Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lá Cờ Xui Xẻo

19/11/201806:46:00(Xem: 5421)

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lá Cờ Xui Xẻo

 
blank

Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.

Mai Tú Ân
 

Chị Phương Anh (nhà xuất bản Quê Mẹ) và chị Trương Anh Thụy (nxb Cành Nam) cùng vài ông anh khác – Võ Thắng Tiết, Uyên Thao, Trần Phong Vũ, Huy Phương – đều đã có lúc khuyến khích tôi “ra” một cuốn sách, cho nó ... giống với mọi người. Tôi lắc đầu quầy quậy trước sự ân cần và tử tế của qúi anh/qúi chị vì sợ lỡ có tác phẩm, rồi bị trao giải Nobel (về văn học) là hư bột/hư đường ráo trọi.
 

Lập thân tối hạ thị văn chương! Tôi tin rằng mình có thừa khả năng để có thể “lập thân” trong rất nhiều lãnh vực khác, ngon lành và bảnh bao hơn nhiều! Ngoài việc tìm hiểu (để giải trí) Vũ Trụ Học và Thiên Văn Học, tôi dành hết đời mình để cặm cụi nghiên cứu về nguyên nhân nghèo đói của những nước ở Đông Nam Á. Tài liệu, nay, đã chất thành từng núi. Chỉ cần sắp xếp, ghi chép lại, rồi cho trình làng xong là tôi tin (chắc) rằng mình sẽ ẵm cái giải Nobel về kinh tế.
 

Niềm tin này – tiếc thay – vừa hơi bị lung lay, sau khi tôi (tình cờ) đọc được một cái stt trên FB của bạn Tư Sài Gòn:

“Trong một thời gian dài mình quan sát, mình thấy cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt, mình cứ suy nghĩ hoài, ko hiểu sao lại như vậy, hay tại ổng ám quẻ ko thể làm ăn được(?!) Như VN mình cũng vậy, nghèo có số má trên thế giới, hay tại để cái lăng giữa thủ đô nó ám ?!”

Ah, đù! Thiệt là hậu sinh khả úy. Hoá ra cái “công trình nghiên cứu trọn đời” của tôi còn thiếu hẳn một cái “mảng” quan trọng là ... khoa phong thủy. Ai mà dè VN nhất định không chịu, hay không thể, phát triển chỉ  vì bị “cái lăng giữa thủ đô nó ám” như thế – hả Trời. Vậy mà suốt mấy chục năm ròng, tôi cứ cố đi tìm “nguyên nhân” ở mãi tận đâu đâu.
 

Về mặt này, mặt feng shui, tôi nhận là mình có khiếm khuyết nhưng về nhận xét khác của Tư Sài Gòn (“cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt”) thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Giữa năm 2016, báo chí quốc doanh đều đồng loạt loan tin: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng ảnh Bác Hồ kính yêu cho các các thiếu nhi... Các em là đại diện trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo và đạt thành tích cao trong học tập cũng như các lĩnh vực năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật…”
 

Cuối năm nay, vào ngày 5 tháng 11, trang mạng của Bộ Thông Tin & Truyền Thông lại hớn hở cho hay là một cậu học sinh nghèo vừa được Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước vinh danh và tặng ảnh Bác Hồ.” Thấy chưa? Rõ ràng: không phải “cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt” mà vì “nhà nghèo mạt” nên mới hay có tấm ảnh (thổ tả) này thôi.
 

Thời Đại Thông Tin giúp nhiều người dân Việt biết được rằng (té ra) Chủ Tịch Hồ Chí Minh và tác giả Trần Dân Tiên là một. Từ đó, Bác mỗi lúc một thêm xuống (giá) nên không còn “trụ” được ở Thủ Đô hay ở thành phố – như xưa – nữa. Bỏ thì thương, vương thì tội, Nhà Nước bèn đem hình ảnh của Người làm quà tặng cho trẻ em và người già ở vùng xa (vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo) nơi mà ít ai có được cơ hội nhìn thấy cái phóng ảnh lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của chàng trai Nguyễn Tất Thành.

Bác xuống thê thảm, đã đành; điều khó đành lòng hơn là ngay cả đến lá cờ đỏ mà chính tay Người mang về từ Phúc Kiến và ký sắc lệnh (vào ngày 5 tháng 9 năm 1945) để hoá nó thành quốc kỳ – rồi – cũng bị dè bỉu, chê bai hay chế riễu từ trong ra ngoài.

 

Ngày 16 tháng 12 năm 2016, người dân An Giang lớn tiếng phản đối việc CA tự tiện treo cờ đỏ trước nhà của họ rồi thản nhiên dùng dao cắt đứt dây cờ. Cùng vào thời điểm này, hội đồng thành phố Westminster và San Jose – hai địa phương có đông đảo người Việt ngụ cư trên đất Mỹ – đều đồng thuận (với tỉ số tuyệt đối) thông qua lệnh cấm treo lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam, vì “lá cờ này trong quá khứ và đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng cho một nền độc tài chuyên chế.”
 

Nhà báo Mai Tú Ân  nhận xét là “lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.”
 

Mà phải công nhận là lá cờ này xui thiệt, và xui lắm. Nó khiến cho VN chuyên “cầm cờ đỏ” trong mọi lãnh vực. Theo World's Worthless Fiat Currency List, xứ sở này là một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới. Còn theo Good Country Index (Chỉ Số Tử Tế Quốc Gia) năm 2017 thì VN bị xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra! Chỉ số này dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, trong  7 lĩnh vực: khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, y tế sức khỏe.

 

Ngược lại, theo NOW (Campaign For The Release of Prisoners of Conscience in Vietnam) Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người hoạt động bị giam cầm, chỉ sau Myanmar. Xứ sở này hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong điều kiện tương tự, tăng hơn 80 người so với con số 165 vào tháng 11 năm 2017... Trong chín tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, và kết án 33 người hoạt động với tổng cộng mức án 225.5 năm tù và 56 năm quản chế.

blank

Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Theo tôi khung hình phạt này hơi bị nhẹ. Án tù nên tăng lên đến 30 năm để ai cũng ý thức được rằng lá cờ đỏ sao vàng của ĐCSVN xui thiệt, và xui lắm, mọi người không nên đụng chạm hay dây dưa với nó làm gì. Bẩn tay!


   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra đi lúc 6:15 sáng ngày 22 Tháng Giêng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.