại digital. Điều này không những có tính cách toàn cầu hoá mà còn khiến cho dòng văn học ấy mạnh mẽ hơn. Qua vai trò của một người cầm bút, viết cả truyện và tiểu luận, đồng thời, qua vai trò là một người đồng xây dựng, quản lý và phát triển diễn đàn văn học Da Màu, PN và Da Màu đã giới thiệu được nhiều tài năng trong sinh hoạt văn học và văn hoá của người Việt nói chung, hải ngoại nói riêng.

BVP triển khai thêm. Đời sống là một văn bản, và các hiện tượng khác nhau của đời sống cũng là các văn bản. Tác phẩm của PN cũng là những văn bản phản chiếu đời sống. Những văn bản ấy có gắn bó mật thiết với những vấn đề của thời đại. Nó được sinh ra trong môi trường văn hoá của thời đại, nó được uốn nắn bởi chính cái văn hoá mà từ đó nó được sản sinh, và ngược lại, đến lượt nó, nó cũng uốn nắn, ảnh hưởng ngược trở lại chính cái văn hoá đó.

Đó là những tiểu luận, những trang hồi ức, truyện kể, đời sống, tư duy mang nhiều trăn trở, day dứt. Theo nhà phê bình BVP, Phùng Nguyễn cũng đã có những nỗ lực đào sâu, tìm hiểu và khám phá bản chất và sự sống của ngôn ngữ. Điều ấy thể hiện rõ trong một số sáng tác sau này của anh. Anh đào xới, lật tung ngôn ngữ như những thửa cày văn chương. Để tìm kiếm ở đó những khả thể của sự sống mới, những mầm rễ mới.

 
blank

Pic 8. Bạn bè, từ trái qua phải:  LĐNLang, Trịnh Cung, Văn Công Mỹ , Guest, Mây Lan, NTư Phương, Hồ Như, Huỳnh Minh Lệ, Cung Tích Biền, ĐThơ Thơ, BVPhúc.

 blank

Pic 9. Góc trái, Bà quả phụ PN, Phạm Vương Quỳnh Loan.

 

Phần nói chuyện của nhà văn Đinh Từ Bích Thúy qua một vài tác phẩm hầu như cô tóm lược được những hoạt động văn học tiêu biểu của PN qua các giai đoạn với Da Màu. Cô kể đến ý tưởng anh hợp tác với các cây bút trẻ và chọn con đường đi cùng những người viết sinh sau anh một, hai, ba thập kỷ. Thời điểm Da Màu ra đời vào tháng 8 năm 2006 là thời điểm mà những tiến bộ về kỹ thuật và thông tin đã giúp họ có cơ hội thực hành những dự án có tính cách khảo sát và phục hồi quá khứ của miền Nam Việt Nam. Thời điểm đó cũng thích hợp để tạo ra những diễn đàn để thảo luận những vấn đề liên hệ đến lịch sử, chiến tranh, chính trị, sự kiểm duyệt và đàn áp của chính trị trên nghệ thuật, giới tính, văn hóa, tôn giáo và màu da.

Bích Thúy nói về dự án quan trọng nhất của Phùng Nguyễn là kệ sách. Cô cũng không quên nhắc đến lương tâm và ý thức trách nhiệm nơi Phùng Nguyễn. Là một người cầm bút, anh khó khăn với chính anh, và ngay cả với những tiền bối của anh, bất kể là người viết văn trong nước hay ngoài nước, vì anh tôn trọng trách nhiệm độc lập và công bình của người viết, qua vai trò một nhân chứng sáng suốt. Trách nhiệm này chính là “đạo luật vàng” của một người viết xứng đáng được gọi là nhà văn. Đối với anh, điều mà mỗi một người viết—được coi là người trí thức—làm, hoặc không làm, không chỉ ảnh hưởng lên chính mỗi cá nhân của họ mà còn đến nhiều tập thể khác. Anh đã than rằng nhiều người viết đã coi nhẹ hoặc lạm dụng trách nhiệm văn học của họ, thay vì nghĩ đến vai trò có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng này.

 blankPic 10. Tranh vẽ Phùng Nguyễn và Tháp Ký Ức do Pauline Đàm Thúy Ngọc vẽ

 

Sau phần nói chuyện của các diễn giả là phần chia sẻ cảm nghĩ và kỷ niệm của các bạn hữu. Nhà văn Phạm Phú Minh chủ trương Diễn Đàn Thế Kỷ, Trịnh Thanh Thủy và Trúc Chi đã nói về những kỷ niệm đã có cùng anh trong quá khứ. Hai người bạn văn ở xa của Phùng Nguyễn cũng đã gửi bài viết về nhờ ban biên tập đọc: Đỗ Lê Anh Đào đọc một bài thơ của Nguyễn Đức Tùng và Đặng Thơ Thơ đọc một bài viết của Trần Mộng Tú. Sau đó Đặng Thơ Thơ mời một người “đã để lại dấu ấn sâu đậm lên đời sống và văn chương Phùng Nguyễn”, đó là Phạm Vương Quỳnh Loan, người bạn đời của anh, lên phát biểu. Để  kết thúc chương trình, năm thành viên trong ban biên tập Da Màu cùng lên cám ơn và chào tạm biệt các quan khách tham dự.

Cùng trong buổi ra mắt sách, có nhiếp ảnh của Lê Mộng Hà và tranh của Paulina Đàm Thúy Ngọc được trưng bày để quan khách thưởng lãm.

Trịnh Thanh Thủy tường thuật

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.